Chuyện về cây chè trên đất Phổng Lái

Thương hiệu chè Phổng Lái (Thuận Châu) là sản phẩm quen thuộc trong đời sống, sinh hoạt của nhiều người đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên lịch sử và quá trình phát triển của cây chè Phổng Lái, câu chuyện về những người làm chè nơi đây đem lại cho tôi nhiều bất ngờ và cảm xúc.

 

Một góc diện tích trồng chè tại xã Phổng Lái (Thuận Châu).

Đến thăm gia đình ông Trần Xuân Tư, Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Phổng Lái, một trong những người đầu tiên đặt chân lên phát triển kinh tế mới tại vùng đất Phổng Lái đầu những năm 1960. Trong căn nhà gỗ  truyền thống được xây dựng theo kiểu kiến trúc nhà 3 gian 2 chái đặc trưng của vùng Bắc Trung bộ xưa, rót chén nước hãm từ lá chè thơm ngát vừa hái ngoài vườn, ông Tư hào hứng kể về những câu chuyện, đời sống sinh hoạt của người dân xung quanh cây chè, ông bảo: Cây chè bén rễ với mảnh đất Phổng Lái từ những năm 60 của thế kỷ trước, khi đó nơi đây chỉ là vùng đất hoang sơ, một số hộ dân lên phát triển kinh tế mới, ban đầu chỉ trồng chè để uống. Bên bát chè xanh, mỗi tối chúng tôi ngồi nói chuyện, tâm sự về quê hương bản quán, về phong trào lao động sản xuất. Diện tích trồng chè được mở rộng, thành cây trồng thế mạnh, chủ lực vào những năm 1980 khi có các công ty thu mua để xuất khẩu sang Liên Xô. Chất lượng chè khô được trồng tại Phổng Lái có nhiều điểm khác biệt so với chè khô của các địa phương khác đó là nước có màu xanh tự nhiên, hương thơm nhẹ nhàng chứ không sốc, vị đậm chát dịu và sau đó là hậu ngọt sâu trong cổ họng...

Cây chè trên đất Phổng Lái cũng trải qua nhiều biến cố, thăng trầm trong nhiều giai đoạn, nhưng cây chè được xác định là một trong những cây trồng, thế mạnh, chủ lực góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, những người nông dân ở đây thường xuyên quan tâm nhiều hơn đến cây chè như: đầu tư giống mới, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh, cải tạo và trồng mới, xây dựng thương hiệu. Đồng bào dân tộc Mông, dân tộc Thái sinh sống ở đây cũng chú trọng thâm canh cây chè, kết hợp với trồng một số loại cây ăn quả khác để nâng cao thu nhập, ổn định đời sống. Sản phẩm chè của Phổng Lái xuất khẩu thị trường dưới dạng sản phẩm sơ chế, đóng trong bao bì lớn, không có thương hiệu hoặc nếu có đóng thì cũng là bao bì của riêng các cơ sở sản xuất nên giá không cao,  giá chè dao động từ 90 - 150 nghìn/1kg, cụ thể đối với Chè Shan và Chè Kim Tuyên giá từ 120-150 nghìn/1kg, Chè Lai từ 90-120 nghìn/1kg. Sản phẩm chè Phổng Lái hiện nay chủ yếu bán buôn cho các doanh nghiệp lớn tại Hà Nội hoặc xuất sang Đài Loan. Hoạt động kinh doanh chè trên địa bàn xã Phổng Lái cũng đang phát triển khá nhanh, một số cơ sở sản xuất đã trang bị dây chuyền, thiết bị hiện đại, có khả năng sản xuất các loại chè cao cấp, chất lượng cao. Trên địa bàn đang có 3 cơ sở sản xuất chế biến chè đó là Công ty TNHH kinh doanh Nông sản Thân Nga, Công ty TNHH Trà Thu Đan, Hợp tác xã sản xuất kinh doanh và dịch vụ tổng hợp Bình Thuận. Mỗi doanh nghiệp đều được giao bao tiêu một số vùng cụ thể. Các doanh nghiệp đầu tư giống, phân bón, kỹ thuật chăm sóc cho bà con từ lúc trồng, chăm sóc cho đến khi thu hoạch sản phẩm.

Đến thăm Hợp tác xã sản xuất kinh doanh và dịch vụ tổng hợp Bình Thuận, chúng tôi chứng kiến một khung cảnh nhộn nhịp, tấp nập. Rất nhiều nông dân chở chè đến nhập cho HTX. Anh Nguyễn Văn Khiêm, Giám đốc HTX cho biết: HTX đang bao tiêu sản phẩm chè búp tươi cho các hộ dân xã Phổng Lái, Phổng Lập, Chiềng Pha và Mường É. Trong thời gian qua, HTX phát triển rất tốt cũng nhờ có sự liên kết giữa nông dân và HTX; bà con tin tưởng và tự đến đăng ký hợp đồng với HTX bao tiêu sản phẩm. Dây chuyền sản xuất của HTX hiện đang có công suất 20 tấn chè búp tươi/ngày, tương đương với khoảng 4 tấn chè khô thành phẩm. Trung bình mỗi năm bao tiêu khoảng 2.500 tấn chè búp tươi cho bà con, sản xuất 500 tấn chè khô xuất ra thị trường.

Khuôn mặt đẫm mồ hôi nhưng đầy phấn khởi khi vừa nhập hơn 2 tạ chè tươi cho HTX, ông Điêu Chính Huỳnh, bản Bó Nhai, xã Phổng Lái cho biết: Gia đình tôi là hộ tái định cư thủy điện Sơn La chuyển đến Phổng Lái; được phân 1,5 ha chè để chăm sóc, mỗi năm gia đình thu hoạch hơn 15 tấn chè búp tươi, thu nhập trên 100 triệu đồng. HTX mua chè búp tươi với giá ổn định từ 7.000 đến 8.000 đồng/1kg. Mặc dù giá thị trường có lên có xuống nhưng HTX cũng luôn động viên bà con chăm sóc tốt, giá cả hợp lý để bà con có thu nhập ổn định. HTX cũng tuyên truyền cho bà con phải hái đúng quy cách, thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm trong thâm canh chè để sản phẩm chè chất lượng, đủ điều kiện xuất khẩu.

Hiện xã Phổng Lái có 508,2 ha chè, tạo thu nhập cho trên 2.000 lao động với gần 400 hộ trồng, chế biến, kinh doanh chè trên địa bàn xã. Với việc công bố nhãn hiệu chứng nhận “Chè Phổng Lái Thuận Châu”, tin tưởng cây chè Phổng Lái sẽ ngày càng phát triển bền vững, là loại cây mũi nhọn, chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Thuận Châu.

Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    An ninh trật tự -
    Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm ngay từ cơ sở, Công an xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tăng cường tuyên truyền pháp luật, phối hợp tuần tra, kiểm soát tại các khu vực có nguy cơ cao về tội phạm, củng cố các nhóm liên gia tự quản, tổ an ninh trật tự tại các bản.
  • 'Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Khoa Giáo -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, các trường học trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực thực hiện phong trào xây dựng “Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • 'Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Xã hội -
    Xã Huổi Một là một trong những xã khó khăn huyện Sông Mã. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, vươn lên thoát nghèo.
  • 'Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Du lịch -
    Mộc Châu là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, khai thác lợi thế đó, huyện Mộc Châu quan tâm, khuyến khích phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Có Nàng, xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay nơi đây. Những con đường bê tông mới, những ngôi nhà kiên cố, khang trang ngày một nhiều hơn, dịch vụ, hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đặc biệt, tuyến đường vào bản được chiếu sáng bởi hai hàng bóng điện năng lượng mặt trời, như tiếp thêm động lực cho bản vùng cao ngày một phát triển.
  • 'Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Xã hội -
    Quan tâm xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, huyện Yên Châu chú trọng công tác bảo vệ, ngăn chặn tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, đảm bảo các em được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
  • 'Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Theo giới thiệu của ông Đỗ Quốc Hưng, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai, chúng tôi về xã Nậm Lầu, là xã có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế và cũng là một trong những xã có diện tích rừng lớn của huyện Thuận Châu. Những năm qua, chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, tập trung bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ, phát triển rừng sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo điều kiện cho nhân dân có thêm sinh kế, thu nhập từ nghề rừng.
  • 'Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Xã hội -
    Cuối tháng 11, chúng tôi có dịp trở lại xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên. Nằm ở độ cao trên 1.600 m so với mực nước biển, nên mùa đông nơi đây lạnh cắt da, cắt thịt. Xã có 4 bản, 574 hộ, trên 3.500 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.