Cần tạo nên phong trào người Việt ưu tiên dùng hàng Việt tốt

Ngày 15/3, Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã họp triển khai nhiệm vụ công tác năm 2016. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo Cuộc vận động chủ trì Hội nghị.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Hội nghị.

Nâng cao ý thức trách nhiệm người tiêu dùng

Theo báo cáo của Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim, trong năm 2015, các cơ quan quản lý Nhà nước đã có nhiều hoạt động hiệu quả trong việc vận động ưu tiên dùng hàng Việt Nam, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. MTTQ Việt Nam và các tố chức thành viên các cấp thông qua các hình thức tuyên truyền, vận động phong phú, đa dạng đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của người tiêu dùng, phát huy lòng yêu nước, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam, giúp cho hàng Việt có giá trị nhất định trên thị trường.

Cuộc vận động đã nâng cao nhận thức của người dân trong việc lựa chọn, tiêu dùng hàng Việt, giúp doanh nghiệp nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm, không ngừng cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới quy trình sản xuất, quản lý nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý, đảm bảo sức cạnh tranh sản phẩm, hàng hóa đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp đã có nhận thức đúng đắn và tích cực hưởng ứng thực hiện Cuộc vận động, đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa dịch vụ chất lượng tốt, giá thành hợp lý, ngày càng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Cụ thể, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015-2020. Xây dựng Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020 với mục tiêu phấn đấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được xuất khẩu trực tiếp vào tất cả các hệ thống phân phối lớn tại khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á và Đông Bắc Á, tại các quốc gia ký Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt Nam, cung ứng tới kiều bào Việt Nam tại nước ngoài. Bộ đang tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc bộ mở rộng hệ thống phấn phối, đưa hàng hóa đến với người tiêu dùng. Tổ chức Chương trình Tuần nhận diện hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” năm 2015 trên phạm vi toàn quốc, trong đó tập trung vào triển khai các hoạt động tuyên truyền quảng bá rộng rãi trong xã hội về hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp Việt Nam uy tín để người tiêu dùng dễ dàng biết đến và ưu tiên trong mua sắm, sử dụng hàng Việt Nam, tập trung tại 3 thành phố lớn dại diện cho 3 miền Bắc - Trung - Nam (Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh)…

Tuy nhiên, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn khó kiểm soát trên thị trường, đang là nỗi lo của người tiêu dùng;  năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận người tiêu dùng chưa nhận thức rõ mục tiêu của Cuộc vận động đối với sự phát triển bền vững kinh tế đất nước, còn có tư tưởng ham giá rẻ nhập khẩu, còn mang tâm lý sính hàng ngoại mà chưa chú trọng dùng hàng Việt. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường còn chưa được thường xuyên…

Đẩy mạnh sản xuất hàng Việt Nam tốt, giá cạnh tranh

Để cuộc vận động thực sự có hiệu quả, tác động rõ rệt đến nền sản xuất trong nước, Ban chỉ đạo đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành chức năng sớm hoàn thiện văn bản dưới Luật, đồng bộ đủ các điều kiện pháp lý nhằm quản lý, xử lý các hành vi thao túng làm lũng đoạn thị trường; hạn chế các hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ sản xuất, lưu thông hàng hóa nội địa; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường nông thôn.  Đặc biệt, để tạo niềm tin của người tiêu dùng, cần tăng cường công tác quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đề cao trách nhiệm gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc ưu tiên mua sắm, sử dụng hàng hoá thương hiệu Việt Nam…

Phát biểu tại Hội nghị, các đại biểu cho rằng, điều quyết định để người tiêu dùng mua hàng là hàng hóa phải tốt, giá cạnh tranh, khâu phân phối tốt.  Tuy nhiên, hiện nay, khâu phân phối hàng hóa còn có vấn đề. Do đó cần có giải pháp như tăng cường công tác truyền thông, cần sự chung sức của các doanh nghiệp chứ không thể chỉ là từ phía nhà nước. Đồng thời cần chọn việc đột phá để triển khai thực hiện. Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động chọn hai sản phẩm là dệt may và sữa học đường để có chương trình thực hiện kích thích sản xuất trong nước….

Các đại biểu cho rằng, bài học kinh nghiệm tiêu thụ vải thiều Bắc Giang cho thấy, khi chưa được tập trung tuyên truyền, đẩy mạnh khâu phối hợp phân phối thì trước năm 2015, vải thiều chủ yếu tiêu thụ ở phía Bắc nhưng từ năm 2015, vải thiều đã tiêu thụ 60% ở thị trường phía Nam. Do đó, năm 2016, chúng ta hoàn toàn có thể kết hợp ở trung ương - địa phương để làm thành những chuỗi sản xuất, phân phối. Năm 2016 cần tính đến cách làm này, bộ ngành - địa phương phối hợp chọn một số mặt hàng để đẩy mạnh khâu tuyên truyền, phân phối, đưa hàng đến người tiêu dùng. Tránh cách làm dàn trải, bộ ngành, địa phương nào cũng tham gia cuộc vận động nhưng hiệu quả vẫn thấp.

Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, để người Việt Nam dùng hàng Việt thì phải chú trọng đẩy mạnh sản xuất hàng Việt Nam tốt, giá cạnh tranh. Cuộc vận động phải đúng bản chất người Việt Nam ưu tiên hàng dùng Việt Nam tốt. Do đó, cần thẳng thắn nhìn vào những điểm còn chưa tốt để tập trung khắc phục, để cuộc vận động thực sự có hiệu quả.

Về nhiệm vụ năm 2016, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, nên đặt ra được chỉ tiêu cụ thể của Cuộc vận động, tạo chuyển biến về nhận thức, thực tiễn về sử dụng hàng Việt. Cần từng bước lượng hóa tác động của Cuộc vận động thì mới đề ra được giải pháp hiệu quả, tạo nên phong trào người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt tốt, người sản xuất đẩy mạnh làm ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, giá cạnh tranh. Mặt khác, cần khắc phục hạn chế nhiều bộ ngành, địa phương chưa quyết liệt  tham gia Cuộc vận động. Đồng thời rà soát lại hiện trạng chuỗi sản xuất, phân phối, tiêu dùng trong nước trước khi chọn một số mặt hàng để tập trung tuyên truyền, đẩy mạnh phân phối tiêu dùng.

Về công tác thông tin truyền thông, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Ban chỉ đạo Trung ương cần phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương thống nhất về tài liệu tuyên truyền cho Cuộc vận động. Việc xây dựng logo cho Cuộc vận động phải sớm được triển khai hoàn thành chậm nhất đến 30/6. Cùng với đó cần rà soát, phát triển mạnh chương trình nhận diện hàng Việt Nam, các phiên chợ hàng Việt Nam, hệ thống các điểm bán hàng việt Nam ở địa phương, hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản... 

Trong năm 2016, Ban Chỉ đạo Trung ương dự kiến sẽ làm việc với 8 bộ, ngành Trung ương, 16 địa phương và hai cơ quan báo chí để phối hợp triển khai, đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Cuộc vận động, trong đó, tập trung khen thưởng từ cơ sở, từ doanh nghiệp, người dân có sáng kiến thúc đẩy cuộc vận động, tôn vinh các sản phẩm Việt chất lượng cao…/.

Tại Hội nghị, Bộ Công Thương cho biết, trong năm 2015, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã phát hiện, xử lý trên 10.740 vụ vi phạm thu nộp ngân sách gần 420 tỷ đồng . Trong đó, phát hiện, xử lý 17.667 vụ buôn lậu, phạt vi phạm hành chính 74,7 tỷ đồng; phát hiện, xử lý 18.787 vụ hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ, phạt vi phạm hành chính 62,2 tỷ đồng; phát hiện, xử lý 64.286 vụ gian lận thương mại, vi phạm an toàn thực phẩm và các vi phạm khác trong kinh doanh, phạt vi phạm hành chính 161,4 tỷ đồng.. 

Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nà Mường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Nà Mường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Đến xã Nà Mường, huyện Mộc Châu, chúng tôi ấn tượng với những vườn bưởi, cam trĩu quả, diện tích trồng rau màu tươi tốt. Đây là thành quả của người nông dân trong đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đem lại giá trị, tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
  • 'Nhân rộng, lan tỏa các điển hình tiên tiến

    Nhân rộng, lan tỏa các điển hình tiên tiến

    Xã hội -
    Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
  • 'Yên Châu chú trọng phát triển đảng viên các xã biên giới

    Yên Châu chú trọng phát triển đảng viên các xã biên giới

    Xây dựng Đảng -
    Yên Châu có 4 xã biên giới, gồm: Chiềng On, Phiêng Khoài, Chiềng Tương và Lóng Phiêng. Thời gian qua, với sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, công tác bồi dưỡng, phát triển đảng viên tại các xã biên giới đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
  • 'Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Xã hội -
    Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025 (Chương trình 1719), đã từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giúp các địa phương hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
  • 'Chuyển biến trong thi hành án dân sự ở Mường La

    Chuyển biến trong thi hành án dân sự ở Mường La

    Xã hội -
    Thời gian qua, hoạt động của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mường La có nhiều chuyển biến tích cực, luôn hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ giao. Số vụ việc có điều kiện thi hành án cơ bản được giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật, bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân.