Trong những năm qua, Bảo hiểm xã hội tỉnh luôn chú trọng công tác cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện giao dịch qua mạng. Đặc biệt là thực hiện giao dịch điện tử trong tham gia BHXH, BHYT, BHTN và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, góp phần giảm bớt áp lực hồ sơ, thủ tục cho cơ quan BHXH và mang lại nhiều lợi ích cho đối tượng tham gia, đối tượng thụ hưởng và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động.
Cán bộ Phòng Thu (BHXH tỉnh) xử lý hồ sơ trên phần mềm giao dịch điện tử.
Thực hiện Quyết định 08/2015/QĐ-TTg ngày 9/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm giao dịch điện tử trong thực hiện thủ tục tham gia BHXH, BHYT, BHTN và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, BHXH tỉnh đã triển khai thực hiện từ 1/5/2015. Trong thực hiện giao dịch điện tử, mỗi đơn vị sẽ được cấp một chữ ký số điện tử riêng, khi kê khai hồ sơ, thì chỉ cần điền thông tin theo mẫu có sẵn trong phần mềm khai BHXH và tự động kết xuất tờ khai theo đúng mẫu đã hiển thị sẵn. Với việc khai hồ sơ theo cách này, các đơn vị sử dụng lao động cũng như cơ quan chuyên trách có thể quản lý, tra cứu lại tờ khai, dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện. Trong thực hiện nộp hồ sơ, không phải đến trực tiếp cơ quan BHXH, không phải chờ đợi, có thể thực hiện bất kỳ lúc nào, thông qua phần mềm khai BHXH điện tử, mọi thủ tục hành chính, hồ sơ giấy tờ đều được nhận, gửi qua mạng internet. Do đó, hạn chế giao tiếp với cán bộ BHXH, giảm thiểu phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực. Đối với công tác quản lý hồ sơ, tất cả các loại hồ sơ, giấy tờ đã thực hiện đều được lưu trữ trên phần mềm của hệ thống, khi có nhu cầu tìm kiếm, tra cứu lại thông tin, người dùng chỉ cần đăng nhập vào hệ thống và làm theo các trình tự đã được thiết lập, giúp cơ quan BHXH giải quyết nhanh, rút ngắn thời gian trả kết quả.
Chị Đinh Thị Hường, Trưởng phòng Quản lý thu, cho biết: Từ ngày triển khai thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử, Văn phòng BHXH tỉnh đã giảm tải số lượng khách đến trực tiếp giao dịch hằng ngày, giải quyết công việc nhanh hơn và giảm thiểu phiền hà cho người lao động, đơn vị sử dụng lao động, cùng với việc bảo đảm được tính thống nhất, chính xác, rút ngắn thời gian nhập dữ liệu và tích hợp dữ liệu vào phần mềm SMS... giúp cơ quan bảo hiểm xã hội thuận tiện trong khai thác dữ liệu của đơn vị và kịp thời chuyển thông tin lại cho đơn vị tham gia BHXH, BHYT qua phần mềm giao dịch. Song, trong quá trình triển khai vẫn còn một số vướng mắc, do mới triển khai nên phần mềm vẫn chưa thực sự hoàn thiện, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chưa đồng bộ, gây một số lỗi trong nhập liệu và gửi dữ liệu; chi phí mua chữ kỹ số điện tử thường cao, do đó, đối với những đơn vị, doanh nghiệp ít lao động thì giao dịch điện tử lại gây lãng phí...
Chị Trần Thị Kim Thanh, nhân viên Kế toán Công ty cổ phần Cấp nước Sơn La, cho biết: Tôi đã được tập huấn và hướng dẫn kỹ, nên sử dụng thành thạo phần mềm này. Công ty có nhiều đơn vị trực thuộc nằm rải rác trên các huyện, thành phố, quản lý gần 300 cán bộ, công nhân viên, nên việc đưa phần mềm này vào sử dụng thật sự hữu ích, rút ngắn được thời gian và tránh được sai sót, không còn phải mang những tập hồ sơ sang cơ quan BHXH như trước, thay vào đó, chúng tôi chỉ việc cắm chữ ký số điện tử vào rồi gửi hồ sơ. Đặc biệt là có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi, cả trong ngày nghỉ, miễn là có mạng internet.
Để triển khai giao dịch điện tử, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành công văn giao trách nhiệm cụ thể cho các sở, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ quan truyền thông, triển khai phối hợp với cơ quan BHXH thực hiện giao dịch điện tử về BHXH, BHYT. Thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ hỗ trợ sử dụng phần mềm, mở hội nghị tập huấn sử dụng phần mềm giao dịch điện tử cho công chức, viên chức của ngành và cán bộ làm công tác BHXH của các đơn vị sử dụng lao động; cán bộ nghiệp vụ đến các đơn vị sử dụng lao động cài đặt, hướng dẫn lập, chuyển hồ sơ. Chỉ đạo BHXH 12 huyện, thành phố triển khai tuyên truyền lợi ích của giao dịch điện tử và vận động các đơn vị tham gia giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH. Phối hợp với Viễn thông liên tỉnh VTN, Trung tâm Công nghệ thông tin kết nối mạng WAN toàn quốc và quy hoạch lại hệ thống IP toàn tỉnh...
Đến nay, toàn tỉnh có 100% đơn vị, doanh nghiệp đã thực hiện triển khai thành công giao dịch qua mạng; 2.310 đơn vị, doanh nghiệp thực hiện giao dịch điện tử, đạt 87% tổng số đơn vị, doanh nghiệp (100% đơn vị, doanh nghiệp do Văn phòng BHXH tỉnh, BHXH huyện Mường La và Yên Châu quản lý đã thực hiện giao dịch điện tử); có 22.766 bộ hồ sơ được thực hiện bằng giao dịch điện tử thành công. Với kết quả đạt được, Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố của cả nước thực hiện tốt giao dịch điện tử, được Bảo hiểm xã hội Việt Nam tặng Bằng khen, được UBND tỉnh tặng Bằng khen về cải cách thủ tục hành chính.
Có thể nói, triển khai giao dịch điện tử trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN, đã góp phần cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng tham gia và đơn vị sử dụng lao động; quyền lợi của người lao động được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định; tiết kiệm chi phí và thời gian cho cơ quan BHXH và đơn vị sử dụng lao động q
Bạn còn 500/500 ký tự
Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!