Chiềng Khoang tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm qua Đảng bộ, chính quyền xã Chiềng Khoang (Quỳnh Nhai) đã triển khai nhiều giải pháp thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng đa dạng và chuyên canh, cùng với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, người dân xã Chiềng Khoang đã đầu tư và đưa nhiều giống cây, con mới vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

 

Mô hình nuôi bò nhốt chuồng của người dân bản Hán B, xã Chiềng Khoang (Quỳnh Nhai).

Đến thăm bản Hán B, bản đầu tiên của xã Chiềng Khoang thực hiện mô hình trồng cỏ, nuôi trâu, bò nhốt chuồng. Ông Lò Văn Khải, Trưởng bản Hán B chia sẻ: Trước đây, do quỹ đất ít, hầu hết các hộ dân đều nuôi gia súc dưới gầm sàn, gây ô nhiễm môi trường. Năm 2014, được cán bộ tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật nuôi gia súc nhốt chuồng, kỹ thuật trồng cỏ người dân tích cực tham gia. Quả thực nuôi trâu, bò nhốt chuồng mang lại nhiều lợi ích, bởi ngoài nguồn cỏ là thức ăn chính, các phụ phẩm nông nghiệp khác như: lá ngô, rơm rạ, cám gạo, cám ngô... cũng được tận dụng làm thức ăn cho bò nên chi phí đầu tư thấp, bò chóng lớn, ít xảy ra dịch bệnh... hiệu quả kinh tế mang lại cao. Quan trọng nhất là không còn tình trạng ô nhiễm môi trường. Hiện nay, cả bản có 116 hộ thì tất cả đều thực hiện mô hình này với gần 400 con trâu, bò. Được biết, từ thành công của mô hình trồng cỏ, nuôi gia súc nhốt chuồng ở bản Hán B, đến nay, đã được các bản, nhiều hộ dân trong xã thực hiện. Người dân chuyển đổi một số diện tích nương ngô, lúa sang trồng hơn 120 ha cỏ voi, phục vụ nuôi nhốt gần 3.300 con trâu, bò. 

Ông Lò Văn Chơi, Chủ tịch UBND xã cho biết: Trồng cỏ, nuôi trâu bò nhốt chuồng chỉ là một trong nhiều mô hình được xã triển khai thực hiện trong thời gian qua, bởi với đặc điểm là một xã thuần nông, cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, chúng tôi xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã; khuyến khích, hướng dẫn người dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi; chuyển đổi từ cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và mang lại hiệu quả, giúp nông dân tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích canh tác. Hiện nay, trên địa bàn xã đã có nhiều mô hình hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

Nét nổi bật tại Chiềng Khoang, là xã đã tập trung chỉ đạo quy hoạch và phát triển vùng lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; diện tích lúa chiêm xuân đạt 124 ha, lúa mùa 196 ha, năng suất bình quân đạt 6,5 tấn/ha. Không chỉ đảm bảo nguồn lương thực tại chỗ, người dân còn đem bán thóc, gạo hoặc làm cốm tiêu thụ trên thị trường. Thực hiện chủ trương của tỉnh, huyện về trồng cây ăn quả trên đất dốc, Chiềng Khoang tuyên truyền vận động người dân chuyển đổi từ trồng ngô năng suất thấp sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, hiện toàn xã có trên 100 ha cây cà phê, hơn 50 trồng cây ăn quả như: nhãn ghép, bưởi, xoài… Đặc biệt, tận dụng diện tích mặt nước lòng hồ nuôi cá lồng, hiện xã có 2 HTX thủy sản nuôi hơn 270 lồng cá; hơn 18 ha ao nuôi cá tại các bản trong xã. Với những chủ trương hợp lý cùng cách làm hiệu quả, Chiềng Khoang đã đạt được những bước tiến lớn trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; tạo thu nhập ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 15 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều giảm còn 18%.

Thời gian tới, xã Chiềng Khoang tiếp tục vận động, khuyến khích người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, tuân thủ các cam kết, quy trình trong sản xuất; đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi; triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản... là những bước đi vững chắc để xã Chiềng Khoang nâng cao hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo, từng bước xây dựng thành công xã nông thôn mới theo đúng lộ trình đề ra.

Việt Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Trải nghiệm Điện Biên lịch sử, khám phá thiên nhiên và văn hóa Tây Bắc

    Trải nghiệm Điện Biên lịch sử, khám phá thiên nhiên và văn hóa Tây Bắc

    Emagazine -
    Du lịch Điện Biên là một hành trình mà du khách không chỉ ôn lại trang sử vẻ vang của dân tộc qua Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", mà còn có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ nơi núi rừng Tây Bắc và tìm hiểu bản sắc văn hóa độc đáo của 19 dân tộc anh em.
  • 'Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND

    Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/4/2025, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 30, HĐND tỉnh Sơn La khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND về việc quy định nguyên tắc, phạm vi, nội dung, mức hỗ trợ và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Sơn La.
  • 'Sơn La trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Sơn La trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thời sự - Chính trị -
    Cách đây 71 năm, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 11/7/1954, công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương. Chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ, có sự đóng góp to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La.
  • 'Cán bộ Kiểm sát tận tụy, trách nhiệm với công việc

    Cán bộ Kiểm sát tận tụy, trách nhiệm với công việc

    Gương sáng bản làng -
    Với tinh thần nhiệt huyết, trách nhiệm trong công việc, luôn năng động, tích cực trong các hoạt động đoàn và nghiên cứu khoa học, chị Trần Diệu Linh, kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La, đã góp phần xây dựng hình ảnh người cán bộ Kiểm sát tận tụy, tận tâm với nghề.
  • 'Đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất

    Đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất

    Xã hội -
    Phát triển nông nghiệp bền vững, thị xã Mộc Châu luôn ưu tiên nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi; chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với các xã, phường thường xuyên duy tu, cải tạo và nâng cấp công trình thủy lợi, đảm bảo nguồn nước tưới cho các diện tích đất canh tác, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.