Khai trừ ra khỏi Đảng là hình thức kỷ luật cao nhất đối với một đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc ông Trịnh Xuân Thanh, Tỉnh uỷ viên, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011 – 2016 bị khai trừ khỏi Đảng đã khẳng định quyết tâm của Đảng nhằm làm trong sạch đội ngũ cán bộ.
bằng hình thức khai trừ khỏi đảng đối với đồng chí Trịnh Xuân Thanh.
Việc khai trừ khỏi Đảng đối với một đảng viên được tiến hành qua các bước chặt chẽ, thận trọng và quyết định chính thức được đưa ra sau các kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Theo dõi sự kiện này, dư luận cả nước rất hoan nghênh quyết định của Tổng Bí thư và sự vào cuộc nhanh chóng của tất cả các cơ quan chức năng, đã sớm công bố công khai trước nhân dân. Nhiều ý kiến cho rằng, giải quyết chuyện của ông Trịnh Xuân Thanh một cách rõ ràng, minh bạch, để lấy lại niềm tin của đảng viên và nhân dân. Và cũng là bài học nhắc nhở cho tất cả các đảng viên phải gương mẫu.
Nhiều đảng viên lão thành bày tỏ, quyết định này của Đảng vừa thể hiện sự nghiêm minh, dũng cảm khi loại bỏ những đảng viên thoái hóa, vi phạm những điều đảng viên không được làm.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, nếu những sai phạm được ngăn chặn sớm hơn, được xử lý nghiêm minh hơn ngay từ đầu thì chúng ta cũng không phải mất đi một đảng viên, một cán bộ giỏi nếu bổ nhiệm và sử dụng đúng người, đúng việc.
Dư luận cũng có quyền đặt câu hỏi, việc cá nhân ông Trịnh Xuân Thanh không thể tự luân chuyển mình, vậy cần phải làm rõ quy trình bổ nhiệm đúng không, có cá nhân, hay nhóm người nào đó bao che, dung túng không? Đây có phải chỉ là việc cá nhân của ông Trịnh Xuân Thanh hay không? Thậm chí, cũng đã có những bài viết đề cập đến việc “có hay không lợi ích nhóm” từ vụ việc này? Còn bao nhiêu vụ việc tương tự như ông Trịnh Xuân Thanh mà chúng ta chưa phát hiện xử lý? (đó là việc dùng xe công; đó là việc quy trình bổ nhiệm cán bộ; đó là trách nhiệm quản lý tài sản nhà nước; đó là tinh thần nêu gương của cán bộ lãnh đạo,v.v..)
Trả lời các câu hỏi liên quan đến vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh, trong các cuộc tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc hội gần đây, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta đã nhiều lần khẳng định, “không có vùng cấm trong đấu tranh phòng chống tham nhũng”.
Tại cuộc tiếp xúc cử tri tại Hà Nội sáng 6/8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Vụ Trịnh Xuân Thanh chỉ là một ví dụ thôi. Còn liên quan đến nhiều thứ lắm. Chúng ta làm từng bước, chắc chắn, hiệu quả”.
Theo Tổng Bí thư, cái mừng, cái mới trong cuộc đấu tranh lần này là sau khi có chỉ đạo thì cả bộ máy, cả hệ thống vào cuộc. “Với khí thế này thì chắc chắn sẽ làm tốt hơn nữa”.
Phát biểu tại kỳ họp thứ 10 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Tổng Bí thư cũng đã nhấn mạnh: phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhưng vô cùng khó khăn, phức tạp. Đây vẫn là vấn đề nhức nhối, xã hội chưa yên tâm. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII nêu 6 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có việc chống suy thoái tư tưởng, đạo đức, chống tham nhũng, quan liêu. Muốn làm được, phải có kế hoạch, kiên trì, kiên quyết, làm bền bỉ, bài bản, đúng luật pháp, đúng quy định của Đảng.
Việc khai trừ khỏi Đảng đối với ông Trịnh Xuân Thanh thể hiện quyết tâm hành động của Đảng ta, nhưng có thể nói đây cũng mới chỉ là một việc liên quan đến công tác xây dựng Đảng, phần còn lại của các cơ quan chức năng với kết luận sai phạm đã nêu là "rất nghiêm trọng" , nhân dân vẫn đang chờ những kết quả tiếp theo và những vụ việc tiếp theo…/.
Bạn còn 500/500 ký tự
Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!