Những người “gieo chữ” bên sông Đà

Từ bến thuyền bản Canh, xã Chiềng Bằng (Quỳnh Nhai), trên chiếc thuyền khách chòng chành, xuôi dòng Đà giang chúng tôi đến xã Mường Sại, để thấu hiểu và chia sẻ những khó khăn vất vả và lòng yêu nghề của những thầy, cô giáo nơi đây. Mặc dù, đường sá đi lại khó khăn, phải qua sông lụy đò, những “kỹ sư tâm hồn” vẫn ngày đêm thầm lặng cống hiến, mang tri thức đến với học sinh vùng khó khăn.

Giờ học của cô và trò lớp 1A1 Trường Tiểu học Mường Sại (Quỳnh Nhai).

Đón chúng tôi ngay tại bến thuyền, thầy giáo Trần Ngọc Liên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mường Sại bắt tay thật chặt, thầy xúc động “nhà báo vất vả quá, lặn lội sông nước đến thăm thầy trò nhà trường, quý hóa quá”; trân trọng những tình cảm của thầy, chúng tôi trả lời “làm sao vất vả bằng các thầy, cô giáo, ngày đêm bám trụ với sông Đà để truyền dạy kiến thức cho con em các dân tộc nơi đây”. Tìm hiểu được biết, đường sông là con đường ngắn nhất để đến Mường Sại, bởi đi đường sông chỉ mất khoảng 20 phút, trong khi muốn đi đường bộ phải vòng ra xã Noong Lay (Thuận Châu) rồi vào xã Chiềng Ngàm, sau đó đi sang xã Mường Sại, quãng đường phải trên 60 km mà đường đi rất khó khăn nên đi thuyền là lựa chọn tối ưu nhất để đến với Mường Sại.

Đưa chúng tôi đi thăm trường, thầy giáo Trần Ngọc Liên thông tin: Thực hiện dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La nên khu trường trung tâm được xây dựng tương đối đồng bộ, tuy nhiên, cơ sở vật chất  tại một số điểm lẻ còn khó khăn lắm, khi chưa có phòng học kiên cố, thiếu đồ dùng phục vụ giảng dạy. Trong cuộc sống người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, chưa có nhiều điều kiện chăm lo cho con em, nhưng được cái, các em ngoan và chăm học lắm. Mường Sại có tiếng là mảnh đất có truyền thống hiếu học, nên trong số 30 cán bộ, giáo viên nhà trường thì có tới 17 người là người con của quê hương Mường Sại, đây chính là những tấm gương để các thế hệ học sinh noi theo và phấn đấu. Cùng với đó, nhà trường đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học như: tổ chức dạy 2 buổi/ngày tại trường trung tâm; phân loại học sinh yếu kém để phụ đạo thêm; phân công các thầy, cô giáo thay nhau chăm sóc, hướng dẫn học tập cho các em học sinh bán trú vào buổi tối. Nhờ đó, những năm học qua, chất lượng giáo dục của nhà trường chuyển biến rất tích cực, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt trên 98%, duy trì sĩ số đạt 100%. Tuy là trường vùng 3, nhưng trường luôn đứng tốp đầu trong việc nâng cao chất lượng dạy học của ngành giáo dục - đào tạo huyện Quỳnh Nhai.

Trường tiểu học Mường Sại hiện có hơn 360 học sinh, học tại trường trung tâm và 5 điểm lẻ ở các bản. Trong số này, có hơn 110 học sinh ở bán trú được tổ chức nấu ăn tập trung. Tại một số bản vùng cao như: Tôm A, Tôm B, Co Sản, Huổi Tăm... cách trung tâm xã hơn 15 km đường đất, nhưng số lượng học sinh không đủ để mở điểm lẻ nên nhà trường phải đón các em từ lớp 1 xuống trường trung tâm để học tập. 6 tuổi phải xa gia đình, các em được nhà trường bố trí ở cùng phòng với các anh, chị lớp lớn để chăm sóc, cùng với đó các thầy, cô luôn quan tâm động viên các em cố gắng học tập. Gần 10 năm gắn bó với Trường Tiểu học Mường Sại, cô giáo Đỗ Thị Thu Nga, nhà ở phường Chiềng Sinh (Thành phố) chia sẻ: Các em học sinh dân tộc thường rụt rè, nhút nhát, bởi vậy các thầy cô giáo, luôn quan tâm coi các em như con em của mình vậy. Ở đây, thầy, cô giáo và học sinh như người một nhà. Điều hạnh phúc nhất đối với tôi, được dạy những lớp học trò ngoan, học giỏi, được người dân yêu mến, tin tưởng. Mừng nhất là ý thức của người dân được nâng lên rõ rệt, ai cũng mong con em mình được học thật nhiều để sau này đỡ vất vả hơn. Được biết, nhà xa nên cuối tuần cô Nga mới về thăm chồng con, gia đình luôn động viên và chia sẻ với nghề giáo viên vùng sâu, vùng xa. Nhiều năm nay, chồng cô phải thay vợ để lo cho hai con ăn học chu đáo.

Được biết, Mường Sại là xã đặc biệt khó khăn của huyện Quỳnh Nhai với 3 dân tộc Thái, Mông, La Ha sinh sống tại 20 bản. Địa hình ở đây chủ yếu là đồi núi dốc, dân cư không tập trung, đời sống người dân còn nhiều thiếu thốn đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp giáo dục, mấy năm về trước, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp còn gặp nhiều khó khăn. Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, các thầy, cô giáo nơi đây thường xuyên tới các bản tuyên truyền, giải thích, để phụ huynh đồng ý cho con em ra lớp; chăm lo cho học sinh như con em của mình nên đã chiếm chọn lòng tin của phụ huynh. Hiện nay, toàn xã có 3 trường, trong đó 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em trong xã.

Chia tay Trường Tiểu học Mường Sại khi cô và trò đang tập văn nghệ chuẩn bị cho ngày 20-11, lời bài hát “Cô giáo về bản”do các em học sinh biểu diễn vang lên như là món quà đầy ý nghĩa, chứa đựng tình cảm mộc mạc, chân thành của học sinh vùng quê sông nước Mường Sại đối với thầy, cô. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, xin gửi lời tri ân đến nhưng “kỹ sư tâm hồn” đang miệt mài từng ngày “gieo chữ”, thắp sáng tri thức cho con em đồng bào dân tộc từ vùng thấp đến vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Việt Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thu giữ trên 200kg rau, củ, quả các loại dương tính với chất độc hại tại chợ đêm phường Chiềng Cơi

    Thu giữ trên 200kg rau, củ, quả các loại dương tính với chất độc hại tại chợ đêm phường Chiềng Cơi

    Pháp luật -
    Vào khoảng 2 giờ ngày 7/5, Công an phường Chiềng Cơi, Thành phố đã phối hợp với UBND phường, Y tế phường, lực lượng đảm bảo ANTT ở cơ sở phường Chiềng Cơi, tiến hành kiểm tra, test nhanh các mặt hàng rau, củ, quả tại chợ đêm thuộc bản Mé Ban, phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La.
  • 'Nỗ lực thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ

    Nỗ lực thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ

    An ninh trật tự -
    Hoạt động thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính là một trong nỗ lực cụ thể hóa chính sách “Đền ơn đáp nghĩa” của Đảng, Nhà nước. Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong triển khai Đề án 06 của Chính phủ, Công an Sơn La đã triển khai bài bản, quyết liệt nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin phục vụ triển khai thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính, đáp ứng mong mỏi của nhiều gia đình liệt sĩ trên địa bàn tỉnh.
  • 'Trải nghiệm Điện Biên lịch sử, khám phá thiên nhiên và văn hóa Tây Bắc

    Trải nghiệm Điện Biên lịch sử, khám phá thiên nhiên và văn hóa Tây Bắc

    Emagazine -
    Du lịch Điện Biên là một hành trình mà du khách không chỉ ôn lại trang sử vẻ vang của dân tộc qua Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", mà còn có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ nơi núi rừng Tây Bắc và tìm hiểu bản sắc văn hóa độc đáo của 19 dân tộc anh em.
  • 'Tinh hoa ẩm thực dân tộc Sơn La

    Tinh hoa ẩm thực dân tộc Sơn La

    Ảnh -
    Ẩm thực đặc sắc của các dân tộc ở Sơn La chính là yếu tố làm nên tính độc đáo, hấp dẫn của du lịch nơi đây. Trong đó, phải kể đến văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái. Những món ăn như: Xôi ngũ sắc, cá nướng, thịt hun khói, rêu đá… đã trở thành đặc sản riêng có của Sơn La - Tây Bắc. Với cách chế biến cầu kỳ, gia vị phong phú, nguyên liệu tươi ngon, ẩm thực dân tộc luôn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với mỗi thực khách khi đến với Sơn La. Ẩm thực dân tộc cũng được đưa vào các nhà hàng, khách sạn, trở thành một phần không thể thiếu tại các khu, điểm du lịch, hấp dẫn du khách. 
  • 'Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND

    Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/4/2025, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 30, HĐND tỉnh Sơn La khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND về việc quy định nguyên tắc, phạm vi, nội dung, mức hỗ trợ và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Sơn La.