Khi nghị quyết đi vào cuộc sống

5 năm qua, thực hiện nghị quyết HĐND huyện khóa XIX, nhiệm kỳ 2011-2016, huyện Phù Yên đã triển khai hiệu quả nhiều chương trình, kế hoạch trên các lĩnh vực, góp phần làm thay đổi diện mạo của một huyện nghèo theo Nghị quyết 30a.

 

Dây chuyền sản xuất gạch của Nhà máy Gạch tuynel Phù Yên.

 

Trong đó, đổi mới rõ nhất là hệ thống kết cấu hạ tầng tại địa bàn huyện đã và đang được đầu tư nhanh với hiệu quả thiết thực từ huyện đến các cơ sở. Cùng với nhiều dự án mang lại lợi ích cho người dân và dần hình thành những cụm công nghiệp với quy mô lớn, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn. Qua đó, góp phần ổn định được đời sống của người dân và thúc đẩy KT-XH trên địa bàn phát triển...

5 năm trở về trước, nếu ai đã từng đến với huyện Phù Yên và hôm nay trở lại sẽ không khỏi ngạc nhiên về sự đổi thay nơi đây. Bởi lẽ, trước đó, câu chuyện xây dựng các cụm công nghiệp để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là một vấn đề khá mới mẻ và được bàn thảo nhiều trong các cuộc họp của huyện. Với quyết tâm cao, HĐND huyện khóa XIX đã bám sát nghị quyết và chương trình hành động của HĐND tỉnh để đưa vấn đề này ra thảo luận và nhận được sự đồng thuận, nhất trí của các đại biểu, nghị quyết về việc xây dựng các cụm công nghiệp gắn với tạo việc làm cho lao động nông thôn đã được xây dựng và ban hành. Thực tế khi đó cho thấy: Huyện Phù Yên có một nguồn lao động dồi dào và một quỹ đất thuận lợi cho việc xây dựng các cụm công nghiệp. Cùng với đó, hàng năm, sau vụ lúa người dân thường kéo nhau ra ngoài huyện, ngoài tỉnh để tìm kiếm việc làm. Có nhiều gia đình cả 2 vợ chồng phải để con ở nhà hàng năm trời để làm việc tại các khu công nghiệp ngoài tỉnh. Tuy nhiên, nhiều lao động sau bao năm làm việc tại các khu công nghiệp ngoài tỉnh cũng không dành dụm được bao nhiêu, bởi với mức thu nhập hơn 4 triệu đồng/tháng còn phải lo chi tiêu cho việc thuê nhà, sinh hoạt... Chị Tòng Thị Xuân, công nhân Nhà máy Gạch tuynel Phù Yên, phấn khởi cho biết: Trước đây, khi địa bàn huyện chưa có các nhà máy công nghiệp như bây giờ, chúng tôi phải vào tận các tỉnh miền trong để làm công nhân với mức lương cũng tương đương như vậy. Cũng bởi cảnh sống xa gia đình nên làm việc không yên tâm. Những lúc gia đình có việc cần lại không về được. Bây giờ quê hương mình đã có các nhà máy công nghiệp, gia đình tôi cả 2 chị em dâu đều làm công nhân tại nhà máy gạch tuynen, lương mỗi tháng 4,5 triệu đồng, có ăn ca nên lương hàng tháng hầu như không tiêu đến. Ngoài ra, chúng tôi còn có thời gian của buổi tối và ngày nghỉ để lo việc gia đình, được gần chồng, con và người thân. Quan trọng nhất, người nông dân chúng tôi “Ly nông nhưng không ly hương”...

Trong lộ trình thực hiện mục tiêu Nghị quyết HĐND huyện khóa XIX về xây dựng các cụm công nghiệp gắn với tạo việc làm cho lao động nông thôn, cùng với việc phát huy nội lực, Phù Yên đã tranh thủ được sự quan tâm của tỉnh, các ngành trong việc tạo điều kiện về cơ chế chính sách. Đến nay, tại địa bàn huyện đã hình thành được cụm công nghiệp Quang Huy với 3 phân xưởng gia công giầy xuất khẩu, tạo việc làm cho gần 2.000 lao động là người địa phương; cụm công nghiệp Huy Thượng với Nhà máy gạch tuynen Phù Yên, tạo việc làm cho gần 150 lao động. Hiện tại, đang hình thành cụm công nghiệp Gia Phù với nhà máy may Phù Yên chuyên phục vụ nội địa và xuất khẩu. Khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ tạo việc làm cho 1.500 lao động. Mục tiêu của huyện là ưu tiên lao động là những hộ đã nhường đất cho các dự án, các hộ nghèo và các hộ là người dân vùng đặt nhà máy. Cùng với việc hỗ trợ ngân sách huyện giúp các doanh nghiệp giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng..., huyện còn hỗ trợ vốn đào tạo nghề cho các lao động khi được tuyển vào các cụm công nghiệp.

Từ nay đến năm 2018, cùng với việc tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư đến với huyện, dần hình thành thêm các cụm công nghiệp, Đảng bộ huyện Phù Yên đã đưa ra mục tiêu phấn đấu tạo việc làm tại các cụm công nghiệp cho trên 4.000 lao động là người dân địa phương. Đồng thời, tạo mọi điều kiện, cơ chế chính sách thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư khi đến với huyện để hướng tới mục tiêu tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn... Tin tưởng rằng, với những gì mà huyện Phù Yên đã và đang nỗ lực triển khai, nhất là việc triển khai nghị quyết của HĐND các cấp, trong tương lai không xa, ngoài việc hình thành được các cụm công nghiệp với quy mô lớn thì mục tiêu giúp người dân có một cuộc sống ổn định, các hộ nghèo thêm cơ hội thoát nghèo là điều không khó thực hiện ở một huyện nghèo như Phù Yên.

Ngọc Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nà Mường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Nà Mường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Đến xã Nà Mường, huyện Mộc Châu, chúng tôi ấn tượng với những vườn bưởi, cam trĩu quả, diện tích trồng rau màu tươi tốt. Đây là thành quả của người nông dân trong đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đem lại giá trị, tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
  • 'Nhân rộng, lan tỏa các điển hình tiên tiến

    Nhân rộng, lan tỏa các điển hình tiên tiến

    Xã hội -
    Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
  • 'Yên Châu chú trọng phát triển đảng viên các xã biên giới

    Yên Châu chú trọng phát triển đảng viên các xã biên giới

    Xây dựng Đảng -
    Yên Châu có 4 xã biên giới, gồm: Chiềng On, Phiêng Khoài, Chiềng Tương và Lóng Phiêng. Thời gian qua, với sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, công tác bồi dưỡng, phát triển đảng viên tại các xã biên giới đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
  • 'Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025 (Chương trình 1719), đã từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giúp các địa phương hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
  • 'Chuyển biến trong thi hành án dân sự ở Mường La

    Chuyển biến trong thi hành án dân sự ở Mường La

    Xã hội -
    Thời gian qua, hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mường La có nhiều chuyển biến tích cực, luôn hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ giao. Số vụ việc có điều kiện thi hành án cơ bản được giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật, bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân.
  • 'Giao xe cho con chưa đủ tuổi, cha mẹ dễ vướng vòng lao lý

    Giao xe cho con chưa đủ tuổi, cha mẹ dễ vướng vòng lao lý

    Pháp luật -
    Một thực trạng đáng báo động hiện đang diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước, đó là việc không ít bậc phụ huynh đã mua xe, giao xe mô-tô, xe gắn máy cho con em mình, dù các em chưa đủ điều kiện để điều khiển phương tiện. Điều này đã gây ra những hệ lụy đau lòng, không chỉ ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác mà còn ảnh hưởng chính đến người điều khiển phương tiện, khiến các bậc phụ huynh có thể vướng vào vòng lao lý bởi sự thiếu hiểu biết pháp luật của mình.