Sôi động Lễ hội đua thuyền Quỳnh Nhai

Cũng như nhiều năm gần đây, đúng ngày mùng 10 tháng Giêng, tại huyện Quỳnh Nhai đã diễn ra Lễ hội đua thuyền truyền thống. Đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng độc đáo và ý nghĩa trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 

Trao Cờ lưu niệm cho các đội tham dự Lễ hội đua thuyền.

 

Trung tâm huyện Quỳnh Nhai, ngay từ sáng sớm, náo nức sôi động, dòng người ngày càng đông đổ về Đền thờ Linh Sơn Thủy Từ và Đền thờ Nàng Han - Nơi diễn ra Lễ dâng hương trước giờ khai Hội. Đền Linh Sơn Thủy Từ và Đền thờ Nàng Han vốn là hai ngôi đền độc lập, có nguồn gốc từ khoảng thế kỷ XIV. Từ năm 2003, theo chủ trương của Nhà nước về việc thực hiện Dự án xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, bà con các dân tộc huyện Quỳnh Nhai đã thực hiện công cuộc di dân tái định cư đến nơi ở mới. Thể theo nguyện vọng của bà con nhân dân, huyện Quỳnh Nhai đã phục dựng di tích Đền thờ Linh Sơn Thủy Từ và Đền thờ Nàng Han thành một khu di tích mới, tọa lạc trên khu vực đồi Pú Nghịu, thuộc xã Mường Giàng. Từ nơi đây bao quát cả một vùng phong cảnh thơ mộng hữu tình với mênh mông sông nước, cùng cây cầu Pá Uôn vươn mình nối nhịp đôi bờ. 

Trước giờ khai Hội đua thuyền, đại diện lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện cùng bà con nhân dân tiến hành Lễ dâng hương để cầu mong một năm mới tốt đẹp, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc và tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc đã có công trong sự nghiệp xây dựng và gìn giữ quê hương, bản mường. Trong đó, một nghi lễ không thể thiếu đó là Lễ dâng hương tưởng nhớ Nàng Han, vị nữ tướng tài giỏi. Sau hồi trống báo hiệu buổi Lễ bắt đầu, đồng chí Phạm Văn Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Quỳnh Nhai, đông đảo nhân dân trong huyện đã thắp nén hương trầm, cầu mong Nàng Han linh thiêng phù hộ cho nhân dân có cuộc sống ấm no, an lành.

Các đội đua thuyền tăng tốc về đích.

Đông đảo nhân dân đến xem, cổ vũ đua thuyền.

Lễ hội đua thuyền năm nay được tổ chức với quy mô lớn hơn năm trước, ngay bến Pá Uôn, nơi có cây cầu cao nhất Việt Nam, Lễ hội đua thuyền với sự tham gia của 9 đội đua đến từ các xã ven sông Đà thuộc huyện Quỳnh Nhai, gồm: Cà Nàng, Mường Chiên, Pá Ma - Pha Khinh, Chiềng Ơn, Chiềng Bằng, Mường Giàng, Mường Sại, Chiềng Khay và Mường Giôn. Năm nay, còn có sự góp mặt của các đội đua đến từ huyện Mai Sơn, Phù Yên và huyện Sìn Hồ (Lai Châu) với hơn 400 vận động viên tham gia.

Bà Điêu Thị Dân, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội, cho biết: Quỳnh Nhai có rất nhiều lễ hội. Lễ hội đua thuyền đã xuất hiện rất lâu đời và được duy trì, gìn giữ hằng năm. Qua Lễ hội, huyện đã phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc trong huyện, là dịp quảng bá du lịch của huyện. Huyện đã ban hành kế hoạch chỉ đạo các phòng, ban và các xã triển khai thực hiện các nội dung của Lễ hội; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất để Lễ hội diễn ra thành công.

Điểm mới và nhiều xúc động của Lễ hội đua thuyền năm nay là trước khi diễn ra cuộc tranh tài, Ban tổ chức Lễ hội và các đại biểu đã thực hiện nghi thức thả hoa xuống dòng sông để tỏ lòng ghi nhớ, tri ân với những người đã hy sinh vì dòng điện của Tổ quốc. Sau tiếng trống khai Hội vang lên, các thuyền đua vào vị trí sẵn sàng trước sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả. Thuyền đua của đồng bào dân tộc Thái tại Lễ hội là thuyền độc mộc hình đuôi én được làm bằng thân một cây gỗ to trông thật vững trãi và khỏe khoắn. Mở đầu là nội dung đội đua 20 vận động viên nam với cự ly 1.600m, sau tiếng hô hiệu lệnh vang lên những chiếc thuyền đuôi én lướt sóng lao vun vút về phía trước trong tiếng trống, chiêng thúc giục liên hồi, tiếng reo hò cổ vũ của hàng chục nghìn người làm vang vọng cả núi rừng.

Là thành viên của đội đoạt giải nhất nội dung 20 vận động viên nữ, chị Lò Thị Đội, ở xã Chiềng Bằng, phấn khởi cho biết: Trước khi diễn ra Lễ hội, chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ về phương tiện cũng như đầu tư thời gian tập luyện. Vì vậy, đội chúng tôi luôn giành giải cao trong nhiều năm qua. Năm nay, đội đoạt giải nhất, nên rất hào hứng và vui mừng.

Thi ẩm thực.

Cùng với Lễ hội đua thuyền truyền thống, nhân dân các dân tộc huyện Quỳnh Nhai và du khách gần xa còn được hòa mình vào các hoạt động vui xuân, như tham dự thi ẩm thực của các xã, tham quan mua sắm tại các gian hàng giới thiệu sản phẩm đặc trưng của Quỳnh Nhai. Các trò chơi dân gian của dân tộc Thái được tổ chức, như: kéo co, tó mák lẹ, ném còn, đẩy gậy... thu hút đông đảo du khách, bà con tham gia, tạo nên một không khí sống động của Lễ hội. Đặc biệt là trước ngày khai Hội, chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Bản tình ca bên sông Đà” diễn ra ngay tại Trung tâm Văn hóa huyện với các tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa cổ truyền của dân tộc, ca ngợi quê hương, đất nước. Đêm văn nghệ còn thu hút hấp dẫn bởi phần thi người đẹp Quỳnh Nhai nhằm ca ngợi và tôn vinh vẻ đẹp của người con gái nơi đây. Đêm văn nghệ khép lại bằng vòng xòe trong ánh lửa bập bùng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách với vùng đất Quỳnh Nhai.

Trao giải cuộc thi Người đẹp Quỳnh Nhai.

Giới thiệu, bán sản phẩm địa phương cho du khách.

Kết thúc cuộc đua thuyền, Ban tổ chức đã trao 6 giải nhất, 6 giải nhì, 6 giải ba cho các đội 20 VĐV nam, 20 VĐV nữ, 20 VĐV nam nữ phối hợp và  10 VĐV nam, 10 VĐV nữ, 10 VĐV nam nữ phối hợp. Lễ hội đua thuyền truyền thống Quỳnh Nhai vừa là một hình thức sinh hoạt hấp dẫn, vừa là một môn thi đấu thể thao vui khỏe, thể hiện sức mạnh, sự kiên cường và khát vọng chinh phục thiên nhiên của người dân vùng sông nước. Lễ hội đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân và những du khách, thể hiện tinh thần đoàn kết, tạo không khí vui tươi, tự tin bước vào một năm mới tràn đầy niềm vui.

Vũ Tuấn - Huy Ngoan - Khải Hoàn

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.