Đảng bộ xã Mường Giôn tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế

Xác định phát triển kinh tế là trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ xã Mường Giôn (Quỳnh Nhai) đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa chuyên canh; phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng rừng sản xuất... góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân trên địa bàn.

 

Người dân Bản Bo, xã Mường Giôn (Quỳnh Nhai) chăm bón vườn rau.

 

Đồng chí Lò Minh Phiệng, Bí thư Đảng ủy xã Mường Giôn, cho biết: Đảng bộ xã hiện có 517 đảng viên sinh hoạt ở 37 chi bộ trực thuộc. Thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ xã về phát triển kinh tế, Đảng ủy chỉ đạo UBND xã và các ban, ngành, đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và đưa những cây, con giống mới năng suất cao vào sản xuất; cải tạo diện tích đất đồi trồng rừng; đầu tư mở rộng diện tích các mô hình trang trại, gia trại; phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng nuôi nhốt; trồng cỏ voi để làm thức ăn cho gia súc; nuôi trồng thủy sản, tạo sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường... Hàng tháng, phân công các đồng chí đảng ủy viên về dự sinh hoạt cùng chi bộ nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, kịp thời có những giải pháp trong chỉ đạo phát triển kinh tế.

Với thế mạnh là lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, Đảng bộ xã đã tập trung chỉ đạo để duy trì, từng bước mở rộng quy mô sản xuất. Hiện, trên địa bàn xã có 2 hộ sản xuất gạch không nung, 2 hộ cung ứng vật liệu xây dựng, 8 tháng đầu năm, đã sản xuất được hơn 18.000 viên gạch không nung, cung ứng 10 vạn viên gạch nung và các vật liệu khác; 2 lò sấy ngô; 4 hộ chế biến gỗ làm mộc; 157 hộ buôn bán kinh doanh bán hàng tạp hóa, dịch vụ vận tải, nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu 8 tháng đầu năm ước đạt hơn 21 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập cho người dân địa phương.

Trong phát triển lâm nghiệp, Đảng bộ xã chỉ đạo làm tốt công tác vận động người dân tích cực trồng rừng, tham gia bảo vệ hơn 7.000 ha rừng, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 37% trong đó hơn 30 ha rừng sản xuất (hiện 8 ha rừng thông ở bản Bo đã cho khai thác nhựa, gỗ). Hằng năm, toàn xã được chi trả gần 1 tỷ đồng từ tiền dịch vụ môi trường rừng. Điểm nổi bật Đảng ủy xã đã chỉ đạo thành lập được Hợp tác xã trồng rừng Mường Giôn, với 10 thành viên, hiện HTX đã trồng 574 ha cây thông và xoan, đang tiếp tục trồng thêm 379 ha cây thông, xoan, tạo việc làm cho hơn 200 lao động địa phương, thu nhập 3 triệu đồng/tháng. Xã đang tiếp tục trồng mới 114,39 ha rừng theo Dự án Jica tại 12 bản thực hiện thí điểm Dự án nhằm khôi phục lại hệ thống rừng phòng hộ, nâng cao độ che phủ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp, cải thiện sinh kế cho người dân trong vùng Dự án.

Trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hiện toàn xã canh tác 66 ha lúa nước, năng suất 4 tấn/ha; 492 ha ngô, năng suất 5-6 tấn/ha, 40 ha sắn, năng suất 8 tấn/ha. Về chăn nuôi, Đảng bộ xã ra nghị quyết tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc, chỉ đạo cán bộ thú y phụ trách, hướng dẫn, tập huấn cho bà con nhân dân về kỹ thuật chăm sóc, lựa chọn con giống, nguồn thức ăn, cách phòng, điều trị bệnh, giữ vệ sinh môi trường chăn nuôi... xây dựng vùng chuyên canh chăn nuôi đại gia súc, trồng 10 ha cỏ voi ở các bản vùng cao Kéo Ca, Lọng Mương. Tiêu biểu có hộ gia đình ông Hàng Vàng Tồng, bản Kéo Ca, hiện chuồng trại của gia đình ông có 60 trâu, bò, thu nhập bình quân mỗi năm trên 300 triệu đồng; riêng ở bản tái định cư Co Phát, trung bình mỗi hộ có 5 con bò trở lên; còn các bản vùng trung tâm như bản Xa, bản Khóp, bản Bo, bản Xanh, bản Kút, bản Giôn tập trung nuôi lợn, gia cầm. Đến nay, tổng đàn gia súc, gia cầm toàn xã có 5.870 con trâu, bò; 3.878 con dê; 7.299 con lợn trên 2 tháng tuổi và 62.870 con gia cầm, thâm canh 50 ha ao nuôi cá, tổng sản lượng cá nuôi ước đạt 15 tấn/ha, tạo sản phẩm hàng hóa tăng thu nhập cho các hộ dân.

Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng bộ xã trong phát triển kinh tế, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm, người dân đã tích cực tham gia các phong trào, hoạt động của địa phương, nhất là phong trào xây dựng nông thôn mới. Hiện, xã đạt 10/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người đạt 17 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo đã giảm còn 14% (theo tiêu chí mới), an ninh - quốc phòng và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Nhiều năm liền, Đảng bộ xã được công nhận Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.

Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, Đảng bộ xã Mường Giôn tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; vận động nhân dân tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đẩy mạnh chuyển dịch kinh tế, tăng dần tỷ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất; thâm canh tăng vụ; thực hiện chương trình phát triển trồng rừng và bảo vệ rừng; phát triển đàn gia súc, gia cầm; trồng cây ăn quả trên đất dốc, quyết tâm đưa Mường Giôn thoát nghèo bền vững và từng bước phát triển.

Thủy Ngân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thu giữ trên 200kg rau, củ, quả các loại dương tính với chất độc hại tại chợ đêm phường Chiềng Cơi

    Thu giữ trên 200kg rau, củ, quả các loại dương tính với chất độc hại tại chợ đêm phường Chiềng Cơi

    Pháp luật -
    Vào khoảng 2 giờ ngày 7/5, Công an phường Chiềng Cơi, Thành phố đã phối hợp với UBND phường, Y tế phường, lực lượng đảm bảo ANTT ở cơ sở phường Chiềng Cơi, tiến hành kiểm tra, test nhanh các mặt hàng rau, củ, quả tại chợ đêm thuộc bản Mé Ban, phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La.
  • 'Nỗ lực thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ

    Nỗ lực thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ

    An ninh trật tự -
    Hoạt động thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính là một trong nỗ lực cụ thể hóa chính sách “Đền ơn đáp nghĩa” của Đảng, Nhà nước. Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong triển khai Đề án 06 của Chính phủ, Công an Sơn La đã triển khai bài bản, quyết liệt nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin phục vụ triển khai thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính, đáp ứng mong mỏi của nhiều gia đình liệt sĩ trên địa bàn tỉnh.
  • 'Trải nghiệm Điện Biên lịch sử, khám phá thiên nhiên và văn hóa Tây Bắc

    Trải nghiệm Điện Biên lịch sử, khám phá thiên nhiên và văn hóa Tây Bắc

    Emagazine -
    Du lịch Điện Biên là một hành trình mà du khách không chỉ ôn lại trang sử vẻ vang của dân tộc qua Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", mà còn có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ nơi núi rừng Tây Bắc và tìm hiểu bản sắc văn hóa độc đáo của 19 dân tộc anh em.
  • 'Tinh hoa ẩm thực dân tộc Sơn La

    Tinh hoa ẩm thực dân tộc Sơn La

    Ảnh -
    Ẩm thực đặc sắc của các dân tộc ở Sơn La chính là yếu tố làm nên tính độc đáo, hấp dẫn của du lịch nơi đây. Trong đó, phải kể đến văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái. Những món ăn như: Xôi ngũ sắc, cá nướng, thịt hun khói, rêu đá… đã trở thành đặc sản riêng có của Sơn La - Tây Bắc. Với cách chế biến cầu kỳ, gia vị phong phú, nguyên liệu tươi ngon, ẩm thực dân tộc luôn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với mỗi thực khách khi đến với Sơn La. Ẩm thực dân tộc cũng được đưa vào các nhà hàng, khách sạn, trở thành một phần không thể thiếu tại các khu, điểm du lịch, hấp dẫn du khách. 
  • 'Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND

    Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/4/2025, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 30, HĐND tỉnh Sơn La khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND về việc quy định nguyên tắc, phạm vi, nội dung, mức hỗ trợ và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Sơn La.