Bức tranh văn hóa đa sắc màu lễ hội các dân tộc đầu xuân

Sang xuân, khi những tia nắng vàng ấm áp rọi xuống, đất trời bừng tỉnh, hoa ban bung nở sắc trắng và măng rừng bắt đầu nhú khỏi mặt đất, cũng là lúc đồng bào các dân tộc Sơn La tổ chức các lễ hội đầu xuân. Mỗi dân tộc lại có những lễ hội riêng, tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu, mang đến những không gian văn hóa đậm chất truyền thống và giàu bản sắc.

 

Lễ “Hết chá” được phục dựng tại Bảo tàng tỉnh.

 

Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi dân tộc nơi đây có nét văn hóa riêng được gìn giữ qua bao thế hệ. Trong đó, lễ hội là nơi phản ánh rõ nhất về tập tục, tín ngưỡng và văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc. Hiện toàn tỉnh có hơn 10 lễ hội lớn của các dân tộc, đến nay, vẫn được duy trì tổ chức mỗi dịp đầu xuân từ những ngày đầu tháng giêng cho đến hết tháng 3 âm lịch. Dù khác nhau về tiếng nói và tín ngưỡng, nhưng đồng bào các dân tộc miền núi đều có chung một quan niệm, đó là sự biết ơn đối với “mẹ thiên nhiên”, nơi mà cuộc sống của bà con gắn liền bao đời cùng núi rừng, nương rẫy, đồng ruộng. Vậy nên, lễ hội của các dân tộc khi được tổ chức đều hướng đến một mục đích lớn nhất là sự cảm tạ với đất trời, thiên nhiên cầu mong cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống bản làng thuận hòa, tốt đẹp.

Mở đầu mùa lễ hội phải kể đến lễ hội “Nào sồng” của đồng bào dân tộc Mông. Với ý nghĩa là “cầu mùa”, lễ hội này được tổ chức cùng với truyền thống của đồng bào Mông, nay còn phổ biến ở huyện Phù Yên, Yên Châu. Lễ hội mang tính cộng đồng khi được cả bản đóng góp để tổ chức vừa để cầu mùa, cầu năm mới ngô, lúa tốt tươi, vừa động viên, khích lệ bà con bắt đầu vụ mùa mới.

Vào thời điểm Tết Nguyên đán, đồng bào dân tộc Dao Tiền ở Mộc Châu, Phù Yên lại có lễ “Tết nhảy”. Lễ hội được tổ chức 3 năm một lần tại nhà của một trưởng họ, diễn ra từ ngày 29 đến hết ngày mùng 2 tết. Dân tộc Dao có nhiều nghi lễ đặc sắc, nhưng có lẽ “Tết nhảy” mới thực sự là nơi hội tụ đầy đủ và phản ánh sâu sắc nhất cả về tín ngưỡng và văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong 4 ngày tổ chức, các nghi thức lần lượt được tái hiện, kể về lịch sử từ thuở khai thiên lập địa, sự tích Bàn Vương, cho đến những câu chuyện sản xuất, lời răn dạy con cháu, cảm tạ đất trời và cầu mùa cho năm mới. Kết thúc “Tết nhảy” là nghi thức “chặt cây” kết hợp với màn nhảy múa đặc sắc trước sự chứng kiến của đông đảo bà con dân bản, sau đó, ai nấy đều “nhặt lộc” mang về cất giữ để cầu mong nhiều may mắn trong năm tới.

Khi hoa ban đã nở trắng các sườn đồi, đồng bào dân tộc Thái, Kháng, La Ha cũng bắt đầu những lễ hội của dân tộc mình. Đồng bào Thái ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu có lễ hội “Hết chá”, đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2016. Lễ hội “Hết chá” được phục dựng thường niên vào tháng 2 âm lịch hàng năm, trở thành dịp sinh hoạt văn hóa đặc sắc, điểm nhấn thu hút khách du lịch nhân dịp đầu xuân. Đồng bào Thái sinh sống ở mỗi vùng miền lại có những lễ hội khác nhau, như lễ hội Hoa ban ở Vân Hồ, cầu mưa ở Mường Sang, “Xên lẩu nó” ở Mai Sơn... Dù quy mô và cách thức tổ chức ở mỗi nơi không giống nhau, nhưng lễ vật không thể thiếu của các lễ hội này là hoa ban và măng rừng.

Có tập quán canh tác và lối sống sinh hoạt gần tương tự với đồng bào dân tộc Thái, dân tộc Kháng và La Ha cũng có những lễ hội gắn liền với hoa ban là lễ hội dâng hoa măng và “Xen pang ả” tổ chức vào thời điểm cuối tháng 3 âm lịch. Ngoài ý nghĩa chính là các “con nuôi” đóng góp lễ vật tổ chức tại nhà thầy cúng để tạ ơn, lễ hội còn là dịp để bà con được tụ họp, vui chơi, diễn xướng, đặc biệt là hòa mình trong vòng xòe hay điệu tăng bu truyền thống của dân tộc có tiết tấu sôi động.

Đối với đồng bào các dân tộc sinh sống tại Sơn La còn có nhiều lễ hội khác nhau. Mỗi lễ hội đều mang đậm bản sắc dân tộc, thể hiện sự khát khao, ước vọng về một cuộc sống mới và đặc biệt là gắn kết cộng đồng, khích lệ tinh thần hăng say lao động nhân dịp đầu năm. Có những lễ hội bắt nguồn từ tín ngưỡng truyền thống đã được phục dựng với quy mô lớn, tổ chức nhiều hoạt động, tạo nên sân chơi chung thú vị và bổ ích, như Lễ hội Hoa ban ở Thành phố hay Lễ hội đua thuyền ở Quỳnh Nhai. Những lễ hội đã và đang được phục dựng là điểm nhấn đặc sắc trong kho tàng văn hóa các dân tộc cần được bảo tồn và phát huy, đặc biệt là biết cách khai thác để phục vụ du lịch hiện nay.

Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Công tác cải cách hành chính trong Đảng là nội dung quan trọng, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác CCHC trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ.
  • 'Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Xã hội -
    Là trung tâm công nghiệp của tỉnh Sơn La, huyện Mai Sơn có nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ sở chế biến nông sản đang hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ thu hút trẻ em lao động trái pháp luật. Vì vậy, huyện luôn quan tâm phòng ngừa lao động sớm ở trẻ em.
  • 'Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Xây dựng Đảng -
    Xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, phù hợp thực tế; chủ động đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, Đảng bộ Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các chi bộ trực thuộc phát huy vai trò hạt nhân chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ các lĩnh vực quản lý của ngành.
  • 'Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Du lịch -
    Cùng với chú trọng củng cố tổ chức hội vững mạnh, thời gian qua, Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp giúp hội viên phát triển thêm sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách tới tham quan, trải nghiệm tại các khu, điểm du lịch của tỉnh Sơn La.
  • 'Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Sông Mã đã kết nối với các đơn vị tuyển dụng lao động tổ chức hội nghị thông tin về thị trường lao động tại các xã, bản; tổ chức ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm, giúp người lao động tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
  • 'Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng, chính quyền các địa phương trong tỉnh Sơn La đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Đồng thời, triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nhất là đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn của tỉnh, góp phần ổn định sản xuất, tạo việc làm, thu nhập cho nông dân.
  • 'Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Xã hội -
    Sương muối và mưa đá là những hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Các địa phương trong tỉnh đang chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ các loại cây vụ đông và cây trồng lâu năm trước tác động bất lợi của thời tiết.