Phiêng Ban thêm sinh kế từ dịch vụ môi trường rừng

Đầu tháng 10, mặc dù đã vào cuối vụ, nhưng ở bản Phiêng Ban, xã Mường Giàng (Quỳnh Nhai), hàng ngày bà con vẫn vào rừng thu hoạch sa nhân. Năm nay, do thời tiết không thuận lợi, năng suất thấp, cùng với tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài, làm cho giá sa nhân xuống thấp nhưng cây sa nhân vẫn là một nguồn thu nhập chủ yếu của bà con nơi đây.

Cán bộ kiểm lâm địa bàn hướng dẫn bà con bản Phiêng Ban trồng cây sa nhân dưới tán rừng.

 

Là bản vùng cao của xã Mường Giàng, bản Phiêng Ban có 75 hộ đồng bào dân tộc Mông. Những năm qua, Phiêng Ban đã thay đổi nhiều, không còn đất trống, đồi trọc, hơn 400 ha rừng đã được khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ phát triển tốt, không còn tình trạng phá rừng làm nương và khai thác lâm sản trái phép. Đặc biệt, nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, bà con bản Phiêng Ban đã có thêm sinh kế, thu nhập từ trồng sa nhân dưới tán rừng.

Chúng tôi cùng trưởng bản Vừ A Dơ và cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn theo con đường mòn vào sâu trong rừng. Không khí mát mẻ, dưới tán rừng khoanh nuôi tái sinh từng khóm cây sa nhân cao gấp đôi đầu người che khuất cả lối đi. Trưởng bản Vừ A Dơ nói: Trung bình mỗi năm bản Phiêng Ban được chi trả khoảng 400 triệu đồng dịch vụ môi trường rừng. Đây là khoản kinh phí không hề nhỏ đối với một bản vùng cao, từ số tiền này, bản có điều kiện xây dựng các công trình phúc lợi công cộng phục vụ đời sống dân sinh, hỗ trợ bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chi trả cho các chủ rừng, giúp cho bản bảo vệ rừng tốt hơn.

Sau nhiều năm chỉ biết làm nương trồng ngô, sắn, cà phê và cây chè, năm 2016, cây sa nhân bắt đầu được bà con đưa vào trồng dưới tán rừng ở bản Phiêng Ban. Là loại cây tự nhiên, nên cây sa nhân sinh trưởng tốt, phát triển nhanh và không bị sâu bệnh. Từ 2-3 hộ ban đầu, bây giờ nhà nào cũng trồng cây sa nhân, nhà ít thì vài nghìn m², nhà nhiều có gần chục ha, cây sa nhân không phải bón phân, không mất công chăm sóc, là một lại dược liệu nên sản phẩm dễ tiêu thụ. Bên cạnh đó, cây sa nhân còn góp phần bảo vệ thảm thực vật, giữ nguồn nước, hạn chế xói mòn đất và nguy cơ cháy rừng, giúp bà con không những được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng và có thu nhập từ bán quả sa nhân, có hộ thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm từ trồng sa nhân.

Trên đường đi, chúng tôi gặp vợ chồng ông Thào Bả Dia đi thu hoạch sa nhân về. Cho chúng tôi xem chiếc lu cở có khoảng 5-6 kg sa nhân tươi, ông Dia bảo: Nhà có gần 5 ha cây sa nhân trồng dưới tán rừng, cuối vụ rồi, sa nhân không còn nhiều, năm nay sa nhân tươi giá bán 20-25.000 đồng/kg, có thêm thu nhập, cuộc sống ổn định.

Thấy được những lợi ích thiết thực từ việc giữ rừng, gần chục năm nay, bà con bản Phiêng Ban sản xuất ổn định trên diện tích trước đây đã khai hoang, không còn tình trạng phá rừng làm nương rẫy. Anh Ngần Văn Dương, cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn, cho biết: Từ khi có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, việc tuyên truyền, vận động bà con tham gia bảo vệ rừng thuận lợi hơn rất nhiều, nhất là tổ bảo vệ rừng của bản tích cực phối hợp với kiểm lâm thường xuyên tuần tra rừng. Những diện tích rừng nghiến bị phá trước đây tuy không còn cây to, nhưng nhờ khoanh nuôi tái sinh tốt, nhiều cây gỗ nghiến nhỏ đã mọc trở lại.

Hiện nay, cùng với tập trung làm tốt công tác bảo vệ rừng, quản lý và sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng, với sự hướng dẫn, giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn và Hạt Kiểm lâm huyện, bản Phiêng Ban đang vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nương, trồng cây ăn quả chất lượng cao, trồng cỏ phát triển chăn nuôi đại gia súc và tập trung bảo vệ, nâng cao chất lượng rừng.

Ngọc Thuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Về nguồn”

    Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Về nguồn”

    Thời sự - Chính trị -
    Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2025), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 20/4, Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Về nguồn” tại các khu di tích lịch sử, văn hóa thuộc cụm di tích An toàn khu Định Hóa, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 21/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 21/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rìa Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 25-28 độ Vĩ Bắc nối với vùng áp thấp phía Tây, từ ngày 21/4 bị nén và dịch dần xuống phía Nam bởi bộ phận áp cao lục địa phía Bắc. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có xu hướng hoạt động mạnh dần lên và lấn về phía Tây. Thời tiết: Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong mưa dông có khả năng xyả ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt.
  • 'Thực hiện đồng bộ các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả

    Thực hiện đồng bộ các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả

    Là trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh, tập trung đông dân cư, nhiều cơ quan, doanh nghiệp, nên nhu cầu sử dụng điện trên địa bàn thành phố Sơn La ở mức cao, đặc biệt là mùa nắng nóng. Ngoài triển khai các biện pháp kỹ thuật giảm tổn thất điện năng, Điện lực thành phố Sơn La đẩy mạnh tuyên truyền, vận động khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.
  • 'Hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G

    Hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 13/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2025/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị quyết số 193/2025/QH15 ngày 19 tháng 2 năm 2025 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, gồm 4 chương, 32 điều. Trong đó, quy định rõ các điều kiện, căn cứ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp viễn thông triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G.
  • 'Chương trình "Ký ức để lại" tái hiện lịch sử cách mạng hào hùng

    Chương trình "Ký ức để lại" tái hiện lịch sử cách mạng hào hùng

    Tối 19-4, tại Quảng trường Đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ tỉnh Tây Ninh, Đảng ủy Công an Trung ương (Bộ Công an) phối hợp với UBND tỉnh Tây Ninh thực hiện Chương trình nghệ thuật chính luận "Ký ức để lại", nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2025) và 65 năm thành lập Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam (7-1960 / 7-2025).