Tác phẩm đã thể hiện sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta trong phòng chống tham nhũng tiêu cực, với mục tiêu, phương châm, quan điểm chỉ đạo cụ thể; những kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm và các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới; việc vận dụng đúng đắn, phù hợp, hiệu quả trong công tác tham mưu, triển khai thực hiện công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực ở địa phương.
Nhất là phần thứ hai của cuốn sách - “Nhất quán phương châm: Phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn gốc” - (tuyển chọn 22 bài viết tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó đặc biệt nhấn mạnh sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên - căn nguyên, cái gốc, cái cơ bản cần phải phòng ngừa) đã cho thấy sự trăn trở, quan tâm đặc biệt của đồng chí Tổng Bí thư đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, làm trong sạch bộ máy của Đảng, Nhà nước, củng cố lòng tin của nhân dân với vai trò lãnh đạo của Đảng, với công cuộc xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Nhiều cán bộ, đảng viên sau khi nghiên cứu tác phẩm, thống nhất cho rằng, việc nghiên cứu, học tập nội dung các bài viết, bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư trong cuốn sách là hết sức quan trọng và cần thiết.
Nhiều cán bộ, đảng viên sau khi nghiên cứu tác phẩm, thống nhất cho rằng, việc nghiên cứu, học tập nội dung các bài viết, bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư trong cuốn sách là hết sức quan trọng và cần thiết. Đây là cơ hội để cán bộ, đảng viên “tự soi, tự sửa” mình, để cảnh giác trước mọi cám dỗ về danh lợi, vật chất, tiền tài, tránh rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân, góp phần đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, để xây dựng và chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị nước ta ngày càng phát triển.
Từ đó cho thấy, qua đợt sinh hoạt chính trị này, từ ý nghĩa lý luận thực tiễn của tác phẩm, các cấp ủy cần quán triệt, tiếp tục bổ sung cụ thể hóa thành những chương trình, kế hoạch hành động và quyết tâm thực hiện. Đặc biệt phát huy tinh thần “ tự soi, tự sửa” của mỗi cấp ủy, tổ chức đảng; đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, từ đó tạo chuyển biến tích cực trong chất lượng sinh hoạt đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; nâng cao trách nhiệm, ý thức tu dưỡng, rèn luyện, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.
Bạn còn 500/500 ký tự
Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!