Phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở Đảng bộ Thuận Châu

Cho đến nay, phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở Đảng bộ huyện Thuận Châu đã đi vào nền nếp và phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh và tăng cường đoàn kết, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, chính quyền các cấp.

      Cán bộ Trạm Khuyến nông Thuận Châu kiểm tra mô hình nhãn ghép chín muộn ở xã Phổng  Lái.                

                        

Theo đánh giá của Huyện ủy Thuận Châu: Phong trào thi đua “Dân Vận khéo”, được cấp ủy Đảng quan tâm, nhân dân đồng tình ủng hộ. Đã có nhiều mô hình tiêu biểu của tập thể và cá nhân trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; làm đổi thay diện mạo trên nhiều lĩnh vực đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân; kết cấu hạ tầng có nhiều tiến bộ, giao thông thuận lợi, vệ sinh môi trường, cảnh quan làng, xã xanh, sạch, đẹp... hệ thống chính trị không ngừng được củng cố và ngày càng trong sạch, vững mạnh... Có được điều đó, trước hết, Đảng bộ Thuận Châu đã vận dụng sáng tạo và gắn kết chặt chẽ giữa phong trào “Dân vận khéo” với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Chỉ thị số 25 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Nêu cao trách nhiệm và chấn chỉnh tác phong của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức”, đã tạo sự chuyển biến quan trọng về đạo đức, phong cách, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên trước nhiệm vụ được giao. Đồng thời, quy tụ được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh. Nổi bật là 70 mô hình dân vận khéo được triển khai gắn kết chặt chẽ với các phong trào thi đua của từng ngành, từng cấp, từng tổ chức đoàn thể. Qua đó, phát huy được tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng miền và tạo ra sự chuyển biến tích cực có tính toàn diện: kinh tế phát triển, mức tăng trưởng bình quân hằng năm đạt khá; bản sắc văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy; hệ thống giáo dục được nâng cấp, mở rộng, chất lượng dạy và học được nâng cao; thế trận quốc phòng toàn dân nhất là “Thế trận lòng dân” được xây dựng vững mạnh, thế trận an ninh nhân dân vững chắc; hệ thống chính trị được củng cố và ngày càng trong sạch, vững mạnh; quy chế dân chủ được phát huy, các thủ tục hành chính được đổi mới. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phong trào “Dân vận khéo” ở Đảng bộ Thuận Châu còn bộc lộ những hạn chế: Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ đảng viên về công tác dân vận chưa đúng mức; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện phong trào “Dân vận khéo” ở một số địa phương, đơn vị chưa sâu rộng dẫn đến đăng ký mô hình nhưng không triển khai... Nguyên nhân chính là một số cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện; năng lực của đội ngũ cán bộ, nhất là ở các xã, bản vùng sâu, vùng xa, vùng cao còn hạn chế; công tác kiểm tra, giám sát còn chưa thường xuyên...

Từ thực tiễn triển khai và thực hiện phong trào “Dân vận khéo” ở Đảng bộ huyện Thuận Châu rút ra những vấn đề cơ bản: Trước hết, việc triển khai phong trào “Dân vận khéo” phải được thực hiện một cách đồng bộ và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể quần chúng. Qua đó, tạo sự thống nhất trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện từ huyện đến cơ sở; từ cán bộ, đảng viên đến quần chúng nhân dân. Trong quá trình triển khai phải kết hợp hài hòa giữa phong trào “Dân vận khéo” với các cuộc vận động, các phong trào thi đua của các cấp, các ngành, các đoàn thể, như: cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào: “Xây dựng nông thôn mới”, “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”...Vấn đề cần quan tâm nữa là việc xây dựng mô hình “Dân vận khéo” phải được triển khai thường xuyên, liên tục trong công tác dân vận của Đảng, hằng năm có sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và coi phong trào “Dân vận khéo” là một tiêu chí đánh giá hằng năm đối với tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể thông qua phân loại, nhận xét và xét thi đua. Các mô hình có tính điển hình, mang lại hiệu quả cao cần được nhân rộng, thậm chí cần được đầu tư để tạo sức lan tỏa rộng khắp, trên cơ sở kết quả được kiểm nghiệm, cấp ủy các địa phương cần tổ chức học tập, rút kinh nghiệm và tìm biện pháp tích cực áp dụng vào thực tiễn của địa phương... 

Nguyễn Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nà Mường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Nà Mường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Đến xã Nà Mường, huyện Mộc Châu, chúng tôi ấn tượng với những vườn bưởi, cam trĩu quả, diện tích trồng rau màu tươi tốt. Đây là thành quả của người nông dân trong đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đem lại giá trị, tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
  • 'Nhân rộng, lan tỏa các điển hình tiên tiến

    Nhân rộng, lan tỏa các điển hình tiên tiến

    Xã hội -
    Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
  • 'Yên Châu chú trọng phát triển đảng viên các xã biên giới

    Yên Châu chú trọng phát triển đảng viên các xã biên giới

    Xây dựng Đảng -
    Yên Châu có 4 xã biên giới, gồm: Chiềng On, Phiêng Khoài, Chiềng Tương và Lóng Phiêng. Thời gian qua, với sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, công tác bồi dưỡng, phát triển đảng viên tại các xã biên giới đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
  • 'Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025 (Chương trình 1719), đã từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giúp các địa phương hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
  • 'Chuyển biến trong thi hành án dân sự ở Mường La

    Chuyển biến trong thi hành án dân sự ở Mường La

    Xã hội -
    Thời gian qua, hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mường La có nhiều chuyển biến tích cực, luôn hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ giao. Số vụ việc có điều kiện thi hành án cơ bản được giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật, bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân.
  • 'Giao xe cho con chưa đủ tuổi, cha mẹ dễ vướng vòng lao lý

    Giao xe cho con chưa đủ tuổi, cha mẹ dễ vướng vòng lao lý

    Pháp luật -
    Một thực trạng đáng báo động hiện đang diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước, đó là việc không ít bậc phụ huynh đã mua xe, giao xe mô-tô, xe gắn máy cho con em mình, dù các em chưa đủ điều kiện để điều khiển phương tiện. Điều này đã gây ra những hệ lụy đau lòng, không chỉ ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác mà còn ảnh hưởng chính đến người điều khiển phương tiện, khiến các bậc phụ huynh có thể vướng vào vòng lao lý bởi sự thiếu hiểu biết pháp luật của mình.