Thuận Châu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Nhằm tạo ra sản phẩm nông sản có chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh cao, thời gian qua, huyện Thuận Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhân rộng các mô hình, thu hút nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư sản xuất ứng dụng công nghệ cao; hướng đến phát triển vùng chuyên canh nông nghiệp hiệu quả, bền vững, nâng cao đời sống người dân.

 

Mô hình nuôi ong lấy mật theo quy trình VietGAP của HTX ong Phổng Lái.

 

Là địa phương có thế mạnh về nông nghiệp với nhiều sản phẩm đặc trưng, như: chè, khoai sọ, sơn tra, chanh leo... Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, huyện Thuận Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn hướng dẫn, tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, HTX, người dân chủ động đổi mới công nghệ, ứng dụng các thành tựu vào sản xuất. Đồng thời, triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt. Đến nay, huyện đã triển khai hỗ trợ 840 triệu đồng cho 9 doanh nghiệp, HTX trên địa bàn để hoàn thành thủ tục hồ sơ chứng nhận VietGAP, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, in bao bì sản phẩm; hoàn thành các hồ sơ, thủ tục để cấp mã số vùng trồng cho trên 17 ha xoài. Từ chủ trương và chính sách hỗ trợ, nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao xuất hiện và phát triển nhanh; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, cho giá trị kinh tế cao, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn đến với người tiêu dùng.

 

Với trên 4.110 ha cây ăn quả các loại, trong đó trên 60% diện tích là xoài, chanh leo, bơ, nhãn, thanh long; những năm trước, các loại cây ăn quả trên địa bàn huyện Thuận Châu chủ yếu được người dân trồng theo phong trào, chưa chú trọng đến chất lượng giống, đầu tư chăm bón, cải tạo, nên chỉ sau vài năm thu hoạch nhiều diện tích cây ăn quả bị thoái hóa, năng suất, chất lượng thấp. Để nâng cao giá trị kinh tế của các loại cây ăn quả, huyện đã chỉ đạo các ngành chuyên môn đẩy mạnh hướng dẫn người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào cải tạo vườn tạp. Trong đó, tập trung lai tạo giống bằng phương pháp ghép mắt đối với cây nhãn, xoài... Đồng thời, tổ chức tập huấn áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP cho các hộ trồng cây ăn quả trên địa bàn. Đến nay, toàn huyện có trên 3.500 ha cây ăn quả trồng bằng giống chất lượng cao; 22 cơ sở được cấp giấy chứng nhận sản xuất VietGAP với tổng diện tích 330 ha. Nhiều mô hình cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao, trồng theo phương pháp hữu cơ và có liên kết với các đơn vị xuất khẩu, điển hình như: Mô hình trồng xoài Đài Loan của HTX Bản Bon, xã Mường Khiêng liên kết với HTX dịch vụ nông nghiệp Thanh Sơn (Mai Sơn) xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cho lợi nhuận gần 1 tỷ đồng/năm; mô hình trồng chanh leo của HTX Chanh leo Bình Thuận cho lợi nhuận trên 2 tỷ đồng/năm; mô hình trồng thanh long ruột đỏ của hộ ông Trần Văn Đồng, bản Tiên Hưng, xã Phổng Lái thu nhập khoảng hơn 300 triệu đồng/năm... Bên cạnh đó, từ năm 2017 đến nay, huyện Thuận Châu đã triển khai hỗ trợ thực hiện mô hình công nghệ tưới nhỏ giọt cho 8 HTX trồng chè, cà phê, cây ăn quả với diện tích cây trồng được tưới là 21,4 ha; xây dựng hệ thống nhà màng với diện tích 1 ha trồng rau các loại.

 

 

Cán bộ xã Muổi Nọi hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả.

 

Trong lĩnh vực chăn nuôi, huyện vận động người dân áp dụng hệ thống cho vật nuôi ăn, uống nước tự động; sử dụng đệm lót sinh học; triển khai các chương trình, dự án, mô hình về phát triển chăn nuôi, thủy sản, như: hỗ trợ lồng cá cho HTX Liệp Tè tại bản Ban Xa, xã Liệp Tè với quy mô 200 lồng; hỗ trợ nuôi dê sinh sản trên nền đệm lót sinh học, quy mô 100 con tại các xã Phổng Lăng, Chiềng Ly, Muổi Nọi, Bon Phặng... Đồng thời, ứng dụng công nghệ vi sinh xử lý môi trường; vận động, hỗ trợ nông dân chăn nuôi kết hợp xây dựng bể khí sinh học. Qua đó, góp phần giảm chi phí và hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, tăng sức đề kháng của vật nuôi.

 

Hướng đến mục tiêu bền vững trong sản xuất nông nghiệp, huyện Thuận Châu còn đẩy mạnh liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng; khuyến khích đầu tư kho lạnh, cơ sở bảo quản, chế biến nông sản, thủy sản sau thu hoạch. Đến nay, toàn huyện đang hỗ trợ duy trì xây dựng 21 chuỗi nông, lâm, thủy sản an toàn và cấp giấy chứng nhận VietGAP cho 14 chuỗi trồng trọt, 6 chuỗi chăn nuôi, thủy sản, 1 chuỗi mật ong. Toàn huyện có 5 sản phẩm nông nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ, gồm: 1 sản phẩm được bảo hộ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý (cà phê Sơn La), 4 sản phẩm nông sản được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận (chè Phổng Lái, khoai sọ Thuận Châu, sơn tra Sơn La, cá Sông Đà); hình thành 3 cơ sở bảo quản, chế biến chè búp tươi phục vụ xuất khẩu và 1 cơ sở chế biến cà phê.

 

Những hiệu quả bước đầu trong việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đã tạo điều kiện thuận lợi để huyện Thuận Châu tiếp tục triển khai, nhân rộng các mô hình. Thời gian tới, huyện tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; chú trọng chuyển dịch cơ cấu giống hợp lý; hướng đến xây dựng vùng chuyên canh nông nghiệp sạch, bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm nông sản địa phương.

Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Công tác cải cách hành chính trong Đảng là nội dung quan trọng, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác CCHC trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ.
  • 'Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Xã hội -
    Là trung tâm công nghiệp của tỉnh Sơn La, huyện Mai Sơn có nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ sở chế biến nông sản đang hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ thu hút trẻ em lao động trái pháp luật. Vì vậy, huyện luôn quan tâm phòng ngừa lao động sớm ở trẻ em.
  • 'Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Xây dựng Đảng -
    Xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, phù hợp thực tế; chủ động đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, Đảng bộ Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các chi bộ trực thuộc phát huy vai trò hạt nhân chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ các lĩnh vực quản lý của ngành.
  • 'Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Du lịch -
    Cùng với chú trọng củng cố tổ chức hội vững mạnh, thời gian qua, Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp giúp hội viên phát triển thêm sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách tới tham quan, trải nghiệm tại các khu, điểm du lịch của tỉnh Sơn La.
  • 'Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Sông Mã đã kết nối với các đơn vị tuyển dụng lao động tổ chức hội nghị thông tin về thị trường lao động tại các xã, bản; tổ chức ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm, giúp người lao động tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
  • 'Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng, chính quyền các địa phương trong tỉnh Sơn La đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Đồng thời, triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nhất là đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn của tỉnh, góp phần ổn định sản xuất, tạo việc làm, thu nhập cho nông dân.
  • 'Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Xã hội -
    Sương muối và mưa đá là những hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Các địa phương trong tỉnh đang chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ các loại cây vụ đông và cây trồng lâu năm trước tác động bất lợi của thời tiết.