Phát huy truyền thống cách mạng, tự hào viết tiếp tương lai

Trong giá lạnh thấu xương của núi rừng Tây Bắc cách đây 83 năm, tại Nhà tù Sơn La, nơi được mệnh danh là “địa ngục trần gian”, dưới gông cùm đày đọa của kẻ thù, những người tù Cộng sản bằng ý chí, nghị lực và niềm tin sắt đá vào ngày mai tươi sáng đã quyết tâm và làm nên điều vô cùng lớn lao và ý nghĩa, vượt ra khỏi sự kiểm soát của kẻ thù đế quốc, thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản vào tháng 12/1939.

Trung tâm thành phố Sơn La hôm nay.

Ánh sáng của Đảng soi đường, dẫn lối

Chi bộ Nhà tù Sơn La là chi bộ được thành lập sớm nhất trên địa bàn Tây Bắc nói chung, Sơn La nói riêng, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tù chính trị tại Nhà tù Sơn La lúc bấy giờ, khẳng định sự phát triển lớn mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam đã vượt qua mọi gông cùm, tra tấn của kẻ thù. Chi bộ Nhà tù Sơn La ra đời đã tạo ra bước ngoặt lịch sử đối với sự phát triển phong trào đấu tranh giành tự do, độc lập của nhân dân các dân tộc Sơn La. Từ đây, ánh sáng của Đảng lan tỏa, soi đường cho phong trào cách mạng phát triển rộng khắp ở Sơn La, góp phần cùng cả nước lập nên những thắng lợi vẻ vang trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ căn cứ lịch sử sống động, đặc biệt ý nghĩa và thể theo nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU, lấy ngày 26/12/1939 là Ngày truyền thống Đảng bộ tỉnh Sơn La.

Từ chi bộ đầu tiên ấy, trải qua 83 năm vượt qua khó khăn, thử thách, tổ chức đảng và đảng viên của Đảng bộ không ngừng lớn mạnh, trưởng thành. Đảng bộ tỉnh hiện có 17 đảng bộ trực thuộc, 610 tổ chức cơ sở đảng (356 đảng bộ, 254 chi bộ), 4.396 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, với hơn 90.000 đảng viên. Kế thừa, phát huy kết quả đạt được trong hơn 8 thập niên qua, trải qua 15 kỳ đại hội, mỗi giai đoạn Đảng bộ tỉnh đề ra những mục tiêu, giải pháp để lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng tỉnh Sơn La ngày càng phát triển.

Nhiệm kỳ 2020-2025, với quyết tâm xây dựng tỉnh Sơn La trở thành tỉnh phát triển nhanh, xanh và bền vững, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành 9 Đề án, 8 Nghị quyết, 1 Kết luận để cụ thể hóa triển khai thực hiện 9 nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, về: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở; đẩy mạnh cải cách hành chính; bảo đảm quốc phòng, an ninh; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; phát triển công nghiệp chế biến nông sản; thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh; phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản; phát triển nguồn nhân lực; phát triển du lịch.

Hội thảo “Sơn La với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở”.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành 8 Nghị quyết, 2 Kết luận, tập trung vào các nội dung: Xây dựng và phát triển huyện Mộc Châu trở thành thị xã vào năm 2025; xây dựng huyện Quỳnh Nhai đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; chuyển đổi số tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy giai đoạn 2021-2025; phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, HTX tỉnh Sơn La, giai đoạn 2021-2025; đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025; xây dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; phát triển thành phố Sơn La theo định hướng đô thị loại I và phát triển xanh, nhanh, bền vững; đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng. Trong năm 2022, tỉnh đã tổ chức đánh giá kết quả 1 năm thực hiện đối với các đề án, nghị quyết để đôn đốc việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

Tự hào viết tiếp tương lai

Phát huy truyền thống Sơn La Anh hùng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, quyết liệt của Đảng bộ tỉnh, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, tỉnh Sơn La đã vượt lên mọi khó khăn, thách thức, giành được những thành quả to lớn về mọi mặt. Nổi bật, trong năm 2022, tỉnh Sơn La có 27/28 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 8,71% so với cùng kỳ năm trước.

Cơ cấu các ngành kinh tế có sự chuyển biến tích cực, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, với tư duy đổi mới sản xuất theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp bảo đảm tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ và sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với liên kết sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Toàn tỉnh hiện có hơn 83 nghìn ha cây ăn quả, trên 87 ngàn ha cây công nghiệp với 24 sản phẩm nông sản được cấp văn bằng bảo hộ, 250 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn;109 sản phẩm OCOP... đã khẳng định vị thế của Sơn La trên bản đồ nông nghiệp cả nước.

Ca sản xuất của công nhân Nhà máy may Phù Yên.

Cùng với đó, sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng khá, vượt kế hoạch đề ra và tăng 22,45% so với cùng kỳ năm trước. Công tác thu hút đầu tư được quan tâm, đặc biệt đã thu hút được các nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản... Toàn tỉnh có 17 nhà máy, 543 cơ sở chế biến nông sản hoạt động hiệu quả, đóng vai trò là “trụ đỡ” của sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản.

Các hoạt động thương mại, du lịch phục hồi mạnh mẽ. Tỉnh tổ chức, tham gia nhiều sự kiện xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, khai trương sàn giao dịch và truy xuất nguồn gốc nông sản tỉnh Sơn La, kết nối 20.000 hộ nông dân tham gia sàn thương mại điện tử. Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2022 ước đạt 27.000 tỷ đồng, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước; giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu ước đạt 174,8 triệu USD, tăng 0,46% so với kế hoạch. Tổng lượng khách đến Sơn La trong năm 2022 ước đạt 3,2 triệu lượt người (bằng 3,51 lần so với năm 2021); doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 2.800 tỷ đồng (bằng 3,29 lần so với năm 2021). Mộc Châu được đón nhận giải thưởng du lịch Điểm đến thiên nhiên  hàng đầu Châu Á và thế giới năm 2022, cùng với hàng loạt dự án được khởi công và đi vào hoạt động trên địa bàn tỉnh, hứa hẹn những bước đột phá trong phát triển du lịch của tỉnh những năm tới.

Vùng trồng cây ăn quả chất lượng cao tại huyện Mai Sơn.

Văn hóa, xã hội phát triển, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân được cải thiện. Quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện với các tỉnh Bắc Lào tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển toàn diện. Đồng thời, duy trì quan hệ hợp tác với hơn 20 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam và khoảng 100 tổ chức quốc tế.

Đặc biệt, trong chuyến công tác tại tỉnh cuối tháng 5/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh: Sơn La là tỉnh có điều kiện thiên nhiên, con người, văn hóa - lịch sử tương đối thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh. Sơn La có thiên nhiên hùng vĩ, xứ sở của núi rừng, thảo nguyên; có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, truyền thống cách mạng hào hùng, nền văn hóa đậm đà bản sắc Tây Bắc, truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc, người dân yêu nước, một lòng đi theo Đảng, tin tưởng vào đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Sơn La tích cực triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và cụ thể hóa bằng các đề án, nghị quyết trên các lĩnh vực.

Thủ tướng Chính phủ cũng bày tỏ trăn trở đối với Sơn La khi hạ tầng cơ sở còn khó khăn, nhất là hệ thống giao thông việc liên kết giữa các vùng; phát triển chưa đồng bộ, tương xứng với tiềm năng lợi thế của tỉnh. Việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế; đời sống một bộ phận đồng bào còn khó khăn, thu nhập bình quân đầu người còn chưa cao... Thủ tướng đề nghị tỉnh Sơn La phân tích rõ nguyên nhân để có những giải pháp khắc phục hiệu quả, bền vững; tỉnh cần mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn; “Tư tưởng phải thông, suy nghĩ phải kỹ, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, có trọng tâm trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó”; tích cực huy động sức mạnh của nhân dân, doanh nghiệp tăng nguồn lực đầu tư cho phát triển; phối hợp với các bộ, ngành Trung ương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc...

Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho tỉnh đầu tư Đoạn tuyến đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu; nâng cấp Cảng hàng không Nà Sản; mở rộng, nâng cấp công suất nhà máy Thủy điện Sơn La; xây dựng và thực hiện Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ các-bon rừng; triển khai thực hiện Khu du lịch quốc gia Mộc Châu...  Đây chính là những động lực quan trọng, tạo đà cho Sơn La phát triển

Phát huy truyền thống 83 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Sơn La thêm niềm tin sắt son, nguyện một lòng theo Đảng, Bác Hồ kính yêu, đoàn kết, năng động, sáng tạo, phát huy ý chí tự lực tự cường và khát vọng xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh và bền vững, góp phần phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Việt Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    An ninh trật tự -
    Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm ngay từ cơ sở, Công an xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tăng cường tuyên truyền pháp luật, phối hợp tuần tra, kiểm soát tại các khu vực có nguy cơ cao về tội phạm, củng cố các nhóm liên gia tự quản, tổ an ninh trật tự tại các bản.
  • 'Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Khoa Giáo -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, các trường học trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực thực hiện phong trào xây dựng “Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • 'Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Xã hội -
    Xã Huổi Một là một trong những xã khó khăn huyện Sông Mã. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, vươn lên thoát nghèo.
  • 'Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Du lịch -
    Mộc Châu là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, khai thác lợi thế đó, huyện Mộc Châu quan tâm, khuyến khích phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Có Nàng, xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay nơi đây. Những con đường bê tông mới, những ngôi nhà kiên cố, khang trang ngày một nhiều hơn, dịch vụ, hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đặc biệt, tuyến đường vào bản được chiếu sáng bởi hai hàng bóng điện năng lượng mặt trời, như tiếp thêm động lực cho bản vùng cao ngày một phát triển.
  • 'Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Xã hội -
    Quan tâm xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, huyện Yên Châu chú trọng công tác bảo vệ, ngăn chặn tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, đảm bảo các em được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
  • 'Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Theo giới thiệu của ông Đỗ Quốc Hưng, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai, chúng tôi về xã Nậm Lầu, là xã có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế và cũng là một trong những xã có diện tích rừng lớn của huyện Thuận Châu. Những năm qua, chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, tập trung bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ, phát triển rừng sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo điều kiện cho nhân dân có thêm sinh kế, thu nhập từ nghề rừng.
  • 'Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Xã hội -
    Cuối tháng 11, chúng tôi có dịp trở lại xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên. Nằm ở độ cao trên 1.600 m so với mực nước biển, nên mùa đông nơi đây lạnh cắt da, cắt thịt. Xã có 4 bản, 574 hộ, trên 3.500 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.