Người giữ nhịp khèn bè

Ông Vì Văn Đao, bản Hiêm, xã Chiềng Khoi (Yên Châu) được nhiều người biết đến, bởi ông là một trong số ít người còn chế tác khèn bè và thổi khèn hay của huyện.

Ông Vì Văn Đao đang chế tác khèn bè.

 

Ông Đao tâm sự: Chiếc khèn bè đã gắn bó với người Thái Yên Châu từ bao đời nay. Và chiếc khèn bè cũng đã gắn bó với ông gần 50 năm. Ông Đao nhớ lại: Năm 1967, ông đã học làm khèn bè của ông Kẻo Ngoãn ở xã Yên Sơn (Yên Châu). 4 năm sau, khi đã thạo nghề, ông bắt đầu làm khèn bè để mọi người trong bản, trong xã sử dụng. Sau đó, ông xung phong vào đoàn dân quân hỏa tuyến tình nguyện giúp nước bạn Lào. Đến năm 1983, ông tiếp tục với nghề làm khèn bè và gắn bó với nghề đến tận bây giờ.

 

Theo ông Đao, làm khèn bè đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, kỳ công, hiểu rõ từng ống nứa, lá khèn. Không phải loại nứa nào cũng làm được khèn, làm khèn nhất thiết là loại nứa mọc tự nhiên trên rừng ở khu vực xã Phiêng Khoài, vì nứa ở đây đạt độ mỏng, nhưng chắc, thẳng, không héo quắt. Lấy nứa già về phơi khoảng một tháng cho khô rồi mới chặt ra chế tác khèn. Còn bầu khèn làm bằng gỗ tếch hoặc cây gỗ trong rừng (tiếng Thái gọi là co mục), 2 loại gỗ này không cong vênh, nứt nẻ, dễ bào gọt, thuận tiện trong chế tác khèn. Lưỡi gà của khèn được làm bằng đồng lá hay bạc lá, đây là bộ phận mất nhiều thời gian chế tác và cũng là bộ phận quan trọng nhất để tạo nên âm sắc của khèn.

 

Để hoàn thành một cây khèn, ông Đao phải mất 2-3 ngày. Gồm các công đoạn: Chọn 14 ống nứa có độ dài khác nhau để cắt gọt, mài nhẵn, dùi lỗ; làm 12 lưỡi gà của ống khèn; bầu khèn; đục ống nứa lắp lưỡi gà, rồi dùng sáp ong lắp ráp khèn lại thành một bè. Tất cả những công đoạn này đều cần sự tỉ mỉ và chính xác của người chế tác. Hiện tại, ông Đao thường chế tác khèn bè với 4 kích thước khác nhau: Loại 0,8m; 0,9m; 1m; 1,1m. Với giá bán dao động từ 300.000-400.000 đồng/chiếc. Mỗi tháng ông Đao bán được khoảng 10 chiếc khèn, đủ trang trải cuộc sống gia đình. Để được thổi khèn bè, ông Đao đã tham gia đội văn nghệ người cao tuổi của bản, ông muốn mang tiếng khèn đến với người dân trong bản, trong xã.

 

Dù cuộc sống hôm nay có nhiều nhạc cụ hiện đại, nhưng ông Vì Văn Đao vẫn mong rằng lớp con, cháu sẽ kế thừa nghề chế tác và biết thổi khèn bè, để lưu giữ bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Thái Yên Châu.

Trường Sơn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khơi dậy phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài

    Khơi dậy phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài

    Khoa Giáo -
    Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị, Hội Khuyến học huyện Thuận Châu đã có nhiều cách làm sáng tạo, khơi dậy phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.
  • 'Mộc Châu phát huy vai trò y tế tuyến cơ sở

    Mộc Châu phát huy vai trò y tế tuyến cơ sở

    Sức khỏe -
    Tạo điều kiện cho nhân dân được tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng ngay tại cơ sở, huyện Mộc Châu đã tập trung đầu tư, nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị và nguồn nhân lực phục vụ công tác khám, chữa bệnh tại các trạm y tế.
  • 'Giữ cuộc sống bình yên cho nhân dân

    Giữ cuộc sống bình yên cho nhân dân

    An ninh trật tự -
    Thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại cơ sở, Công an xã Mường Bon, huyện Mai Sơn luôn chủ động, nắm chắc tình hình địa bàn, làm tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.
  • 'Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm chính thức Chile và Cộng hòa Peru

    Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm chính thức Chile và Cộng hòa Peru

    Đối ngoại -
    Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Chile từ̀ ngày 09 đến ngày 12/11/2024; thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru từ ngày 12 đến ngày 16/11/2024.
  • 'Giảm "dấu chân carbon" trong hoạt động du lịch

    Giảm "dấu chân carbon" trong hoạt động du lịch

    Du lịch -
    "Dấu chân carbon" (carbon footprint) trong du lịch là tổng lượng khí nhà kính, chủ yếu là CO2 được thải ra trong quá trình thực hiện một chuyến đi. Việc này bao gồm mọi hoạt động: Di chuyển tới điểm đến, ăn uống, lưu trú giải trí... Vì thế, du lịch tuy được gọi là ngành công nghiệp xanh, công nghiệp không khói nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ phát thải khá lớn. Thậm chí, ngành công nghiệp không khói còn được dự báo có thể sinh ra 6,5 tỷ tấn khí thải carbon vào năm 2025 và chiếm khoảng 13% lượng khí thải nhà kính; trong đó, hàng không chính là nguồn phát thải lớn nhất với 25% tổng lượng khí thải CO2 của ngành du lịch.
  • 'Bắc Yên sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị

    Bắc Yên sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị

    Huyện Bắc Yên -
    Ngày 6/11, Huyện ủy Bắc Yên đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ ngày 11/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, giai đoạn 2021-2025.