Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững

Với lợi thế của tỉnh, phát triển nông nghiệp là then chốt, xây dựng nông thôn mới là căn bản, nông dân là trung tâm và giữ vai trò chủ thể. Ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ sạch, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sử dụng hiệu quả tài nguyên, giảm phát thải, giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng nông thôn có môi trường xanh, sạch, đẹp, hạ tầng hiện đại và dịch vụ y tế, giáo dục, thông tin tốt, văn hóa truyền thống.

Thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, các cấp, các ngành, địa phương tập trung tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn; cơ chế, chính sách, tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân.

Vấn đề đặt ra là các cấp, các ngành, huyện, thành phố tập trung rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành các chính sách thu hút thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp số, nông nghiệp sinh thái; phát triển các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị kinh tế cao. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp.

Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường; rà soát, xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp theo 3 cấp sản phẩm gắn với xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu, gồm: Sản phẩm chủ lực quốc gia; sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; sản phẩm đặc sản địa phương mô hình “Mỗi xã một sản phẩm”. Triển khai Chương trình sản phẩm quốc gia, phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp. Phát triển bền vững kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã; chú trọng công nghiệp chế biến nông sản, ngành nghề dịch vụ ở nông thôn, ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh đủ điều kiện xuất khẩu.

Điều quan trọng nữa là tiếp tục hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu; đăng ký bảo hộ thương hiệu cho các sản phẩm nông, lâm, thủy sản chủ lực của tỉnh ở trong và ngoài nước; triển khai chương trình, dự án cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và thực phẩm của tỉnh. Xây dựng phương án tổng thể về phát triển hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, hệ thống định danh gắn với đối tượng quản lý; chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật cơ sở dữ liệu nông nghiệp, nông thôn. Tập trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ hữu cơ trong sản xuất, chế biến, chọn tạo nhân giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; sản xuất giống mới có năng suất, chất lượng, chống chịu tốt với sâu bệnh, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.

Thúc đẩy hợp tác, liên kết, phát triển chuỗi giá trị, các mô hình nông nghiệp tiên tiến. Chuyển mạnh từ xây dựng các “chuỗi cung ứng nông sản” sang phát triển các “chuỗi giá trị ngành hàng”, theo nguyên tắc minh bạch, trách nhiệm, cùng chia sẻ lợi ích theo mức độ đóng góp giá trị. Tăng cường liên kết 6 nhà (nhà nông - nhà nước - doanh nghiệp - ngân hàng - khoa học - phân phối) với nòng cốt là liên kết nhà nông - nhà doanh nghiệp. Phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giảm nghèo bền vững và các chương trình, dự án đầu tư công giai đoạn 2021-2030, thúc đẩy kinh tế dịch vụ, tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn.

Xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại gắn với đô thị hóa, giữ gìn văn hóa truyền thống. Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp và hạ tầng thương mại ở nông thôn, đảm bảo liên kết vùng, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị. Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi, hạ tầng công nghệ thông tin, thương mại, y tế giáo dục, văn hóa, thể thao; khuyến khích đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch tập trung theo hình thức xã hội hóa...

Thực hiện hiệu quả các chính sách giảm nghèo bền vững, đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức giảm nghèo, tiến đến xóa nghèo. Xây dựng cộng đồng vững mạnh; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; phát huy vai trò của các tổ chức cộng đồng, quy ước, hương ước, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, tạo động lực khơi dậy sức mạnh và nguồn lực nhân dân trong quá trình phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới.

Ngọc Thuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.