Ngày 24/8, tại xã Mường Khiêng (Thuận Châu), Tỉnh Đoàn phối hợp với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh tổ chức Chương trình tình nguyện “Kỳ nghỉ hồng” với sự tham gia hơn 100 ĐVTN của Đoàn Khối các cơ quan tỉnh, Đoàn Khối doanh nghiệp tỉnh, Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tỉnh và Đoàn Thanh niên huyện Thuận Châu.
Về xã Long Hẹ (Thuận Châu) vào những ngày thu Tháng Tám lịch sử, cảm nhận được sự “thay da, đổi thịt” của một vùng quê giàu truyền thống cách mạng, nơi có Đội du kích Long Hẹ năm xưa với nhiều chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Chuẩn bị tốt nội dung sinh hoạt, duy trì chế độ sinh hoạt hằng tháng bảo đảm về thời gian, nội dung và số lượng đảng viên; thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt; nêu vấn đề trọng tâm để đảng viên đóng góp ý kiến; thường xuyên giám sát, rút kinh nghiệm... là những giải pháp cụ thể được Chi bộ bản Nong Sa, xã Chiềng Pấc (Thuận Châu) tập trung chỉ đạo trong thời gian qua nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở bản.
Phát huy vai trò tiên phong của người đảng viên, chị Lò Thị Dung, bản Nà Càng, xã Thôm Mòn (Thuận Châu) luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào ở địa phương, tích cực thi đua lao động sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình và giúp các hộ nghèo trong bản làm theo để thoát nghèo.
Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, trong tháng 7, Huyện Đoàn Thuận Châu đã chỉ đạo các cơ sở đoàn trực thuộc tổ chức nhiều hoạt động tình nguyện ý nghĩa thiết thực.
Địa danh “Pha Đin” gắn với chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954) được nhiều người biết đến qua bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của nhà thơ Tố Hữu: “…Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ; Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát…”. Đây là một trong những tuyến giao thông huyết mạch quan trọng tiếp vận vũ khí, đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Cung đường huyền thoại năm xưa đang được huyện Thuận Châu tập trung quy hoạch thành vùng phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với du lịch, đã và đang đem lại những tín hiệu tích cực.
Theo thông tin từ Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Thuận Châu, rạng sáng ngày 8/8/2018, trên địa bàn huyện Thuận Châu có mưa to, gây ra lũ làm ngập úng gần 30 ha lúa, hơn 50 ha ngô và sạt lở ảnh hưởng nhà của 10 hộ dân (4 hộ phải di dời); sạt lở một số tuyến đường liên bản tại các xã: Muổi Nọi, Chiềng Ly, Mường Khiêng, Thôm Mòn, Tông Lạnh, Nậm Lầu, Chiềng Pấc, Bản Lầm, Liệp Tè.
Những năm gần đây, với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong triển khai các chương trình, chính sách trên địa bàn, người dân bản Nghịu, xã Phổng Lập (Thuận Châu) đã và đang khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh để phát triển kinh tế, nhất là tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc, nâng cao thu nhập, từng bước xóa đói, giảm nghèo.
Thực hiện công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và phát triển sản xuất nông nghiệp theo lợi thế từng vùng, thời gian qua, huyện Thuận Châu đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân tích cực đổi mới tổ chức sản xuất, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; xây dựng thí điểm nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi. Đến nay, nhiều mô hình có tính khả thi cao, được người dân ủng hộ và triển khai nhân rộng.
Thuận Châu là huyện có địa bàn rộng với 29 xã, thị trấn, giao thông không thuận lợi; số lượng án phải thi hành nhiều... Tuy nhiên, với sự nỗ lực cố gắng của Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) huyện Thuận Châu, tỷ lệ án thi hành đều đạt chỉ tiêu được giao, đảm bảo tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật.
Người Mông chủ yếu sinh sống trên những vùng núi cao, dưới các thung lũng, sườn đồi và từ lâu, họ đã biết tận dụng các loại tre làm những vật dụng phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, trong đó, chiếc gùi tre (lu cở) là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống của người Mông.
Phòng Nông nghiệp huyện Thuận Châu vừa tổ chức cấp phát 39.040 giống cây xoài Đài Loan cho 199 hộ của 20 bản xã Mường Bám theo chương trình xây dựng nông thôn mới và chương trình 135.
Hơn 2 năm triển khai và ứng dụng phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch (phần mềm hộ tịch) đã góp phần hiện đại hóa hành chính, phục vụ nhân dân trong lĩnh vực tư pháp và giảm tải công việc cho cán bộ chuyên môn, giải quyết nhanh gọn các thủ tục liên quan đến hộ tịch trên địa bàn xã Phổng Lái (Thuận Châu).
Nhà thơ Lò Xuân Thương sinh ra và lớn lên tại xã Púng Tra, huyện Thuận Châu, một vùng quê giàu truyền thống cách mạng, nơi xuất xứ các tác phẩm trường ca Thái nổi tiếng như: “Sống chụ xon sao”, “Hiến Hom”, “Khun Lú- Nàng Ủa”, Inh Éng... vùng quê của những điệu múa xoè uyển chuyển và những làn điệu dân ca Thái mượt mà sâu lắng. Chính vì vậy, ngay từ thủa thiếu thời nhà thơ Lò Xuân Thương luôn tự hào, đam mê và đắm mình trong nền văn hoá Thái.
Thời gian qua, trước thực trạng trên địa bàn cả nước và tỉnh xảy ra nhiều vụ ngộ độc rượu, huyện Thuận Châu đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong thực hiện Nghị định số 105 ngày 14/9/2017 của Chính phủ quy định về sản xuất, kinh doanh rượu, trong đó có công tác cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công, tuy nhiên, công tác này còn gặp nhiều khó khăn.
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn huyện Thuận Châu luôn quan tâm hoạt động đền ơn đáp nghĩa; chăm lo, động viên, tạo điều kiện cho các gia đình thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Về xã vùng cao Mường Bám (Thuận Châu), chúng tôi cảm nhận được những niềm vui, hạnh phúc của những gia đình, thân nhân người có công với cách mạng khi họ đang được ở trong những ngôi nhà mới được sửa chữa khang trang, vững chắc theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.