Nghĩ về người Thầy

Đạo thầy - trò mãi là truyền thống tốt đẹp ngàn đời, trong sáng, cao cả và ngát hương như bó hoa cúc trắng của cậu học trò nghèo dâng thầy ngày 20/11.

Cửa hàng hoa cuối phố Tô Hiệu. Cậu bé “đứng hình”, không rời mắt khỏi bó hoa đang được bà chủ hoàn thiện, đặt lên kệ chờ khách. Còn hơn tuần nữa mới đến ngày của thầy, em sợ rằng hai trăm nghìn dành dụm lâu nay, đến ngày đó không đủ để mua được bó cúc trắng, loài hoa mà thầy em thích nhất.

Tự bao đời nay truyền thống “tôn sư, trọng đạo” đã được lớp lớp người Việt trao truyền qua các thế hệ. Ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là “Ngày nhà giáo Việt Nam”. Từ đó, cứ mỗi dịp tháng 11 hàng năm, cả đất nước lại tưng bừng các hoạt động tôn vinh người thầy, những người luôn thầm lặng vượt qua muôn vàn khó khăn, áp lực để gieo mầm tri thức, bồi đắp hoài bão cho thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước.

Với ảnh hưởng của Nho học, giáo dục Việt Nam quan niệm, người thầy là trung tâm, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục cả về tri thức lẫn đạo làm người. Người thầy luôn nhận được tất cả niềm tin yêu, nhất mực kính trọng của cả xã hội, “nhất tự vi sư, bán sự vi sư”. Người thầy là hiện thân của tri thức, là biểu tượng của nhân cách trong sáng, hết lòng chăm lo cho các thế hệ học trò, vì tương lai, vận mệnh của quốc gia, dân tộc, quê hương.

Bước vào thế kỷ 21, trong thời đại công nghiệp 4.0, lượng tri thức khổng lồ được cung cấp một cách dễ dàng qua các thiết bị điện tử thông minh. Sự uyên thâm, kinh nghiệm tích lũy cả đời của một cá nhân, dù xuất chúng đến mấy, xem ra cũng khó so sánh nổi với những chiếc chíp điện tử được tích hợp công nghệ AI. Điều đó làm cho nhiều người nghĩ rằng, vai trò của người thầy trong kỷ nguyên số sẽ dần bị thay thế. Chính những nhận thức đó mà trong thời gian qua, chúng ta đau lòng khi nhìn thấy hàng loạt vụ việc học trò vô lễ với thầy cô giáo, học sinh xúc phạm, hành hung thầy cô, phụ huynh xông vào lớp học hạ gục cô giáo, chi hội trưởng phụ huynh học sinh bắt giáo viên quỳ xin lỗi... Ngược lại, nhiều người mang danh là thầy nhưng lại giẫm đạp lên danh phẩm, tự bôi bẩn mặt mình, thậm chí biến mình thành ma qủy khi khi sẵn sàng dắt học sinh vào nhà nghỉ, “quấy rối...” đến mức học sinh phải mang bầu... Những sự việc dù đơn lẻ nhưng tần suất xuất hiện ngày càng nhiều, đang làm xói mòn niềm tin xã hội. Phải nói rằng, thời gian qua, mặt trái của cơ chế thị trường đang là một trong những tác nhân quan trọng làm biến dạng vai trò, địa vị người thầy. Câu chuyện xin - cho, “chạy chọt” trường chuyên, lớp chọn; mua - bán, đổi trác bằng cấp, không chỉ là chuyện đồn thổi của dư luận. Mới đây thôi, Sơn La của chúng ta phải trải qua nỗi đau xót cùng cực khi hàng loạt những thầy, cô tham gia vào vụ tiêu cực mua - bán trong kỳ thi THPT quốc gia 2018. Bản án nghiêm khắc đã được tuyên, người vi phạm rồi cũng phải đền tội, song nỗi buồn day dứt mãi.

Gạt sang một bên những “con sâu bỏ rầu nồi canh”, toàn xã hội vẫn luôn trân quí những nhà giáo chân chính, bản lĩnh trước mọi khó khăn, cám giỗ. Ngay đầu tháng 11 này, khi diễn đàn Quốc hội nóng ran với câu chuyện sách giáo khoa lớp 1, bên cạnh phân tích, đánh giá những hạn chế, yếu kém của ngành giáo dục, trong đó có trách nhiệm của những nhà quản lý, những người thầy, công chúng cả nước cũng có được cái nhìn nhận khách quan hơn những đóng góp to lớn của sự nghiệp đổi mới giáo dục, được chia sẻ nhiều hơn những gian khó, bất cập của ngành đang gánh vác trọng trách quốc sách hàng đầu. Vẫn còn đó những tấm gương thực sự xúc động, như cô giáo Phạm Bạch Ngọc, Hiệu trưởng Trường Mầm non Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, Lai Châu, 13 năm bám trường, bám bản với tâm niệm còn được sống, được làm việc, được chăm sóc học sinh là hạnh phúc nhất đời. Hay câu chuyện thầy Đặng Văn Cương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sơn Ba, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi), đã nuôi nấng, dạy dỗ cậu bé tí hon Đinh Văn K'Rể như con ruột của mình. Thật không may, giờ đây, Đinh Văn K'Rể đã về với tổ tiên sau cơn đột quỵ, nhưng hình ảnh thầy trò như cha với con sẽ còn đẹp mãi như truyện cổ tích. Rồi, vượt qua những mời gọi của tiền bạc, cô giáo Hà Ánh Phượng, giáo viên Trường THPT Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ với “lớp học không biên giới” đã vinh dự là người Việt đầu tiên lọt Top 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu, một đề cử cho giải thưởng được ví như Nobel về giáo dục...

Thời gian qua, dù đất nước ta chưa thực sự dư dả, nhưng Đảng, Nhà nước đã cố gắng dành nhiều sự quan tâm, từng bước chăm lo cho đội ngũ nhà giáo, dẫu rằng vẫn còn rất nhiều thầy cô giáo đang vật lộn với gian khó, mưu sinh. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, trong tâm khảm của bất kể ai khi đã chọn cuộc đời mình gắn với bảng đen, phấn trắng, họ tự ý thức mình luôn luôn nỗ lực vươn lên, là tấm gương sáng để học trò noi theo. Có thể ở đâu đó, vẫn có người với những suy nghĩ, hành động làm méo mó hình ảnh tốt đẹp của người thầy. Nhưng mỗi ngày, mỗi giờ qua đi, dù cuộc sống còn trăm bề khó khăn, dù trường lớp ở vùng sâu, vùng xa thiếu thốn đủ đường, vẫn còn đó rất nhiều thầy cô giáo đang dốc lòng gieo chữ, miệt mài bồi đắp niềm tin về ngày mai tươi sáng cho bao thế hệ học trò.

Trường Chinh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.