Từ những kinh nghiệm trong việc hỗ trợ nông dân kết nối, tiêu thụ nông sản, Hội Nông dân tỉnh đã chủ động xây dựng nhiều phương án kết nối, mở rộng thị trường, sẵn sàng hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản năm 2022, với mục tiêu không để sản phẩm nông dân làm ra không tiêu thụ được.
Năm 2021, được sự hỗ trợ của các ngành và tỉnh, huyện Sông Mã vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19, không những kết nối, hỗ trợ tiêu thụ hơn 71.000 tấn nhãn cho người dân, mà còn xuất khẩu được quả nhãn tươi vào thị trường EU, Vương quốc Anh.
Toàn tỉnh hiện có trên 500 cơ sở, nhà máy chế biến nông sản, trong đó có 50 cơ sở, nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu, trong đó, 35 cơ sở sản xuất chè, 1 nhà máy đường, 2 nhà máy tinh bột sắn, 7 cơ sở chế biến cà phê nhân, 1 nhà máy tơ tằm, 1 nhà máy sơ chế, chế biến chanh leo, 1 nhà máy chế biến mủ cao su, 2 nhà máy chế biến rau, quả.
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối tiêu thụ nông sản theo hình thức trực tuyến, đảm bảo thích ứng, linh hoạt, hiệu quả; hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp duy trì sản xuất, không để đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất, bao tiêu nông sản. Đó là những nỗ lực của ngành Công Thương vượt qua một năm gian khó do Covid-19, thực hiện tốt chức năng tham mưu, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
Sau hơn 5 mùa xuân thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển cây ăn quả trên đất dốc, Sơn La vươn lên thành vựa trái cây đứng thứ 2 cả nước, với hơn 82.800 ha; nhiều mô hình thu nhập cao từ 200 - 400 triệu đồng/ha, đặc biệt, na thu hơn 350 triệu đồng/ha; dâu tây 420 triệu đồng/ha... Cây ăn quả và sơn tra phủ xanh những nương đồi, mang về những mùa quả ngọt, đưa thương hiệu trái cây Sơn La vươn ra thị trường thế giới.
Năm 2021, những công trình, nhà máy, dự án trên địa bàn tỉnh đã và đang được đầu tư xây dựng, hoàn thiện đưa vào hoạt động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập không chỉ cho công nhân mà còn cho hàng vạn nông dân, một nắng hai sương nơi vùng nguyên liệu tập trung. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa cùng các cơ chế, chính sách hấp dẫn đang chào đón các nhà đầu tư trải lòng trên đồng đất Sơn La. Đó cũng là tín hiệu vui, sau một năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 21/1/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về định hướng hoạt động thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, để Sơn La hiện thực hóa mục tiêu phát triển xanh, nhanh, bền vững.
Xuân Nhâm Dần, thành phố Sơn La trải qua 60 năm xây dựng và phát triển. Xuân mới, niềm tin mới, khí thế mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố thêm sức mạnh, phát huy mọi nguồn lực, tiềm năng, quyết tâm xây dựng thành phố Sơn La sớm trở thành đô thị loại I, đô thị sinh thái, hiện đại, mang bản sắc văn hóa các dân tộc đặc thù tiểu vùng Tây Bắc.
Năm 2021, tỉnh Sơn La đã hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối, xúc tiến thương mại giới thiệu 17 sản phẩm nông sản sang thị trường 21 nước, tăng 5 nước so với năm 2020 và vùng lãnh thổ. Một số nông sản hỗ trợ kết nối và tiêu thụ sang thị trường tiềm năng, như: Sản phẩm xoài sang thị trường Nga, Ả Rập, Mông Cổ; nhãn sang thị trường Ba Lan, Hà Lan, Anh; mận sang thị trường Singapore, Malaysia.
Ngày 14/1, tại huyện Sốp Cộp, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trao Quyết định số 3309/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh Sơn La về việc quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư cho Công ty cổ phần Mắc ca Liên Việt Sơn La. Dự công bố có ông Huỳnh Ngọc Huy, Tổng thư ký Hiệp hội Mắc ca Việt Nam; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh, huyện Sốp Cộp.
Triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện “mục tiêu kép” phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân và phục hồi, phát triển KT-XH, trong năm 2021, Cuộc vận động được triển khai với nhiều hình thức đa dạng, góp phần nâng cao ý thức cho cán bộ, công chức, người lao động và nhân dân ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Ngày 5/1, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì Hội thảo thúc đẩy phát triển ngành măng tỉnh Sơn La. Tham dự Hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh, các huyện, thành phố; đại diện Công ty cổ phần Yên Thành (Yên Bái), Công ty măng Kim Bôi (Hòa Bình); Trung tâm Phát triển kinh tế nông thôn (CRED); một số HTX sản xuất và chế biến măng tại Vân Hồ, Phù Yên, Sốp Cộp, Sông Mã, Bắc Yên.
Ngày 3/8, HTX Dịch vụ nông nghiệp Hưng Lộc, bản Tân Lập, xã Chiềng Khương (Sông Mã) đã xuất khẩu 1,5 tấn nhãn sang thị trường Đức thông qua Công ty XNK Thực phẩm Toàn Cầu (Bắc Giang). Đây là lô nhãn xuất khẩu đầu tiên của HTX Dịch vụ nông nghiệp Hưng Lộc trong vụ năm nay.
Sau hơn 20 năm trồng tại Sơn La, đến nay toàn tỉnh có gần 450 ha cây mắc trồng tại các địa phương chủ yếu dưới dạng mô hình nông, lâm nghiệp. Theo đánh giá, cây mắc ca khá phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai tại một số địa phương của tỉnh, phát triển tương đối tốt, một số diện tích mắc ca đã ra quả, cho thu hoạch.
Đẩy mạnh hoạt động sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm nông sản trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, ngày 28/7/2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1818/QĐ-UBND quy định nội dung và mức hỗ trợ đầu tư các cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm nhãn và nông sản khác năm 2021.
Ngày 28/7, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh về chế biến, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp tỉnh (Ban Chỉ đạo 598) đã chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tiêu thụ sản phẩm nhãn và nông sản khác trong điều kiện tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới các huyện, thành phố.
Năm 2019, sản phẩm mắc ca sấy của Công ty TNHH MTV Đạt Thủy, xã Cò Nòi (Mai Sơn) được UBND tỉnh chứng nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh. Thành công bước đầu, chính là động lực để Công ty đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến hoa quả sấy với tổng mức đầu tư trên 10 tỷ đồng. Nhà máy đưa vào hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Với nhiệm vụ được giao, Liên minh hợp tác xã tỉnh đã phối hợp với các huyện, thành phố đẩy mạnh tư vấn, định hướng và hỗ trợ các HTX xây dựng vùng nguyên liệu tập trung cung cấp cho các nhà máy chế biến, góp phần nâng quy mô sản xuất lớn, tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Những năm qua, huyện Yên Châu đã đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng kết cấu hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư, tạo mọi điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp để thu hút các nhà đầu tư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
Cộng đồng doanh nghiệp tỉnh ta đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh thông qua việc chuyển dần các giao dịch truyền thống sang giao dịch điện tử, từng bước tạo chuyển biến tích cực trong điều hành quản trị doanh nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Những năm qua, tỉnh Sơn La luôn quan tâm hướng dẫn, khuyến khích, hỗ trợ các hộ nông dân thành lập các HTX liên hiệp các hợp tác xã, kết nối với các doanh nghiệp tạo thành chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, đảm bảo đầu ra sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân.