Chú trọng nghiên cứu, biên soạn và giáo dục lịch sử

Nhận thức việc nghiên cứu, biên soạn và giáo dục lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và công tác tuyên giáo, thời gian qua, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ban tuyên giáo, tuyên huấn các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc đã làm tốt công tác tham mưu, nghiên cứu, biên soạn và giáo dục lịch sử. Tính đến tháng 10-2015, toàn tỉnh đã có 105/204 xã, phường, thị trấn đã hoàn thành việc biên soạn, phát hành đầu sách về lịch sử đảng bộ; còn lại đang hoàn thành các bước nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ.

Hội thảo Lịch sử Đảng bộ xã Huổi Một (Sông Mã). 

Để việc nghiên cứu, biên soạn và giáo dục lịch sử triển khai hiệu quả, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, ban tuyên giáo, tuyên huấn các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc đã quán triệt, triển khai Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, Chỉ thị số 07 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác nghiên cứu, biên soạn và giáo dục lịch sử địa phương; Kế hoạch 169 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc đưa nội dung lịch sử truyền thống cách mạng vào giảng dạy ở trường học, các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận  chính trị; Kết luận số 946 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh nâng cao chất lượng nghiên cứu biên soạn và giáo dục lịch sử Đảng bộ địa phương. Riêng năm 2015, toàn tỉnh đã xuất bản, phát hành 28 đầu sách về Lịch sử Đảng bộ tỉnh, lịch sử đảng bộ các huyện, đảng bộ trực thuộc và lịch sử đảng bộ các xã, phường, thị trấn, lịch sử truyền thống các ban, ngành, đoàn thể. Công tác biên soạn lịch sử được triển khai bằng các hình thức như: Biên soạn lịch sử đảng bộ, biên niên sự kiện lịch sử đảng bộ, kỷ yếu, sách ảnh, hồi ký, lịch sử chuyên đề... Các ấn phẩm lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống được chỉ đạo, nghiên cứu, biên soạn và phát hành đảm bảo đúng quy trình, đáp ứng yêu cầu khoa học, phục vụ tốt công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống. Các cuốn sách được xuất bản, phát hành phong phú về sự kiện, sát với tiến trình lịch sử của các Đảng bộ. Đồng thời, thể hiện rõ những nét đặc thù, độc đáo riêng của từng địa phương trong việc tổ chức triển khai, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng tiềm lực quốc phòng, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia. Tư liệu lịch sử được sưu tầm, xử lý, trình bày đảm bảo tính khách quan, khoa học, tin cậy. Các công trình nghiên cứu đã đặc biệt chú ý tính khái quát, tổng kết thực tiễn lịch sử, rút ra bài học kinh nghiệm về công tác lãnh đạo, góp phần quan trọng vào công tác tư tưởng, lý luận của Đảng bộ trong quá trình lãnh đạo ở địa phương.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền và giáo dục lịch sử địa phương cũng được quan tâm, triển khai. Các ấn phẩm Lịch sử Đảng bộ tỉnh, lịch sử đảng bộ các huyện, thành phố đã được các cấp ủy chỉ đạo, tổ chức biên soạn thành tài liệu đưa vào giảng dạy trong các trường bậc học THCS, THPT; hệ đào tạo trung cấp, sơ cấp; các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị. Các hình thức tọa đàm, hội thảo khoa học bản thảo cuốn sách, hội thảo chuyên đề về những nhân vật, sự kiện lịch sử địa phương được quan tâm thực hiện, tiêu biểu như: Hội thảo khoa học “120 năm thành lập tỉnh Sơn La”, Hội thảo xác định mốc thành lập Đảng bộ huyện Yên Châu... Ngoài ra, công tác tuyên truyền và giáo dục lịch sử còn được thực hiện thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng; Hằng quý, Hội Khoa học lịch sử xuất bản, phát hành Tờ tin “Sơn La xưa và nay”.

Thời gian tới, cùng với việc triển khai, thực hiện hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác nghiên cứu, biên soạn và giáo dục lịch sử, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các huyện ủy, thành ủy, tuyên huấn các đảng ủy trực thuộc tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh kế hoạch nghiên cứu, biên soạn, xuất bản Lịch sử Đảng bộ tỉnh, huyện, các ngành và Lịch sử các xã, phường, thị trấn giai đoạn 2016-2017 đảm bảo tiến độ. Tham mưu triển khai công tác kiểm tra, giám sát việc nghiên cứu, biên soạn, giáo dục lịch sử địa phương theo Kết luận số 946 và Kế hoạch 169 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc đưa nội dung lịch sử truyền thống cách mạng vào giảng dạy trong các trường học; các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Cùng với đó, quan tâm, củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của tỉnh, huyện; tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, kinh phí phục vụ nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống các ban, ngành, đoàn thể các cấp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao nhận thức, giáo dục truyền thống cách mạng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh và xây dựng Đảng của địa phương.

Minh Thu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới