Nâng cao chất lượng môi trường sống cho người dân, huyện Mường La đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, góp phần đảm bảo môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp.
Thuận Châu là 1 trong 2 huyện nghèo của tỉnh. Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây mới các công trình nước sinh hoạt tập trung. Nhiều công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng, giúp đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Duy trì và nâng cao tiêu chí về môi trường, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Sông Mã đã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” giai đoạn 2022-2025, trọng tâm là bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp.
Ngày 25/12, UBND huyện Mường La đã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La công nhận xã Ngọc Chiến đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Ngọc Chiến là xã đầu tiên của huyện Mường La đạt chuẩn nông thôn mới theo bộ tiêu chí về xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, cùng với củng cố, nâng cao các tiêu chí, xã Mường Lầm, huyện Sông Mã, đã đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức của nhân dân trong việc giữ vững các tiêu chí, nhất là tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đến nay, huyện Yên Châu có 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 2 xã Sặp Vạt và Lóng Phiêng đã đạt 19 tiêu chí, đang trình công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Các xã còn lại, huyện đang tập trung nguồn lực hoàn thiện các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới theo đúng lộ trình.
Thực hiện chỉ tiêu 17.1 về tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định trong tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm, xã Mường Lầm, huyện Sông Mã, đã triển khai đồng bộ các biện pháp để nâng cao tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung. Đến nay, xã có 100% số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó, 54,6% số hộ dân được sử dụng nước sạch.
Trong 3 ngày (14-16/12), Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Trường Cao đẳng Sơn La tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực, chuyển đổi nhận thức, tư duy trong công tác xây dựng nông thôn mới năm 2023 cho 140 đại biểu.
Thực hiện dự án “Hỗ trợ xây dựng mô hình điểm của Hội Nông dân tham gia phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn năm 2023", trong 2 ngày (13-14/12), Trung tâm Môi trường nông thôn, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn cho 600 hộ dân xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La.
Những năm qua, các cấp Hội phụ nữ huyện Vân Hồ đã cụ thể hóa cuộc vận động chung tay xây dựng nông thôn mới bằng nhiều hoạt động thiết thực, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của các hội viên.
Thu nhập là một trong những tiêu chí quan trọng, giữ vai trò “đòn bẩy”, tạo động lực thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Huyện Mai Sơn tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân vùng nông thôn.
Trở lại bản Quyết Thắng, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, chúng tôi rất ấn tượng với những vườn cây ăn quả xanh tốt. Các tuyến đường nội bản được bê tông hóa với nhiều loại hoa được trồng dọc hai bên. Không còn tình trạng xả rác bừa bãi, đàn vật nuôi được bà con đưa xa khu nhà ở, góp phần bảo vệ sức khỏe của nhân dân.
Quỳnh Nhai có 11 xã, 103 bản, dân số gần 69.000 người, hơn 95% là đồng bào dân tộc thiểu số. Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây mới các công trình nước sinh hoạt, giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Thực hiện nhiệm vụ quản lý chất thải rắn trên địa bàn, huyện Phù Yên đã chỉ đạo triển khai các giải pháp đẩy mạnh thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn. Phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ phát sinh chất thải rắn, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe nhân dân.
Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã, tiếp tục củng cố và nâng cao các tiêu chí đã đạt. Đồng thời, triển khai các giải pháp phù hợp để phấn đấu xây dựng nông thôn mới nâng cao, cải thiện đời sống nhân dân. Đến nay, xã đã đạt 11/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao.
Hội Cựu chiến binh tỉnh có trên 44.000 hội viên, sinh hoạt tại 2.058 chi hội. Những năm qua, Hội đã chỉ đạo, triển khai nhiều hoạt động thiết thực, phát huy vai trò của cựu chiến binh trong công tác bảo vệ môi trường, từng bước thay đổi nhận thức của cán bộ, hội viên, xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp.
Sau gần một năm được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, diện mạo xã Mường Lầm, huyện Sông Mã, có nhiều đổi thay. Cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã đang tập trung duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí theo hướng bền vững, phấn đấu xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Những năm gần đây, huyện Phù Yên tập trung chỉ đạo các địa phương trong huyện rà soát, thống kê, làm cơ sở bổ sung và bố trí nguồn kinh phí triển khai làm đường giao thông nông thôn, tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại, vận chuyển nông sản hàng hoá.