Dân vận khéo để xây dựng nông thôn mới

Những năm qua, Thành phố đã thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng nông thôn mới phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, trong đó đặc biệt chú trọng công tác dân vận khéo, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, tự nguyện đóng góp công sức, tiền của, đất đai xây dựng nông thôn mới. Đến nay, 100% các xã của Thành phố đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, về đích sớm hơn một năm so với Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Thành phố đề ra.

Mô hình trồng cây ăn quả của HTX Dịch vụ nông nghiệp 1/5, bản Pùa, phường Chiềng Sinh (Thành phố).

Bắt tay vào triển khai, Thành phố đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; xây dựng và ban hành quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho cá nhân, tập thể chịu trách nhiệm công việc và địa bàn cụ thể, tăng cường kiểm tra, sơ kết, tổng kết để kịp thời tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới. Đồng chí Nguyễn Trung Khải, Chủ tịch UBND Thành phố, cho biết: Trong triển khai thực hiện, việc tuyên truyền, vận động quần chúng được coi là giải pháp quan trọng hàng đầu. Vì vậy, Thành phố đã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, các xã phát động các phong trào thi đua “Thành phố Sơn La chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”... lồng ghép tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với đặc thù từng địa bàn, giúp cán bộ và nhân dân nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa của Chương trình. Qua đó, huy động mọi nguồn lực để xây dựng nông thôn mới theo phương châm “Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là cần thiết”. Việc sử dụng các nguồn lực vào xây dựng nông thôn mới được nhân dân bàn bạc dân chủ, thống nhất, có giám sát của cộng đồng, đảm bảo tính công khai, minh bạch về tài chính theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã huy động sức mạnh nội lực trong nhân dân, đóng góp trực tiếp bằng công sức, vật tư, vật liệu xây dựng hạ tầng, cải tạo nâng cấp nơi ở, công trình vệ sinh, sửa sang ngõ xóm...

Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm được đánh giá là một trong những tiêu chí khó thực hiện nhất do phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số, việc nhốt trâu, bò gầm sàn, vấn đề lạm dụng và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách trong sản xuất nông nghiệp... làm ảnh hưởng đến môi trường. Các tổ chức đoàn thể Thành phố đã phát động và triển khai các cuộc vận động, phong trào về vệ sinh môi trường, như: Hội Phụ nữ với cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, Đoàn Thanh niên với phong trào “Ngày thứ tình nguyện” “Ngày chủ nhật xanh”, huy động đoàn viên đào hố rác cho các hộ gia đình, dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, làm thay đổi thói quen, xây dựng nền nếp, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường ở nông thôn... Đồng thời, Thành phố trích ngân sách địa phương hỗ trợ các hộ xây dựng chuồng trại, đưa gia súc ra khỏi gầm sàn, hỗ trợ xây dựng bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật... góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn. Đến nay, 5 xã của Thành phố có 79,2% số hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch; 74,5% số hộ chăn nuôi có chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường; 100% hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm; 94,47% rác thải được thu gom xử lý; 97,35% hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và 60,76% hộ được sử dụng nước sạch theo quy định...

Trong 8 năm trở lại đây, ngoài nguồn vốn bố trí đầu tư trực tiếp xây dựng nông thôn mới, Thành phố đã huy động trên 1.031 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới, trong đó, nhân dân đóng góp 763,3 tỷ đồng, chiếm 73,99% tổng huy động đầu tư để đầu tư xây dựng 169 tuyến đường giao thông nông thôn, chiều dài hơn 130 km; xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp 33 công trình (cụm công trình) nhà văn hóa, sân thể thao xã, bản; xây dựng, sửa chữa 3 công trình hệ thống điện, 63 công trình trạm y tế, trường học... Hệ thống hạ tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ, đời sống vật chất và tinh thần ở các xã được nâng lên, thay đổi diện mạo nông thôn mới Thành phố. Năm 2019, thu nhập bình quân của Thành phố đạt hơn 32 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn hơn 1%; an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững, ổn định.

Mục tiêu đến năm 2020, Thành phố có 1/5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; đến năm 2025, có 100% các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Hiện, Thành phố tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã; quan tâm thực hiện tốt công tác dân vận khéo, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, vai trò của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để duy trì và nâng cao các chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới tại các địa phương. Quan tâm đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sinh hoạt, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân, nâng cao chất lượng dịch vụ thuộc lĩnh vực giáo dục - y tế, văn hóa. Đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho cư dân nông thôn, xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Phan Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.