Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên: Nhiều hoạt động thiết thực trong Tháng Thanh niên

Với những thay đổi mạnh mẽ từ nội dung đến cách tổ chức các chương trình, hoạt động, trong Tháng Thanh niên 2019, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh đã hướng về cơ sở, tuyên truyền, vận động, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của đoàn viên, thanh niên trong tham gia phát triển KT-XH, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

 

Chương trình kỹ năng sống “Học làm người có ích” năm 2019 tổ chức tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh.

Cùng với duy trì hoạt động các CLB cầu lông, taekwondo, thể hình... trong tháng 3, Trung tâm đã tổ chức thành công 8 đợt tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh, thu hút trên 5.000 lượt ĐVTN tham gia. Chương trình hướng nghiệp trang bị cho các ĐVTN tự tìm hiểu về khả năng, sở thích của bản thân, phù hợp với lựa chọn nghề nghiệp, việc làm trong tương lai, thông tin về những ngành nghề hiện nay, nhu cầu tuyển dụng lao động của các cơ sở đào tạo, giúp ĐVTN hiểu rõ và tự tin trong lựa chọn ngành nghề sau khi tốt nghiệp THPT.

Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đã tổ chức Ngày hội tư vấn nghề nghiệp, việc làm với chủ đề “đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp, việc làm”, tạo điều kiện cho gần 700 ĐVTN có cơ hội tiếp xúc các thông tin về học nghề, lập nghiệp; giúp ĐVTN, bộ đội xuất ngũ tìm trường học, việc làm phù hợp với sở thích, lựa chọn và theo học nghề phù hợp với năng lực, sở trường bản thân; tạo sân chơi bổ ích, giao lưu, chia sẻ giữa các bạn ĐVTN về kiến thức nghề nghiệp, việc làm. Em Lầu Bả So, học sinh lớp 12, Trường PTDT Nội trú tỉnh, chia sẻ: “Đi học tiếp hay đi làm sau khi tốt nghiệp THPT luôn là một câu hỏi khiến em cũng như các bạn khác rất phân vân khi lựa chọn, mà ngày thi tốt nghiệp THPT đã cận kề. Ngày hội tư vấn nghề nghiệp đã giúp chúng em có cách nhìn rộng hơn giữa đi học và đi làm, từ đó có lựa chọn đúng đắn cho bản thân”.

Giáo dục kỹ năng sống cho đoàn viên, thanh thiếu niên là một trong những chương trình được tổ chức thường xuyên, Trung tâm phối hợp với các đơn vị trường học tổ chức 5 chương trình tại 5 trường THPT, THCS trên địa bàn tỉnh, thu hút trên 3.000 đoàn viên thanh thiếu niên tham gia. Chương trình mang đến cho ĐVTN những nét mới trong rèn luyện kỹ năng thực hành xã hội, kỹ năng sống, rèn luyện, giáo dục về đạo đức, góp phần thay đổi về hành vi, ứng xử, hình thành nếp sống tích cực, nâng cao vai trò, trách nhiệm của ĐVTN đối với đời sống xã hội.

Chị Thái Thị Thủy, Giám đốc Trung tâm khẳng định: Bên cạnh tăng cường giáo dục truyền thống bằng các hình thức sáng tạo, phù hợp với tâm lý, nhu cầu của giới trẻ; các phong trào trong Tháng thanh niên 2019 chủ yếu tập trung vào các hoạt động hướng nghiệp, khởi nghiệp; vui chơi, giải trí cho thiếu nhi; giúp đỡ thanh niên vùng nông thôn còn gặp khó khăn... Đặc biệt, có nhiều việc làm thiết thực hướng về những vùng khó khăn nhất là vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa. Điển hình là các hoạt động từ thiện, trong tháng 3 đã vận động các tổ chức, cá nhân quyên góp, ủng hộ khởi công xây dựng “nhà nhân ái” cho 1 gia đình ĐVTN hoàn cảnh khó khăn trị giá 40 triệu đồng và tặng 5 suất quà cho học sinh đặc biệt khó khăn (trị giá 1 triệu đồng/suất) tại bản Tà Số 1, xã Chiềng Hắc (Mộc Châu); khảo sát và hỗ trợ trồng cây ăn quả trên đất dốc cho thanh niên yếu thế, thanh niên sau cai nghiện tại huyện Mộc Châu; sau khi tiến hành khảo sát đã lựa chọn được 2 gia đình thanh niên, chúng tôi sẽ hỗ trợ cây giống, phân bón và kỹ thuật cho các gia đình này trong tháng 4...

Tìm hiểu được biết thêm, trong Tháng Thanh niên, Trung tâm còn tổ chức 4 lớp học trải nghiệm “Học làm người có ích”, thu hút trên 1.000 học sinh trên địa bàn tỉnh tham gia. Đây là lớp học trang bị cho các học sinh những vấn đề về đạo đức, lối sống tuổi teen; các thói quen có ích trong giao tiếp, ứng xử, học để chăm lo cho bản thân và gia đình, sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng và xã hội. Đồng thời, các em được trang bị các kỹ năng phòng tránh các tệ nạn xã hội, kỹ năng giao tiếp, vượt qua sợ hãi, cách xử lý tình huống khi có bất trắc xảy ra... giúp các em làm chủ được bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, có suy nghĩ tích cực, tự tin, có những hành vi đúng đắn khi đưa ra các quyết định. Cùng với đó, Trung tâm cũng tổ chức nhiều hoạt động bổ ích như Giải thể thao thanh niên tỉnh Sơn La lần thứ nhất năm 2019; Hội trại “Tuổi trẻ Sơn La học tập và làm theo lời Bác” chào mừng ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3)... Nhìn chung, các hoạt động đã tạo được sân chơi lành mạnh bổ ích cho thanh niên các dân tộc trong tỉnh, phát huy tinh thần đoàn kết, tập hợp thanh niên, các đơn vị có cơ hội được giao lưu, học tập và và phát huy được khả năng, năng khiếu của thanh niên.

Với kết quả từ các chương trình, hoạt động, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh đã đóng góp thiết thực vào sự lớn mạnh của phong trào thanh thiếu niên trong toàn tỉnh, khẳng định tốt vị trí, vai trò của thanh niên trong cộng đồng xã hội.

Vũ Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    An ninh trật tự -
    Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm ngay từ cơ sở, Công an xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tăng cường tuyên truyền pháp luật, phối hợp tuần tra, kiểm soát tại các khu vực có nguy cơ cao về tội phạm, củng cố các nhóm liên gia tự quản, tổ an ninh trật tự tại các bản.
  • 'Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Khoa Giáo -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, các trường học trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực thực hiện phong trào xây dựng “Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • 'Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Xã hội -
    Xã Huổi Một là một trong những xã khó khăn huyện Sông Mã. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, vươn lên thoát nghèo.
  • 'Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Du lịch -
    Mộc Châu là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, khai thác lợi thế đó, huyện Mộc Châu quan tâm, khuyến khích phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Có Nàng, xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay nơi đây. Những con đường bê tông mới, những ngôi nhà kiên cố, khang trang ngày một nhiều hơn, dịch vụ, hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đặc biệt, tuyến đường vào bản được chiếu sáng bởi hai hàng bóng điện năng lượng mặt trời, như tiếp thêm động lực cho bản vùng cao ngày một phát triển.
  • 'Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Xã hội -
    Quan tâm xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, huyện Yên Châu chú trọng công tác bảo vệ, ngăn chặn tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, đảm bảo các em được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
  • 'Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Theo giới thiệu của ông Đỗ Quốc Hưng, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai, chúng tôi về xã Nậm Lầu, là xã có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế và cũng là một trong những xã có diện tích rừng lớn của huyện Thuận Châu. Những năm qua, chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, tập trung bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ, phát triển rừng sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo điều kiện cho nhân dân có thêm sinh kế, thu nhập từ nghề rừng.
  • 'Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Xã hội -
    Cuối tháng 11, chúng tôi có dịp trở lại xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên. Nằm ở độ cao trên 1.600 m so với mực nước biển, nên mùa đông nơi đây lạnh cắt da, cắt thịt. Xã có 4 bản, 574 hộ, trên 3.500 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.