Mường La kết nối việc làm cho lao động

Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Mường La đã triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thu hút đầu tư trên địa bàn.

Giọng nữ

UBND huyện chỉ đạo Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và các doanh nghiệp để kết nối việc làm cho người lao động; trong đó tăng cường hoạt động tư vấn, giới thiệu, tuyển dụng lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp trong nước và xuất khẩu lao động theo hợp đồng. Tiến hành rà soát, nắm bắt thông tin nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp để thông tin cho các xã cung cấp cho người lao động. Đồng thời, tổng hợp thông tin thị trường lao động để chia sẻ, cung cấp kịp thời cho người lao động; thường xuyên thông báo các chương trình tuyển dụng để người lao động đủ tiêu chuẩn tham gia xuất khẩu lao động.

Ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm tại huyện Mường La.

Hằng năm, huyện còn tổ chức hội nghị gặp mặt, biểu dương người lao động làm việc ngoài địa phương tiêu biểu gắn với ngày hội tư vấn việc làm, hướng nghiệp, với nhiều gian hàng tư vấn giới thiệu việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và các doanh nghiệp, thu hút đông đảo người lao động tham gia. Từ đầu năm đến nay, huyện đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức 8 hội nghị tư vấn, hỗ trợ kết nối việc làm lưu động tại 8 xã. Qua các phiên tư vấn, giới thiệu việc làm, người lao động được tiếp cận thông tin, hỗ trợ các thủ tục, lựa chọn được các ngành nghề phù hợp.

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh cung cấp thông tin, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động tại huyện Mường La.

Ông Đoàn Quang Mạnh, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện, cho biết: Hiện nay, huyện có 64.000 người trong độ tuổi lao động. Từ năm 2022 đến nay, huyện hỗ trợ hơn 9.000 lao động đi làm ngoại tỉnh, trong đó trên 60% làm việc tại các khu công nghiệp, tập trung chủ yếu ở các tỉnh có các khu công nghiệp lớn như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang, thu nhập bình quân 7 triệu đồng/người/tháng; 125 người xuất khẩu lao động đi các nước theo hợp đồng; thu nhập từ 20 - 25 triệu đồng/người/tháng; hơn 1.000 lao động được tạo việc làm mới.

Bên cạnh đó, huyện còn phối hợp với các ngành chức năng xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động. Phối hợp với các đơn vị tổ chức các lớp đào tạo nghề theo các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cho lao động nông thôn. Trong đó, chủ yếu là các lớp nghề nông nghiệp, nông thôn, du lịch, như: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả, kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò và phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, thủy sản, nấu ăn, hướng dẫn viên du lịch… Hiện nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp chứng chỉ nghề đạt 32%.

Công chức Lao động Thương binh và Xã hội xã Pi Toong, huyện Mường La, phát tờ rơi tuyên truyền về tuyển dụng lao động địa phương.

Gia đình anh Lò Văn Quý, bản Pi Tạy, xã Pi Toong, là một trong những hộ có hoàn cảnh khó khăn. Năm 2021, sau khi tham gia ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm do huyện tổ chức, vợ chồng anh làm hồ sơ để đi làm việc tại tỉnh Bắc Giang. Anh Quý làm ở lĩnh vực cơ khí với mức thu nhập 18 triệu đồng/tháng, còn vợ anh làm việc tại công ty điện tử, thu nhập 10 triệu đồng/tháng. Trung bình mỗi tháng, trừ chi phí sinh hoạt, anh chị gửi tiền về nhà chăm lo cho các con ăn học, ngoài ra còn tiết kiệm được khoảng 20 triệu đồng.

Anh Quý chia sẻ: Sau vài năm đi làm ăn xa, hai vợ chồng tôi đã tiết kiệm đủ tiền để xây dựng nhà ở, nên tháng 8/2024, tôi cùng vợ xin nghỉ việc ở Bắc Giang để về xây dựng nhà ở mới. Ngôi nhà hiện đã xây dựng xong phần thô, chỉ khoảng nửa tháng nữa là sẽ hoàn thiện. Tết năm nay, gia đình có nhà ở mới khang trang, đây là niềm mơ ước của gia đình tôi bao năm nay.

Ngôi nhà của gia đình ông Lò Văn Xiển cùng bản Pi Tạy cũng đang được hoàn thiện. Ông Xiển cho biết: Gia đình tôi có 4 người đi làm ăn xa tại các tỉnh thông qua kênh tư vấn, giới thiệu việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh. Trung tâm còn hỗ trợ làm hồ sơ, thủ tục đi làm việc tại các công ty ở Hải Phòng; các con tôi có thu nhập ổn định từ 10-15 triệu đồng/người/tháng. Hằng tháng, các con gửi tiền về, vợ chồng tôi ở nhà trồng trọt, chăn nuôi, tiết kiệm, bây giờ đã đủ tiền để xây dựng nhà ở mới. Tết năm nay gia đình sum vầy trong ngôi nhà mới, mừng lắm!

Nhờ thu nhập từ đi làm ăn xa, nhiều gia đình trên địa bàn xã Pi Toong, huyện Mường La, đã xây dựng được nhà ở khang trang.

Tuy nhiên, hiện nay, trên địa bàn huyện xuất hiện một số trường hợp người lao động tự tìm việc làm thông qua người thân, người quen giới thiệu hoặc tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội, không thông qua các kênh tư vấn, giới thiệu việc làm chính thống. Dẫn đến không tìm được việc làm theo nhu cầu. Cá biệt, một số trường hợp bị các đối tượng xấu lừa đảo tham gia xuất khẩu lao động. Các đối tượng đưa ra những chế độ, chính sách “việc nhẹ, lương cao” để thu hút lao động. Sau khi người lao động nộp tiền, nhưng không được đi làm việc. 

Trước thực tế trên, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội đã phối hơp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và các đơn vị khuyến cáo nhân dân không tin, không nghe các luồng thông tin không chính thống, tránh những thiệt hại về kinh tế. Khi có nhu cầu tìm việc làm, cần thông tin đến UBND các xã, để được giới thiệu đến Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh giới thiệu đến các công ty tuyển dụng lao động có địa chỉ tin cậy để tìm kiếm việc làm phù hợp.

Thực hiện hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương, thời gian tới huyện Mường La tiếp tục rà soát, tổng hợp đăng ký nhu cầu tìm kiếm việc làm để có định hướng, hỗ trợ người lao động. Tăng cường tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm, khuyến khích lao động trẻ tại các xã nghèo đi làm tại các khu công nghiệp trong nước và tham gia xuất khẩu lao động ở nước ngoài... Phối hợp Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT; nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động địa phương.

Thu Thảo
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Tuổi trẻ Phù Yên với lá cờ Tổ quốc

    Tuổi trẻ Phù Yên với lá cờ Tổ quốc

    Ảnh -
    Chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Huyện đoàn Phù Yên đã thực hiện trang trí không gian tại tiểu khu 4 với rực rỡ màu cờ Tổ quốc, sách, báo nhằm lan tỏa tình yêu quê hương, đất nước đến với thế hệ trẻ. Điểm nhấn của không gian là dòng chữ: "Hòa bình có đẹp không em" như lời nhắc nhở thế hệ trẻ ghi nhớ công lao của các thế hệ ông cha đã anh dũng chiến đấu, hy sinh để giành độc lập, thống nhất non sông. Đồng thời, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của tuổi trẻ về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững hòa bình, độc lập, tự do của dân tộc.
  • 'Đại sứ quán Australia tại Việt Nam làm việc với Trường Đại học Tây Bắc

    Đại sứ quán Australia tại Việt Nam làm việc với Trường Đại học Tây Bắc

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 22/4, Đoàn công tác của Đại sứ quán Autralia do bà Naomi Cook, Tham tán Hợp tác Phát triển, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, làm Trưởng đoàn đã làm việc với Trường Đại học Tây Bắc về hoạt động hợp tác với Công ty cổ phần KisStartup trong khuôn khổ Tiểu dự án IDAP, thuộc Dự án GREAT 2 Sơn La.
  • 'Đoàn thanh niên với mô hình “Ba liên kết”: Kỳ 1: Nâng cao vai trò dẫn dắt phong trào

    Đoàn thanh niên với mô hình “Ba liên kết”: Kỳ 1: Nâng cao vai trò dẫn dắt phong trào

    Xã hội -
    Trước yêu cầu chuyển đổi số, hội nhập quốc tế và phát triển bền vững, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII đã xác định chủ trương “3 liên kết” (liên kết lực lượng, liên kết địa bàn, liên kết cộng đồng) nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp. Tại tỉnh ta, mô hình “Ba liên kết”, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và thực chất trong tổ chức các hoạt động Đoàn thanh niên.
  • '“Không gian học tập Hồ Chí Minh” trong trường học

    “Không gian học tập Hồ Chí Minh” trong trường học

    Cụ thể hóa việc học và làm theo Bác, một số trường học trên địa bàn tỉnh đã sáng tạo xây dựng mô hình “Không gian học tập Hồ Chí Minh”, đã mang lại hiệu quả thiết thực, thuận tiện cho việc học tập, tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp, giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, gắn liền rèn luyện lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho học sinh.
  • 'Kiểm tra, giám sát đảm bảo hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi

    Kiểm tra, giám sát đảm bảo hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi

    Xã hội -
    Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo nguồn vốn đến đúng các đối tượng thụ hưởng, sử dụng vốn vay đúng mục đích, đem lại hiệu quả cao.
  • 'Thúc đẩy phát triển kinh tế số

    Thúc đẩy phát triển kinh tế số

    Chuyển đổi số -
    Kinh tế số là một trong trong 3 trụ cột của chương trình chuyển đổi số, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế số nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.
  • 'Triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

    Triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

    Thực hiện Công văn số 3987/BTC-CT ngày 31/3/2025 của Bộ Tài chính về chỉ đạo công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh; đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan, triển khai hiệu quả chương trình hỗ trợ thuế điện tử cấp độ 4.0 trong toàn bộ quy trình quản lý; hỗ trợ tra cứu thông tin về nghĩa vụ thuế trên ứng dụng Etax Mobile và đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.