ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 85 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG ĐẢNG BỘ TỈNH SƠN LA (26/12/1939 - 26/12/2024)

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sơn La ban hành Đề cương tuyên truyền Ngày truyền thống Đảng bộ tỉnh Sơn La (26/12/1939 - 26/12/2024). Báo Sơn La trân trọng giới thiệu toàn văn bản Đề cương.

Giọng nam

I. NGÀY TRUYỀN THỐNG ĐẢNG BỘ TỈNH SƠN LA 26/12

Năm 1908, trên đồi Khau Cả[1], thực dân Pháp xây dựng Nhà tù Sơn La, ban đầu là nhà tù hàng tỉnh để giam tù thường phạm. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), nhất là sau phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh (1930-1931), số lượng tù chính trị bị thực dân Pháp đày lên nhà tù Sơn La tăng những năm sau đó, vì vậy tính chất nhà tù hàng tỉnh thay đổi, trở thành nhà ngục đày ải các chiến sỹ Cộng sản. Tên gọi Ngục Sơn La bắt đầu từ đó[2].

Thực dân Pháp lựa chọn vùng núi non heo hút Sơn La là nơi giam cầm, đày ải những người tù cộng sản với âm mưu vô cùng thâm độc,  chúng thừa nhận: “Chỉ cần một thời gian không lâu, sốt rét, bệnh tật và công việc khổ sai sẽ tiêu hao chúng một cách êm thấm” hay “chỉ trong sáu tháng, vi trùng sốt rét sẽ làm cho chúng trở nên hiền lành[3]. Chính vì thế, từ những năm 30 của thế kỷ XX, nhiều đoàn tù chính trị đã bị đưa lên giam giữ ở nhà ngục Sơn La với mục đích như thế. Từ năm 1930 đến năm 1944 đã có 1007 tù chính trị bị đi đày tại Sơn La, trong đó có nhiều đảng viên, những người yêu nước, nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng như các đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh, Văn Tiến Dũng, Trần Huy Liệu…Trong điều kiện sống cực khổ, lao động cực nhọc, bệnh tật và âm mưu thâm độc của kẻ thù hung ác, đã có bao chiến sỹ cộng sản, những người con yêu nước đã yên nghỉ ngàn thu dưới Nghĩa trang gốc ổi (nay là Nghĩa trang Liệt sỹ Nhà tù Sơn La), vì độc lập, tư do của Tổ quốc trong lúc tuổi đời còn rất trẻ.

Trong giá lạnh thấu xương của núi rừng Tây Bắc, nơi được mệnh danh là “rừng thiêng nước độc”, nhưng trong chốn lao tù, dưới gông cùm đày đọa của kẻ thù, những người tù Cộng sản bằng ý chí, nghị lực và niềm tin sắt đá vào ngày mai tươi sáng đã quyết tâm và làm nên điều vô cùng lớn lao và ý nghĩa, vượt ra khỏi sự kiểm soát của kẻ thù đế quốc, đó là thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản tại Nhà tù Sơn La vào tháng 12 năm 1939.

Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ,  Nhà tù đế quốc đã biến thành trường học cách mạng, đào tạo, bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ cho Đảng, cho tỉnh Sơn La lớp cán bộ đầu tiên, đặt nền móng vững chắc cho sự ra đời, phát triển phong trào cách mạng ở Sơn La. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục của tù chính trị, các tầng lớp nhân dân các dân tộc Sơn La đã giác ngộ, trung thành, đoàn kết dưới ngọn cờ vinh quan của Đảng, chuẩn bị tốt các điều kiện quan trọng, có tính quyết định để Sơn La khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi.

Chi bộ Nhà tù Sơn La là chi bộ Đảng được thành lập sớm nhất trên địa bàn Tây Bắc nói chung, Sơn La nói riêng, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tù chính trị tại Nhà tù Sơn La lúc bấy giờ, đồng thời cho thấy sự phát triển lớn mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam đã vượt qua mọi gông cùm, tra tấn của kẻ thù. Chi bộ Nhà tù Sơn La ra đời đã tạo ra bước ngoặt lịch sử đối với sự phát triển phong trào đấu tranh giành tự do, độc lập của nhân dân các dân tộc Sơn La.

Từ căn cứ lịch sử sống động, đặc biệt ý nghĩa ấy, thể theo nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc trong tỉnh, thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã phối hợp với Viện Lịch sử Đảng – Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tập trung triển khai nghiên cứu, xây dựng báo cáo khoa học về chủ đề xác định ngày truyền thống Đảng bộ tỉnh Sơn La. Việc nghiên cứu xác định ngày truyền thống Đảng bộ tỉnh Sơn La được Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo sát sao, triển khai các bước chặt chẽ, khách quan, khoa học.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, phân tích sâu sắc, toàn diện và đồng thuận cao của các nhà khoa học chuyên ngành lịch sử Đảng, cơ quan quản lý có nhiệm vụ liên quan của Trung ương, địa phương, các đồng chí nguyên là Bí thư tỉnh ủy, ngày 16/8/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La (khóa XV) đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU, lấy ngày 26/12 là Ngày truyền thống Đảng bộ tỉnh Sơn La. Việc nghiên cứu, xác định ngày truyền thống Đảng bộ tỉnh có ý nghĩa quan trọng, khẳng định tính tất yếu, khách quan, sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Trung ương Đảng về công tác xây dựng Đảng trong các giai đoạn lịch sử; vai trò, vị trí, tầm quan trọng đặc biệt sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

II. CHẶNG ĐƯỜNG VẺ VANG 85 NĂM ĐẢNG BỘ TỈNH SƠN LA (1939-2024)

1. Quá trình vận động cách mạng, đấu tranh giành chính quyền (1930- 1945)

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, cuối tháng 12 năm 1939, các đảng viên trong nhà tù đã bí mật thành lập Chi bộ Nhà tù Sơn La, gồm 10 đồng chí, đồng chí Nguyễn Lương Bằng được cử làm Bí thư. Ngay từ ngày đầu thành lập Chi bộ Nhà tù đã tập trung chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ: Lãnh đạo mọi hoạt động trong nhà tù, đề ra phương hướng tổ chức các cuộc đấu tranh với kẻ thù. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và rèn luyện đạo đức cách mạng cho đảng viên và quần chúng; đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, huấn luyện đảng viên về lý luận Mác - Lênin và phương pháp đấu tranh cách mạng; xây dựng và phát triển các tổ chức quần chúng cách mạng bên trong, bên ngoài nhà tù; tìm cách bắt liên lạc với xứ ủy và Trung ương Đảng.

Bằng nhiều biện pháp, hình thức linh hoạt, mềm dẻo, đầy sáng tạo trong việc tuyên truyền, vận động, ánh sáng cách mạng của Đảng từ Chi bộ nhà tù, từ các đảng viên Chi bộ nhà tù đã lan tỏa, ngày càng ảnh hưởng sâu, rộng trong các tầng lớp nhân dân, ban đầu ở khu vực tỉnh lỵ, dẫn đến sự ra đời của 2 tổ chức cách mạng đầu tiên ở châu lỵ Mường La và ở tỉnh lỵ. Từ tỉnh lỵ, phong trào cách mạng nhanh chóng phát triển ra các vùng tiếp giáp như vùng Chiềng Xôm (nay thuộc thành phố Sơn La), vùng Mường Chanh (Mai Sơn), bản Lầm, Tranh Đấu (Thuận Châu)…Đến đầu năm 1945, toàn tỉnh đã có hơn 60 cơ sở cách mạng ở các châu, tạo tiền đề vững chắc để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng thắng lợi khi thời cơ chín muồi.

Ngày 14/8/1945, phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Thời cơ ngàn năm có một cho nhân dân Việt Nam vùng lên giành độc lập dân tộc. Nắm bắt thời cơ, ngày 21/8/1945, tại Sơn La, đồng chí Chu Văn Thịnh triệu tập, chủ trì cuộc họp Ban lãnh đạo khởi nghĩa quán triệt nội dung lời kêu gọi khởi nghĩa của Hồ Chủ tịch, mệnh lệnh của Tổng bộ Việt Minh, bàn những vấn đề cấp bách về tổ chức lực lượng vũ trang khởi nghĩa, kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền ở các châu và tỉnh lỵ. Từ tối ngày 22/8 công tác chuẩn bị, kế hoạch khởi nghĩa ở các châu đã được chuẩn bị khẩn trương. Từ ngày 23/8 khởi nghĩa giành chính quyền bắt đầu diễn ra ở các châu Mường La, Mai Sơn, Yên Châu, Thuận Châu…đến ngày 25/8/1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng ở tỉnh lỵ diễn ra thắng lợi. Bộ máy chính quyền cấp tỉnh thành lập, ông Cầm Văn Dung làm Chủ tịch Ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh ủy Sơn La. Ban Cán sự Việt Minh tỉnh Sơn La do đồng chí Chu Văn Thịnh làm Chủ nhiệm. Ngày 26/8/1945, tại lễ mít tinh trên đồi Khau Cả, đồng chí Chu Văn Thịnh - Chủ nhiệm tỉnh bộ Việt Minh thay mặt Ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh Sơn La tuyên bố trước toàn thể nhân dân các dân tộc: khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng hoàn toàn thắng lợi, xóa bỏ chính quyền thực dân, phong kiến, thành lập chính quyền cách mạng; kêu gọi nhân dân các dân tộc đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau xây dựng cuộc sống, ủng hộ Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ủng hộ Việt Minh.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi là mốc lịch sử quan trọng trong phong trào đấu tranh cách mạng ở Sơn La. Làm nên thắng lợi vĩ đại ấy là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, đó là sức mạnh đoàn kết, lòng yêu nước, ý chí căm thù, tinh thần bất khuất chống giặc của nhân dân các dân tộc…Trong đó, sự lãnh đạo, quá trình xây dựng, chuẩn bị về lực lượng, tổ chức của Chi bộ nhà tù Sơn La đóng vai trò quyết định.

2. Thời kỳ đấu tranh bảo vệ chính quyền, kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi (1945- 1954)

Vừa giành được chính quyền, chúng ta lại phải đương đầu với hơn 20 vạn quân Tưởng từ phía Bắc tràn xuống nước ta lấy danh nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật nhưng thực chất chúng âm mưu bóp chết chính quyền non trẻ và xâm lược nước ta.

Tại Sơn La, ngày 31/8/1945, quân Tưởng nhân danh đồng minh đã kéo đến phá hoại chính quyền cách mạng. Trong khi đó, quân Pháp từ biên giới Trung Quốc vào chiếm tỉnh lỵ Lai Châu (cũ) và Thượng Lào rồi đánh xuống Sơn La với âm mưu chiếm toàn bộ Tây Bắc trong thời gian nhanh nhất. Ngày 3/01/1947, chúng đánh chiếm tỉnh lỵ Sơn La.

Nhân dân các dân tộc Sơn La dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng đã cùng với lực lượng quân sự Chiến khu II anh dũng chiến đấu cầm chân, ngăn chặn bước tiến nhanh của thực dân Pháp. Nhiều cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt, gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất như trận Mường Mùn (Tuần Giáo), ở Chiềng Pấc (Thuận Châu)… Do tương quan lực lượng chênh lệc giữa ta với địch lớn, lực lượng vũ trang địa phương và bộ đội chủ lực được Trung ương tăng cường phải thực hiện phương châm tác chiến vừa đánh vừa kiềm chế và tiêu hao sinh lực địch, vừa khôn khéo rút lui để bảo toàn lực lượng, đánh lâu dài. Đến tháng 10/1947, thực dân Pháp cơ bản kiểm soát được các địa bàn trong tỉnh, trừ Mường Bang, Mường Lang, Mường Do của huyện Phù Yên.

Tình hình chiến sự diễn biến ác liệt. Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo phong trào kháng chiến, Trung ương Đảng đã điều động các đợt những cán bộ cốt cán tăng cường lên Sơn La. Vì vậy, đến tháng 10/1946, Chi bộ đảng tỉnh Sơn La được thành lập, đồng chí Trần Quyết, Bí thư tỉnh ủy làm Bí thư Chi bộ, đến đầu năm 1947, Ban Tỉnh ủy Sơn La thành lập, đánh dấu bước phát triển quan trọng về tổ chức bộ máy lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, những chủ trương quan trọng, cấp bách đã được chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả, trọng tâm như gấp rút đào tạo cán bộ, xây dựng căn cứ kháng chiến, thành lập các đội vũ trang tuyên truyền để bí mật luồn sâu vào vùng sau lưng địch hoạt động tuyên truyền, vận động quần chúng xây dựng các cơ sở cách mạng; xây dựng lực lượng dân quân, du kích, xây dựng bộ đội địa phương; đẩy mạnh đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị, cản phá các cuộc phản kích, khủng bố của địch vào các khu căn cứ kháng chiến; diệt tề, trừ gian và phá thế kìm kẹp của địch. Với những biện pháp tích cực đó, từ cuối năm 1948, phong trào kháng chiến trên địa bàn toàn tỉnh từng bước được củng cố và ngày càng lớn mạnh, phát triển rộng khắp, nhiều địa bàn của các huyện Mai Sơn, Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Phù Yên, Yên Châu đã xây dựng được những khu du kích, cơ sở cách mạng vững chắc như: Y Lương, Mường Mần, Hát Lót, Mường Sai (Mai Sơn), Mường Bú, Mường Chùm, Mường Bằng (Mường La), Long Hẹ, Mường Bám (Thuận Châu), Mường Do, Mường Bang, Mường Lang, Mường Cơi (Phù Yên), Mường Lựm (Yên Châu), bản Mòn, A Má, Bó Sập, Chiềng Khừa, Tú Nang (Mộc Châu). Cùng với phong trào kháng chiến, hệ thống chính trị Đảng bộ tỉnh Sơn La từng bước hình thành, không ngừng được củng cố, phát triển, như Ty bình dân học vụ, Tỉnh đội bộ dân quân; Mặt trận Việt Minh Sơn La và các tổ chức cứu quốc không ngừng lớn mạnh về tổ chức. Đến cuối năm 1948, Mặt trận Việt Minh và các Hội cứu quốc đã phát triển rộng khắp các các địa bàn trong toàn tỉnh. Số hội viên phát triển nhanh, từ 520 người lên 2.490 người năm 1949. Các xã trong khu căn cứ thành lập Ban chấp hành hội cứu quốc; trong vùng hậu địch có Tổ trưởng Tổ cứu quốc.

Phong trào kháng chiến phát triển vững chắc, đã làm thất bại âm mưu thâm độc lập vành đai trắng của thực dân Pháp, tạo ra thế trận mới cài răng lược giữa ta và địch, dồn địch vào thế bị động, mất hậu phương an toàn.

 Sơn La là tỉnh có đường biên giới với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Thực hiện chủ trương tăng cường giữ đỡ cách mạng Lào, với sự phát triển vững chắc phong trào kháng chiến ở Sơn La, do đó, Trung ương Đảng, Liên khu ủy X giao Đảng bộ tỉnh Sơn La nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, giúp đỡ đội xung phong Lào Bắc[4] xây dựng địa bàn đứng chân, tổ chức lực lượng tiến vào gây cơ sở cách mạng ở tỉnh Sầm Nưa (Lào). Bản Lao Khô thuộc xã Chiềng On (nay thuộc xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu) được chọn để Đội xung phong Lào Bắc đứng chân. Nhân dân bản Lao Khô dù chịu sự kìm kẹp của thực dân nhưng đã phát huy tốt vai trò trong việc bảo vệ, giữ bí mật, giúp đỡ lương thực, thực phẩm cho Đội. Đến cuối năm 1948, Đội xung phong Lào Bắc đã xây dựng được các cơ sở đứng chân trên các địa bàn  tỉnh Sầm Nưa.

Sự hình thành các khu căn cứ Lao Măng, Lao Hùng ở tỉnh Sầm Nưa có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cách mạng Lào và Việt Nam. Các khu căn cứ Lào - Việt "dựa lưng", che chắn cho nhau, đoàn kết kháng chiến chống thực dân Pháp.

Trước sự phát triển nhanh chóng của phong trào kháng chiến ở tỉnh Sơn La và các địa bàn tỉnh Sầm Nưa đã đẩy giặc Pháp vào thế co cụm phòng thủ, mở ra điều kiện mới để Trung ương Đảng quyết định tiến tới giải phóng Tây Bắc.

Tháng 9/1952, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở Chiến dịch giải phóng Tây Bắc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quân và dân các dân tộc hăng hái tham gia chuẩn bị chiến trường, tổ chức tốt công tác vận tải và tiếp tế lương thực, thực phẩm cho bộ đội chủ lực, chuẩn bị lực lượng để tiếp quản vùng giải phóng, những việc phải làm ngay sau khi giải phóng; đẩy mạnh hoạt động chiến đấu phối hợp với bộ đội chủ lực tiêu diệt địch.

Chiến dịch Tây Bắc kết thúc, ngày 22/11/1952, tỉnh Sơn La cơ bản được giải phóng. Tháng 8/1953, chiến dịch Thượng Lào thắng lợi, thực dân Pháp buộc phải rút khỏi Nà Sản, Sơn La hoàn toàn được giải phóng.

Sau ngày giải phóng, công tác củng cố bộ máy lãnh đạo Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội; tuyên truyền, vận động nhân dân tăng gia sản xuất, xây dựng đời sống mới; đóng góp sức người, sức của phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ được đẩy mạnh. Mặc dù âm mưu, nhất là hành động phá hoại của tàn quân phỉ diễn biến phức tạp, nhưng nhân dân các dân tộc không nao núng, không ngại hy sinh, gian khổ, ngày đêm băng rừng, trèo đèo cao, vượt suối sâu để vận chuyển lương thực, đạn dược cho bộ đội, góp phần vào công tác chuẩn bị chiến dịch giải phóng Điện Biên. Trải qua 56 ngày đêm chiến đấu vô cùng gian nan và anh dũng, ngày 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. Tỉnh Sơn La đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là hậu phương trực tiếp của chiến dịch quyết chiến chiến lược, góp phần làm niên chiến thắng "Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Riêng về lương thực, thực phẩm, tỉnh Sơn La đã đóng góp 3.607 tấn gạo (vượt chỉ tiêu 52 tấn), thịt các loại trên 144 tấn (vượt chỉ tiêu 84 tấn), mỡ gần 3 tấn (vượt 2,5 tấn); rau các loại 140 tấn[5]. Riêng huyện Thuận Châu, huyện tiếp giáp với mặt trận Điện Biên Phủ, đồng bào đã huy động được 950 tấn gạo, 61 tấn thịt, 37 tấn rau các loại.

Những thắng lợi to lớn đạt được trong công cuộc xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng, góp phần cùng với cả nước đánh thắng thực dân Pháp xâm lược là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh; sự vận dụng sáng tạo đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thực tiễn địa phương. Sức mạnh  tinh thần đoàn kết, anh dũng của nhân dân các dân tộc đã được phát huy mạnh mẽ, giành thắng lợi vẻ vang.

Công lao to lớn của Đảng bộ, quân và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La trong  cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận, phong tặng, truy tặng 20 tập thể, 6 cá nhân danh hiệu: Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và nhiều phẩn thưởng cao quý.

3. Sơn La góp phần thực hiện thắng lợi 2 nhiệm vụ chiến lược cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam và thống nhất nước nhà (1954 - 1975)

Theo Hiệp định Giơnevơ (1954), nước Việt Nam tạm thời chia làm hai miền Nam, Bắc. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng và bước vào thời kỳ quá độ tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa. Miền Nam vẫn chìm dưới ách thống trị của đế quốc và tay sai.

Ngay sau khi được giải phóng, nhân dân các dân tộc ở các châu dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bác Hồ và Đảng bộ Khu Tây Bắc (từ 1963 gọi là Đảng bộ Khu tự trị Tây Bắc)[6] đã bắt tay ngay vào khôi phục kinh tế bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, hoàn thành khẩu hiệu "người cày có ruộng". Trong lần duy nhất lên thăm Sơn La, Tây Bắc nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/1959), tại Thuận Châu, Bác Hồ nói: "Từ khi hòa bình lập lại, đồng bào các dân tộc, bộ đội và cán bộ lại càng đoàn kết chặt chẽ, ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, cải thiện đời sống, giữ gìn an ninh trật tự. Đảng và Chính phủ rất vui lòng trước những thành tích đó"[7].

Dù thời gian chuyến thăm Sơn La, Tây Bắc không nhiều nhưng hình ảnh, những lời dạy bảo ân cần của Bác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nguồn sáng soi dọi đường đi không  gì làm tắt được, thôi thúc mọi người tiến lên không ngừng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Sau 10 năm khôi phục, cải tạo và xây dựng CNXH (1954 - 1964), Sơn La đã có một bước tiến dài trên nhiều lĩnh vực. Từ một nền kinh tế nông nghiệp phân tán, nghèo nàn, lạc hậu, Sơn La đã phấn đấu trở thành một địa phương có nền kinh tế bước đầu phát triển. Mạng lưới giao thông vận tải; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như cơ khí, điện, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, in ấn…được quan tâm đầu tư. Với chủ trương điều chỉnh nhân lực miền xuôi lên miền núi phát triển kinh tế, bảo vệ Tổ quốc, Sơn La đã đón hàng chục vạn lao động của các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Hà Tây, do đó hệ thống nông, lâm trường bắt đầu hình thành, khai thác tiềm năng đất đai, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa, giáo dục đều có bước tiến quan trọng. Sự nghiệp giáo dục phát triển nhanh, hàng ngàn giáo viên miền xuôi tình nguyện lên Sơn La xây dựng văn hoá - giáo dục; hệ thống Trường Thanh thiếu niên dân tộc được hình thành. Hầu hết các xã từng bước mở trường phổ thông cấp I, trường phổ thông cấp II; một số huyện xây dựng trường phổ thông cấp III; chữ Thái được cải tiến, bộ chữ Mông ra đời, các trường nghiệp vụ và kỹ thuật được hình thành. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, hầu hết các xã có trạm xá, túi thuốc và cán bộ y tế hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp vệ sinh, phòng bệnh. Sơn La góp phần cùng với các tỉnh miền Bắc trở thành chỗ dựa vững chắc về vật chất và tinh thần cho cuộc đấu tranh giải phóng của đồng bào miền Nam ruột thịt.

Cuối năm 1964 đầu năm 1965 chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ bị phá sản về căn bản; Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược "chiến tranh cục bộ", một hình thức cao của chiến tranh thực dân kiểu mới, đưa quân ồ ạt vào miền Nam Việt Nam. Ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ gây ra sự kiện "vịnh Bắc Bộ" tạo cớ để leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắc. Tháng 02/1965, đế quốc Mỹ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh bắn phá lần thứ nhất miền Bắc.

Thực hiện sự chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng, tháng 5/1965, Đảng bộ tỉnh ra Nghị quyết chuyển công tác từ thời bình sang thời chiến, vừa xây dựng, vừa sẵn sàng chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Ngày 14/6/1965, không quân Mỹ đã đánh phá dữ dội trung tâm kinh tế Mộc Châu, mở đầu cuộc đánh phá có tính chất huỷ diệt đối với Sơn La. Từ năm 1965 đến 1968 và năm 1972, đế quốc Mỹ đã huy động gần 6.000 lần tốp máy bay đánh phá trên các địa bàn, trọng điểm bị đánh phá như cầu Tà Vài, cầu Chiềng Đông (Yên Châu), cầu Nà Hay (Thuận Châu); trung tâm hành chính ở thị xã và thị trấn; các cơ sở bệnh viện, trường học đều là mục tiêu đánh phá. Đồng thời đế quốc Mỹ tăng cường triển khai chiến tranh tâm lý, tung gián điệp, biệt kích, kích động các phần tử phản động địa phương phao tin đồn nhảm, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước… nhằm gây mất ổn định chính trị ở vùng biên giới phía Tây Bắc.

Với ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược, dưới sự lãnh đạo sâu sát của Tỉnh ủy, quân và dân đã tổ chức chiến đấu sáng tạo, anh dũng, giành thắng lợi ngay từ trận đầu. Ngày 14/6/1965, quân và dân Sơn La đã bắn cháy, rơi trên địa bàn huyện Mộc Châu 02 máy bay giặc Mỹ, liên tiếp lập công trong những năm tiếp theo. Thành tích những ngày đầu chiến đấu đã được Bác Hồ gửi thư khen gợi, được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ luân lưu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì và nhiều phần thưởng cao quý cho quân và dân các dân tộc Sơn La.

Mặc dù chiến tranh diễn ra hết sức ác liệt, nhưng nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng, vừa chủ động chiến đấu, phục vụ chiến đấu vừa đẩy mạnh sản xuất, thực hiện tốt mục tiêu phát triển văn hóa, xã hội, củng cố hệ thống chính vững mạnh, đảm bảo công tác đối ngoại, góp phần chi viện tiền tuyến với tinh thần “Tiền tuyến cần người Sơn La có đủ, tiền tuyến cần của Sơn La sẵn sàng” kháng chiến chống giặc Mỹ xâm lược. Từ năm 1965 đến năm 1974, toàn tỉnh đã tiễn đưa 10.949 thanh niên nhập ngũ, chiếm 38% tổng số nam nữ thanh niên, chiếm 2,7% dân số trong tỉnh (so với dân số năm 1974); lực lượng dân quân tự vệ phát triển, chiếm 13% so với dân số; bắn rơi 76 máy bay giặc Mỹ, bắt gọn 60 vụ biệt kích, thám báo. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Quốc tế đối với cách mạng Lào.

Bên cạnh những mất mát, hy sinh lớn lao, Đảng bộ, chính quyền, quân, nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La đã lập công xuất sắc. Ghi nhận công lao to lớn trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng và Nhà nước đã tặng Đảng bộ, quân, nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La những phần thường cao quý, tỉnh Sơn La được tặng danh hiệu: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 9 đơn vị, 5 cá nhân được Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu: Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; 4 cá nhân, 4 tập thể được Nhà nước phong tặng danh hiệu: Anh hùng lao động. Đảng và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tặng Huân chương Tự do - Huân chương cao quí nhất cho Đảng bộ, quân và dân tỉnh Sơn La.

4. Sơn La trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện (1975-2024)

Năm 1975, sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cách mạng Việt Nam bước sang thời kỳ mới - thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa trên cả nước.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1976), lần thứ V (1980), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ IV (năm 1976), lần thứ V (năm 1977), lần thứ VI (năm 1980) và lần thứ VII (1983), trong 10 năm (1976 - 1985) phấn đấu, tỉnh Sơn La đã giành được những thành tựu trên các lĩnh vực, duy trì, giữ vững ổn định đời sống nhân dân, tạo tiền quan trọng để bước vào thực hiện hiệu quả công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) khởi xướng công cuộc đổi mới với bốn nội dung trọng tâm:“đổi mới chủ trương, đổi mới tổ chức, đổi mới cán bộ, đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác”, đưa đất nước vượt qua khó khăn, phá thế bao vây cấm vận, tiếp tục phát triển.

Sơn La những năm đầu bước vào thực hiện công cuộc đổi mới gặp không ít khó khăn, thách thức mới nảy sinh. Là tỉnh có khoảng 80% lao động sản xuất nông nghiệp, nhưng có khoảng 40 ngàn người bị đứt bữa; gần 10 ngàn lao động trong tỉnh không có việc làm ổn định. Công cuộc di dân tái định cư vùng lòng hồ sông Đà để xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là một thách thức lớn, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân 22 xã thuộc 7 huyện nằm dọc hai bên bờ sông Đà. Diện vận động định canh, định cư trong toàn tỉnh chiếm 42% dân số.

Phát huy truyền thống Sơn La anh hùng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ tỉnh ủy, sau 38 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Sơn La đã vượt lên mọi khó khăn, thách thức, giành được những thành quả to lớn về mọi mặt, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP theo giá so sánh năm 2010) năm 2024  ước đạt 35.571,49 tỷ đồng, tăng 4,14% so với năm trước([8]). Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (theo giá hiện hành) năm 2024 ước đạt 75.597,5 tỷ đồng, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 17.311,1 tỷ đồng, chiếm 22,9%; khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 22.359,9 tỷ đồng, chiếm 29,58%; khu vực dịch vụ ước đạt 31.374,4 tỷ đồng, chiếm 41,5%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước đạt 4.552 tỷ đồng, chiếm 6,02%. GRDP bình quân đầu người năm 2024 đạt 56,84 triệu đồng/người/năm.

Cơ cấu các ngành kinh tế có sự chuyển biến rõ nét, thực chất hơn, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng hướng và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh, sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và ứng dụng công nghệ cao, nâng cao nâng suất và chất lượng của sản phẩm. Công nghiệp phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến, chú trọng phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh. Phát triển dịch vụ du lịch.

Nông nghiệp: Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, lấy ứng dụng công nghệ cao, hiện đại là then chốt. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; tăng cường cấp mã số vùng trồng, phát triển các vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến nông sản, thực phẩm xuất khẩu, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Thương hiệu các sản phẩm nông sản của tỉnh dần được khẳng định trên thị trường, các chuỗi cung ứng nông sản an toàn ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng, toàn tỉnh có 288 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, có 29 sản phẩm nông sản, thủy sản được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ và 02 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ tại nước ngoài([9]); có 06 liên hiệp HTX nông nghiệp, 881 Hợp tác xã nông nghiệp, 26 tổ hợp tác và 250 trang trại nông nghiệp, trong đó có 11 doanh nghiệp, hợp tác xã khoa học và công nghệ, bằng 91,7% tổng số doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh([10]).

Lâm nghiệp: Công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng bền vững; vừa tăng độ che phủ rừng, vừa nâng cao chất lượng, giá trị kinh tế của rừng, tạo sản phẩm hàng hóa, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người làm nghề rừng; phát huy và khai thác tiềm năng lợi thế về đất rừng. Năm 2024, trồng mới rừng tập trung đạt 1.778 ha; diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh 14.555 ha; tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 48,0%, tăng 0,5 điểm phần trăm so với năm 2023.

Thuỷ sản: Diện tích, sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đều tăng do tác động của việc ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nhiều mô hình nuôi các loài thuỷ đặc sản có hiệu quả kinh tế cao được tiếp tục nhân rộng như mô hình nuôi cá bỗng, cá chiên, cá lăng, trắm đen, ba ba…; phát triển các loại các cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi). Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2024 ước đạt 3.011 ha, tăng 0,4% so với năm 2023; sản lượng nuôi trồng và khai thác năm 2024 ước đạt 9.678 tấn, tăng 3,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; rà soát, đánh giá lại theo quy định và các bản, tiểu khu đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu; tập trung rà soát hoàn thiện các tiêu chí xây dựng huyện Quỳnh Nhai phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025; các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Sản xuất công nghiệp: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2024 ước tăng 28,3%, trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 3,2%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,6%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 37,5%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,5%.

Một số sản phẩm công nghiệp sản xuất tăng so với năm trước gồm: Đá xây dựng tăng 3,12%; sữa tươi tiệt trùng tăng 5,71%; tinh bột sắn tăng 20,25%; chè sơ chế tăng 5,36%; nước máy thương phẩm tăng 9,46%; điện sản xuất tăng 35,66%. Riêng xi măng giảm 2,08%. Duy trì hoạt động sản xuất ổn định của 60 nhà máy thủy điện, trong đó có 03 nhà máy thủy điện lớn (Thủy điện Sơn La, thủy điện Nậm Chiến I, Thủy điện Huội Quảng), với tổng công suất 3.120 MW và 57 thủy điện nhỏ với tổng công suất 670,05 MW. Tỷ lệ hộ được sử dụng điện sinh hoạt an toàn đạt trên 96,9%.

Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, ngành nghề và thị trường. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa tiếp tục tăng trưởng, thực hiện tốt công tác hỗ trợ tiêu thụ, thu mua sản phẩm nông sản. Năm 2024 cơ bản hàng hóa nông sản được tiêu thụ hết với giá cả phù hợp, đảm bảo đời sống nhân dân. Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu ước đạt 198 triệu USD tăng 6,1% so với năm 2023; các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu gồm: Cà phê, Chè, Chuối, Xoài và các sản phẩm từ sắn,…

Hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, các sản phẩm du lịch của tỉnh dần khẳng định thương hiệu, trở thành điểm đến thân thiện, hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Công tác quảng bá và xúc tiến du lịch được triển khai với nhiều hình thức đa dạng. Tổ chức thành công các sự kiện: “Ngày hội Du lịch Văn hóa Sơn La - Hủa Phăn năm 2024” tại tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào; tổ chức các sự kiện gắn với công bố Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, năm 2024 tại huyện Mộc Châu([11]);… Khu du lịch vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào danh mục địa điểm tiềm năng phát triển thành Khu du lịch Quốc gia([12]); công nhận 02 điểm du lịch cấp tỉnh (Điểm du lịch Ban Mai Suối Chiếu, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La và Điểm du lịch bản Dọi, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu). Trên địa bàn tỉnh hiện có 626 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 29 khách sạn, resort đã được xếp hạng sao([13]); 89 cơ sở lưu trú đạt kết quả đủ điều kiện phục vụ khách du lịch, còn lại là nhà nghỉ du lịch, homestay và các loại hình lưu trú du lịch khác. Tổng lượng khách đến Sơn La năm 2024 ước đạt 4.900 nghìn lượt khách, tăng 7,5%; doanh thu ước đạt 5.800 tỷ đồng, tăng 22,1% so với năm trước.

 Hoạt động tài chính, ngân sách, ngân hàng, tín dụng: Công tác thu, chi có sự chuyển biến tích cực, tổ chức điều hành ngân sách Nhà nước chặt chẽ, đúng quy định; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Uớc thu ngân sách năm 2024 đạt 22.661 tỷ đổng, trong đó thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 4.100 tỷ đồng, bằng 100,05% dự toán Trung ương giao, bằng 92,13% dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 95,56 so với năm trước. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2024 ước đạt 17.106 tỷ đồng, bằng 95% dự toán HĐND tỉnh giao. Đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế, an sinh xã hội, an ninh - quốc phòng, đối ngoại của địa phương và nhiệm vụ phát sinh theo chỉ đạo của Tỉnh.

Thị trường tiền tệ trên địa bàn ổn định, các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các quy định và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất; bảo đảm tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả. Tổ chức thành công Lễ phát động “Tuần lễ gửi tiền tiết kiệm, chung tay vì người nghèo” năm 2024; triển khai thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 02/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai các nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Mạng lưới hoạt động của các tổ chức tín dụng trải khắp 12 huyện, thành phố đã tạo điều kiện thuận lợi cho đa số người dân tiếp cận và đến gần hơn với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đặc biệt đối với khu vực nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa; xã, bản đặc biệt khó khăn. Toàn tỉnh hiện có 22 tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng([14]), tăng 02 chi nhánh tổ chức tín dụng([15]); với 51 phòng giao dịch, 285 điểm giao dịch; 81 máy giao dịch tự động ATM/CDM, tăng 04 máy ATM/CDM; 232 điểm chấp nhận thẻ POS, so với năm 2023. Các tổ chức tín dụng đẩy mạnh quảng bá các dịch vụ sản phẩm, việc miễn, giảm nhiều gói dịch vụ khuyến khích người dân sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, lũy kế từ đầu năm, tổng thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn đạt gần 16 triệu món giao dịch với tổng giá trị đạt trên 125.000 tỷ đồng. Hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán bảo đảm an toàn tuyệt đối, không có diễn biến bất thường, không có vụ việc phát sinh.

Văn hóa, xã hội phát triển, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân được cải thiện. Tập trung xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc Sơn La và vùng Tây Bắc, xây dựng con người phát triển toàn diện theo Kết luận số 335-KL/TU ngày ngày 26/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển văn hóa, con người Sơn La giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc đạt được nhiều kết quả tích cực, nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo vệ và phát huy giá trị. Toàn tỉnh hiện có 63 di tích được xếp hạng các cấp; 12 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận cấp quốc gia (toàn tỉnh có 16 di tích cấp quốc gia, trong đó có 02 di tích quốc gia đặc biệt). Quan tâm đầu tư, xây dựng, tôn tạo các khu di tích lịch sử (Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La, Khu di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi, di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp - Rừng bản Nhọt, xã Gia Phù, huyện Phù Yên (rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp)); Khu di tích Cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao tiếp tục được đẩy mạnh, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ chính trị, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân; hiện nay toàn tỉnh có hơn 3.300 đội văn nghệ bản, tiểu khu, tổ dân phố; tại SEA Games 31 có 03 vận động viên tham gia đạt huy chương Vàng (môn Ném lao, Taekwondo và Pencack Silat); tại SEA Games 32 tỉnh có 02 vận động viên tham gia và giành 01 huy chương vàng, 01 huy chương bạc; có 02 vận động viên của tỉnh tham gia và giành 01 huy chương vàng, 01 huy chương bạc Giải vô địch Pencak SiLat lần thứ 19 tại Malaysia. Tổ chức thành công Ngày hội Văn hóa - Du lịch năm 2022 với chủ đề "Bản tình ca Sơn La - Luông Pha Băng" tại tỉnh Luông Pha Băng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Vòng Chung kết cuộc thi Hoa hậu du lịch thế giới; Giải Marathon đường mòn quốc tế tại Mộc Châu; phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức thành công chuỗi sự kiện Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam và Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 tại tỉnh Sơn La; Lễ vinh danh "Nghệ thuật xòe Thái" được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Liên hoan "Nghệ thuật xòe Thái" tỉnh năm 2022. Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch; tổ chức thành công sự kiện du lịch Sắc Màu Sơn La - Tây Bắc lần thứ II tại thành phố Hà Nội; tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch và công bố Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, năm 2024; Mộc Châu tiếp tục được vinh danh là "Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu châu Á" tại Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards) lần thứ 31 năm 2024; tổ chức công bố Quyết định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận đưa di sản văn hóa phi vật thể "Nghi lễ Tết Xíp Xí" của người Thái trắng huyện Phù Yên, huyện Quỳnh Nhai vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

An sinh xã hội được bảo đảm; thực hiện hiệu quả đầy đủ, kịp thời chế độ  chính sách đối với người có công, hộ nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 21/12/2021 về đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025. Đời sống Nhân dân ổn định; các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời[16] (Tỷ lệ hộ nghèo ước hết năm 2024 còn 11,17% (vượt kế hoạch đề ra)); tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh (từ đầu năm đến 30/10/2024, toàn tỉnh đã thực hiện hỗ trợ được tổng số 943 nhà, tổng kinh phí 40,348 tỷ đồng)[17].

Sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân được quan tâm chăm lo đúng mức; mạng lưới cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư nâng cấp. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình, vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác y tế dự phòng, chế độ bảo hiểm y tế được triển khai thực hiện ngày một hiệu quả, góp phần cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nhất là các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, giảm thiểu các bệnh xã hội. Tiếp tục thực hiện các giải pháp mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế thực hiện đến nay đạt 94,2%; Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt 29,9 giường năm 2024. Số bác sĩ trên 10.000 dân tăng từ 3,85 bác sĩ năm 2004 lên 8,6 bác sĩ năm 2024.

Mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển rộng khắp; mỗi xã, phường, thị trấn có trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung tâm học tập cộng đồng; đến năm 2024 toàn tỉnh có 610 trường Mầm non, Phổ thông, Giáo dục thường xuyên với 379.737 học sinh; có 01 trường Đại học, 03 trường Cao đẳng và 01 trường Trung cấp nghề. Cơ sở vật chất trường lớp học được quan tâm đầu tư theo hướng chuẩn hóa, từng bước hiện đại, về cơ bản đạt tỷ lệ 1 phòng/1 lớp và đảm bảo được dạy học 2 buổi/ngày ở các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, các trường phổ thông dân tộc nội trú.

Tỉnh Sơn La tiếp tục duy trì, củng cố nâng cao kết quả phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi (đạt 100%), phổ cập giáo giáo dục Tiểu học, phổ cập giáo dục Trung học cơ sở và xóa mù chữ đạt mức độ 2. Với các nhiệm vụ, giải pháp đã triển khai, kết thúc năm học 2023-2024, tính đến năm 2024, toàn tỉnh có 399/597 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia, đạt tỉ lệ 66,83%, vượt tiến độ thực hiện và đã vượt 0,73% so với chỉ tiêu chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội được giao năm 2024 (chỉ tiêu được giao năm 2024 là 66.10%). Hàng năm tổ chức thành công Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp; năm 2024 trên địa bàn tỉnh (Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 99,84%; tăng 0,12 điểm phần trăm so với năm trước). Thành phố Sơn La được ghi danh vào Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO.

Hiệu quả hoạt động khoa học - công nghệ được nâng cao, cơ chế quản lý được đổi mới. Tăng cường ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học vào quản lý, giảng dạy, khám chữa bệnh và sản xuất, ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới, tiết kiệm tài nguyên, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp, chế biến và bảo quản hàng hóa nông sản. Triển khai thực hiện đề án hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chính của tỉnh.

Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” được đẩy mạnh, huy động được nhiều nguồn lực, mang lại hiệu quả thiết thực, thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; tỷ lệ hộ gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống khu dân cư đạt 100%; đến hết năm 2024, việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành 100%.

Quốc phòng được đảm bảo; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; quan hệ hợp tác với các tỉnh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, các tổ chức quốc tế được mở rộng, góp phần quan trọng vào ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội.

Công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh trong tình hình mới được các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo, triển khai hiệu quả, phù hợp với mục tiêu “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Công tác tuyên truyền, quán triệt, giáo dục chính trị tư tưởng được sâu rộng, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, trong đó nắm rõ yêu cầu phát huy sức mạnh tổng hợp của lực lượng vũ trang, sức mạnh của toàn dân, lấy sức mạnh kinh tế, chính trị làm cơ sở để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh ngày càng chặt chẽ; thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng, ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, tạo tiềm lực, cơ sở vật chất, góp phần tăng cường quốc phòng, an ninh; các hạng mục đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đều được xem xét cả yếu tố đảm bảo quốc phòng, an ninh; hàng năm các cấp ngân sách đã chủ động cân đối, đảm bảo kinh phí thực hiện các nhiệm vụ tăng cường quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ biên giới quốc gia; tổ chức các đợt diễn tập khu vực phòng thủ đạt kết quả tốt, cơ bản đảm bảo an toàn([18]).

Công tác xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ và lực lượng dự bị động viên đảm bảo toàn diện; nhiệm vụ tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ gắn với công tác tạo nguồn cán bộ cho cơ sở triển khai hiệu quả. Công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng được tăng cường, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, chiến sỹ lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Thực hiện có hiệu quả chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới; chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; công tác bảo vệ chính trị nội bộ được đảm bảo, góp phần quan trọng tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Ban hành Đề án "Chuyển hóa, xây dựng xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Sơn La không có ma túy, giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn đến năm 2030".

Quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán nước ngoài được duy trì, phát triển; nhất là với 09 tỉnh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, hỗ trợ xây dựng 51 trụ sở làm việc của Công an các bản biên giới của 02 tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng tiếp giáp với Sơn La. Tổ chức thành công Lễ Kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (05/9/1962 - 05/9/2022); 45 năm ký Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977 - 18/7/2022) và đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào; ký Biên bản thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2022-2024 với 09 tỉnh nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (hỗ trợ mỗi tỉnh 01 công trình trị giá 5 tỷ đồng).

Giai đoạn 2004 - 2020, tỉnh Sơn La đã tổ chức đón tiếp và làm việc với 718 đoàn với 8.833 lượt người của các tỉnh Bạn Lào sang thăm, làm việc tại tỉnh Sơn La; cử 582 đoàn với 4.976 lượt người sang thăm, làm việc tại các tỉnh của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; thực hiện ký 51 Biên bản hội đàm hợp tác toàn diện cấp tỉnh với 09 tỉnh Bạn Lào. Tổ chức thành công các sự kiện nhằm củng cố mối quan hệ hữu nghị, sự hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Lào, Sơn La với các tỉnh Bạn Lào. Đặc biệt, trong năm 2020 trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, tỉnh đã hỗ trợ cho hai tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Bang khẩu trang vải trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Từ năm 2021 đến nay đào tạo cho 742 lưu học sinh Lào theo học các lớp Trung cấp, cao đẳng, đại học, liên thông đại học, cao học và bồi dưỡng tiếng Việt với tổng kinh phí gần 122 tỷ đồng; phối hợp chặt chẽ với tỉnh Hủa Phăn thực hiện chủ trương nâng cấp cửa khẩu chính Lóng Sập thành Cửa khẩu quốc tế. Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện giữa tỉnh Sơn La với tỉnh Lào Cai, Hưng Yên, Thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025.

Năm 2024, tỉnh Sơn La đã phối hợp với tỉnh Hủa Phăn tổ chức hội đàm, ký Biên bản thoả thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2026 và phối hợp tổ chức Ngày hội Du lịch văn hoá tại tỉnh Hủa Phăn; cử đoàn đại biểu dự Hội nghị giao ban 8 tỉnh về phối hợp phòng, chống ma túy qua biên giới lần thứ XX - năm 2024 tại tỉnh Luông Pha Bang; phối hợp với tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Luông Pha Bang tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng, sơn sửa lại phần chữ và số hiệu các mốc quốc giới, cọc dấu biên giới Việt Nam - Lào theo phân công quản lý, bảo vệ; phối hợp với tỉnh tỉnh Hủa Phăn đi kiểm tra thực địa đoạn đường giao thông dọc biên giới thuộc khu vực từ mốc biên giới số 255 đến mốc biên giới số 264. Tỉnh tổ chức hội đàm và ký Biên bản thoả thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2026 giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh của CHDCND Lào có quan hệ hợp tác với tỉnh Sơn La; các hoạt động giao lưu nhân dịp Tết cổ truyền Bun Pi May năm 2024 của CHDCND Lào được các cấp, các ngành của tỉnh Sơn La quan tâm tổ chức trang trọng, đầm ấm. Tổ chức thành công Lễ công bố khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập, tỉnh Sơn La, nước CHXHCN Việt Nam - Pha Háng, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào.

Trong 10 tháng đầu năm 2024, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tổ chức đón tiếp 44 đoàn/759 lượt người đến từ CHDCND Lào, 76 đoàn/216 lượt người nước ngoài([19]) đến thăm và làm việc, khảo sát, nghiên cứu, triển khai các hoạt động liên quan trong khuôn khổ dự án trên địa bàn tỉnh đảm bảo quy định; tỉnh đã cử 55 đoàn/456 lượt người đi công tác tại CHDCND Lào; 11 đoàn/33 lượt người đi công tác tại các nước([20]) đảm bảo quy định. Đồng thời duy trì quan hệ hợp tác với hơn 20 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam và khoảng 100 tổ chức quốc tế.

Triển khai có hiệu quả công tác vận động các chương trình, dự án phi chính phủ nước ngoài. Giai đoạn 2004 - 2020 đã tiếp nhận 133 khoản viện trợ gồm các chương trình, dự án phi chính phủ nước ngoài với tổng giá trị 20.321.641 USD; trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 100 tổ chức phi chính phủ nước ngoài đăng ký hoạt động. Trong giai đoạn từ năm 2021 đến 2023, đã tiếp nhận 23 dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài, giá trị cam kết 12,17 triệu USD.

Công tác xây  dựng Đảng, củng cố chính quyền có sự chuyển biến tích; vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội; khối đoàn kết các dân tộc được phát huy mạnh mẽ.

Phương thức lãnh đạo của Đảng bộ đối với hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là đối với chính quyền được đổi mới; phong cách, lối làm việc của cấp ủy khoa học, phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể và trách nhiệm cá nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo. Nguyên tắc tập trung dân chủ được cụ thể hóa thành quy chế làm việc, phân công rõ trách nhiệm, rõ người, rõ việc; nâng cao vai trò của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, đề cao tính chủ động, chịu trách nhiệm, khắc phục việc buông lỏng lãnh đạo hoặc làm thay.

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được tăng cường; phương pháp học tập, nghiên cứu lý luận chính trị, tổng kết thực tiễn từng bước được đổi mới theo hướng nâng cao hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm sự thống nhất trong triển khai thực hiện ở các cấp, coi trọng việc cụ thể hóa bằng các kế hoạch, chương trình, phân công rõ trách nhiệm trong triển khai thực hiện.

Chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ các chủ trương của Trung ương về công tác tổ chức, cán bộ. Thực hiện việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo hướng thận trọng, từng bước, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Chú trọng công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng và luân chuyển cán bộ để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và bảo đảm về số lượng, cơ cấu.

Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng, phòng, chống tham nhũng, cải cách tư pháp được tăng cường, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hơn; góp phần phòng ngừa vi phạm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Nhận thức của cán bộ, đảng viên về phòng, chống tham nhũng được nâng lên. Công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng pháp luật. Các vụ án phức tạp, dư luận xã hội quan tâm được tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời; thực hiện tốt công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư.

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ; chỉ đạo thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, thực hiện nghiêm quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức. Việc giao trách nhiệm và xem xét trách nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, được quy định cụ thể.

Bộ máy chính quyền các cấp tiếp tục được kiện toàn, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Hội đồng nhân dân các cấp có nhiểu đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, quyết định đúng các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, công tác đối ngoại. Công tác chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân các cấp có chuyển biến, bộ máy được củng cố, kiện toàn, sắp xếp theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức được quy định cụ thể hơn; phân cấp mạnh hơn theo hướng tăng nhiệm vụ, quyền hạn về cơ sở. Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật đạt kết quả quan trọng, nhận thức về dân chủ được nâng lên rõ rệt. Cải cách tư pháp được triển khai đồng bộ về tổ chức, cán bộ, phương thức hoạt động, chất lượng, hiệu quả công tác được nâng lên; Hoạt động giám sát, kiểm tra, công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết đơn thư được chú trọng, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Khối đại đoàn kết các dân tộc không ngừng được củng cố, tăng cường. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phát huy ngày càng tốt hơn vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tích cực vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; thực hiện tốt công tác giám sát, phản biện xã hội, nhất là trong giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; thực hiện tốt nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân, chủ động kiến nghị người đứng đầu cấp uỷ đảng, chính quyền tăng cường tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe, giải quyết những bức xúc và nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân.

Phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có bước đổi mới, nội dung hoạt động luôn bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, các nhiệm vụ chính trị, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên phát động, nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần thi đua, lao động sáng tạo của nhân dân, phát huy truyền thống đoàn kết, tạo sức mạnh nội lực trong mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư trong việc tham gia phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Các hội quần chúng được củng cố về tổ chức, có những đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, bảo đảm đúng tôn chỉ, mục đích và quy định của pháp luật; tuyên truyền giáo dục, động viên hội viên thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy tính tích cực, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thành tựu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ quốc phòng, giữ gìn an ninh, xây dựng hệ thống chính trị, công tác đối ngoại đạt được trong lịch sử, nhất là trong 38 năm (1986-2024) thực hiện công cuộc đổi mới rất to lớn. Giành được những kết quả vẻ vang đó là sức mạnh tổng hợp, công lao, ý chí phấn đấu bền bỉ của nhân dân các dân tộc, của mỗi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang, trong đó đường lối lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng bộ là nhân tố quan trọng, quyết định đảm bảo cho mọi thắng lợi./.

 

 

[1] Nay thuộc phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.

[2] Thực dân Pháp đổi tên nhà tù Sơn La (từ Prison) thành ngục Sơn La (Pentencier).

[3] Tài liệu sở Mật thám Đông Dương lưu tại cục lưu trữ trung ương Đảng

[4] Đội xung phong Lào Bắc được thành lập ngày 20/02/1948, do đồng chí Caysỏn Phômvihản làm đội trưởng.

[5] Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La tập I (1939 - 1954); in tại công ty TNHH Tùng Long; SL 2014; tr 232.

[6] Giai đoạn từ năm 1955 đến tháng 10 năm 1962, không có cấp tỉnh. Các châu (huyện trực thuộcĐảng bộ  Khu Tây Bắc). Từ tháng 12 năm 1963, Đảng bộ tỉnh Sơn La được tái lập, trực thuộc Đảng bộ Khu tự trị Tây Bắc.

[7] Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; t 9; tr 435.

([8]) Số liệu dự ước lần 1 theo Công văn số 1314/TCTK – TKQG ngày 08/7/2024 của Tổng Cục thống kê. Tuy nhiên trong những tháng cuối năm 2024, lưu lượng lượng về các lòng hồ thủy điện lớn, ngành sản xuất điện tăng trưởng mạnh, theo Báo cáo số 141/KH-SCT ngày 04/11/2024 của Sở Công thương ước sản lượng điện sản xuất năm 2024 ước đạt 12,5 tỷ Kwh, tăng 35,66% so với năm 2023, do đó tốc độ tăng tăng trưởng năm 2024 của tỉnh sẽ đạt cao hơn số liệu đã được Tổng Cục thống kê công bố lần 1. Số liệu sẽ tiếp tục được cập nhật khi Tổng Cục thống kê công bố số liệu ước tăng trưởng lần 2 vào ngày 01/12/2024 theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 2 Nghị định 62/2024/NĐ-CP ngày 07/6/2024 của Chính phủ.

([9]) Toàn tỉnh có 29 sản phẩm nông sản được cấp văn bằng bảo hộ, trong đó 03 chỉ dẫn địa lý, 23 nhãn hiệu chứng nhận; 03 nhãn hiệu tập thể; có 02 sản phẩm được bảo hộ tại nước ngoài (Sản phẩm chè Shan Tuyết Mộc châu và sản phẩm xoài tròn Yên Châu). 288 chuỗi cung ứng nông sản thủy sản an toàn, trong đó: 39 chuỗi rau an toàn, diện tích 323 ha; 178 chuỗi quả an toàn, diện tích 4.298 ha; 05 chuỗi cà phê, diện tích 2.160 ha; 10 chuỗi chè, diện tích 544 ha; 02 chuỗi gạo, diện tích 130 ha; 05 chuỗi thịt lợn, quy mô 41.000 con; 03 chuỗi thịt gà an toàn, quy mô 62.500 con; 07 chuỗi mật ong, quy mô 6.854 đàn ong; 21 chuỗi thủy sản, sản lượng 1.743 tấn/năm; 02 chuỗi thịt hun khói, sản lượng 03 tấn/năm; 13 chuỗi chế biến nông sản, thuỷ sản an toàn sản lượng 1.273 tấn/năm; 02 chuỗi kinh doanh nông sản, sản lượng 165 tấn/năm; 01 chuỗi Đông trùng hạ thảo sản lượng 01 tấn/năm. Diện tích cây trồng áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, GlobalGAP và tương đương 2.230 ha; diện tích cà phê áp dụng 4C, UTZ và các tiêu chuẩn tương đương 19.270 ha; diện tích tưới tiết kiệm nước 4.028 ha; diện tích nhà lưới, nhà kính 56 ha.

([10]) Các doanh nghiệp, hợp tác xã khoa học và công nghệ: Công ty cổ phần Nông nghiệp Chiềng Sung; Công ty cổ phần Cao nguyên Mộc Châu; Công ty cổ phần Greenfarm Mộc Châu; Hợp tác xã Hoa Mộc Châu; Hợp tác xã Dịch vụ, phát triển nông nghiệp 19/5 Mộc Châu; Công ty TNHH Năng lượng Mộc Châu Xanh; Hợp tác xã Nông nghiệp xanh 26-3; Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc; Công ty cổ phần Hoa nhiệt đới; Công ty trách nhiệm hữu hạn Mạnh Thắng, ….

([11]) Gồm: Lễ công bố Khu du lịch Mộc Châu là Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu; Chương trình đoàn Fam khảo sát, đánh giá, xây dựng Tour chuyên đề; Ngày hội hái quả; Hội thảo xúc tiến du lịch với chủ đề “Định hướng phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu xanh và bền vững; Bay dù lượn; Giải đua xe đạp địa hình; Trưng bày không gian văn hóa, giới thiệu sản phẩm du lịch, OCOP và ẩm thực dân tộc.

([12]) Tại Quyết định số 509/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

([13]) Cụ thể: 01 khách sạn xếp hạng 5 sao, 01 khách sạn xếp hạng 4 sao; 04 khách sạn xếp hạng 3 sao; 01 resort xếp hạng 3 sao; 09 khách sạn 2 sao và 13 khách sạn 1 sao.

([14]) gồm: 04 chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh, 08 chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh, 01 chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội, 01 chi nhánh Ngân hàng Phát triển, 07 quỹ tín dụng nhân dân và 01 chi nhánh tổ chức tài chính vi mô.

([15]) Gồm: VPBank, BacABank.

[16] Hỗ trợ tết cho 50.690 đối tượng (Trong đó: có 7.106 đối tượng người có công với cách mạng; 16.757 hộ nghèo; 3.855 đối tượng bảo trợ xã hội; 4.405 người cao tuổi; 676 trẻ em; 8.295 công nhân lao động...), với tổng số tiền trên 26 tỷ đồng; trong đó, nguồn xã hội hóa của các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, doanh nghiệp hỗ trợ 20.729 đối tượng với số tiền 9,9 tỷ đồng (lần đầu tiên 100% số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh được nhận quà tết trong dịp Tết Nguyên đán.

[17] Luỹ kế giai đoạn 2020-2025 tính đến 30/10/2024, thực hiện các Chương trình, Đề án hỗ trợ nhà ở, toàn tỉnh đã hỗ trợ được tổng số 8.665 hộ với số kinh phí đã thực hiện hỗ trợ 408.192 triệu đồng

([18]) Trong giai đoạn 2004-2020, tổ chức thành công 03 cuộc diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh (năm 2006, 2012, 2018); diễn tập khu vực phòng thủ cấp huyện, cấp xã; diễn tập ứng phó bão lũ, ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, cấp xã; diễn tập chiến đấu phỏng thủy, diễn tập cụm tác chiến biên phòng… hoàn thành 100% kế hoạch, theo phương châm “thiết thực, hiệu quả, bí mật, an toàn, tiết kiệm”. Năm 2021, tỉnh đã phối hợp tổ chức thành công Diễn tập Khu vực phòng thủ tỉnh gắn với diễn tập chỉ huy tham mưu 1 bên 2 cấp trên bản đồ, có một phần thực binh trên địa bàn Tây Bắc của Quân khu 2 đảm bảo an toàn tuyệt đối, đạt kết quả cao; tổ chức thành công diễn tập Khu vực phòng thủ tại 07 huyện (Bắc Yên, Thuận Châu, Sông Mã, Yên Châu, Mường La, Sốp Cộp, Vân Hồ). Năm 2022, chỉ đạo, tổ chức thành công diễn tập Khu vực phòng thủ huyện Bắc Yên, Thuận Châu, Sông Mã; diễn tập phòng chống bão, lũ và tìm kiếm cứu nạn huyện Phù Yên; diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn thành phố Sơn La bảo đảm an toàn, tiết kiệm, hiệu quả; Hội thao nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của lực lượng PCCC cơ sở, dân phòng năm 2022; diễn tập thực binh các phương án bảo vệ, đánh bắt khủng bố, giải thoát con tin tại các mục tiêu trọng điểm năm 2022. Năm 2023 tổ chức thành công diễn tập khu vực phòng thủ huyện Sốp Cộp, Quỳnh Nhai và thành phố Sơn La. Năm 2024 theo chỉ đạo của Quân khu II; diễn tập khu vực phòng thủ huyện Phù Yên, Mai Sơn, Mộc Châu và diễn tập phòng thủ dân sự huyện Thuận Châu.

([19]) Quốc tịch: Nhật Bản, Tây Ban Nha, Philippin, New Zealand, Ireland, Áo, Lào, Hà Lan, Philippin, New Zealand, Nga, Canada, Ấn Độ, Trung Quốc, New Zealand, Australia, Ý, Kenya, Ethiopia, Anh, Đan Mạch, Myanmar, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…

([20]) Gồm: Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Vương quốc Anh, Cộng hoà Pháp, Hoa Kỳ.

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới