Nuôi ong - "một vốn bốn lời"

Nuôi ong lấy mật không phải là nghề mới ở Sơn La, nghề này đã có bước phát triển mạnh. Bởi vài năm gần đây, diện tích vườn đồi, rừng và trang trại cây ăn quả của tỉnh đã tăng lên đáng kể, trong đó có nhiều loại cây ra hoa là nguồn mật cho ong... Nhiều hộ nông dân đã biết khai thác tiềm năng thế mạnh để phát triển nghề nuôi ong và đem lại nguồn thu nhập cao, trong khi chi phí đầu tư không lớn.

 

Ông Nguyễn Đăng Chung (người đứng giữa) và nhân viên đang quay ong để lấy mật.

Ông Nguyễn Đăng Chung, bản Nà Hạ 2, xã Chiềng Mung (Mai Sơn) đã có gần 24 năm gắn bó với nghề nuôi ong tự nhiên lấy mật. Ban đầu, ông Chung công tác tại Công ty Ong Sơn La, đến năm 1993, Công ty giải thể thì ông Chung cùng các hộ dân tách ra nuôi riêng. Sẵn có kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm công tác, ông đã nắm rõ đặc tính của loài ong. Ngoài ra, ông cũng am hiểu về các loài hoa, mùa hoa nở, mùa ong đi lấy mật; biết cách luân chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào. Vì thế, 200 đàn ong mật của gia đình ông bình quân mỗi năm cho từ 3.000 - 4.000 lít mật tự nhiên. Với giá thành hiện nay từ 100 - 300.000 đồng/lít, thu nhập từ bán mật ong của gia đình ông đạt khoảng 300 - 400 triệu đồng/năm, chưa kể thu nhập từ bán ong giống, bán phụ kiện nghề ong và tư vấn kỹ thuật, chăm sóc ong...

Chia sẻ về một số kinh nghiệm trong nghề nuôi ong, ông Chung khẳng định: Nuôi ong là nghề “một vốn bốn lời”, vì nuôi ong cho hiệu quả kinh tế cao do không tốn diện tích đất, chi phí đầu tư ban đầu thấp. Tuy vậy, yếu tố quyết định đến hiệu quả là phải nắm bắt được diễn biến sức khỏe của từng đàn ong. Ong là loài vật rất nhạy cảm với thời tiết, dễ nhiễm bệnh, nếu phát hiện kịp thời, điều trị đúng cách, ong thợ sẽ năng bay đi lấy phấn hoa, tạo nhiều mật. Nghề nuôi ong cần sự cẩn thận, tỉ mỉ. Công việc hàng ngày là thường xuyên đảo cầu để mật lên đều, kiểm tra từng thùng ong xem ong có khỏe mạnh, lấy đủ lượng phấn hoa cần thiết hay không. Khi ong chúa đẻ mạnh, số lượng ong trong đàn đông đúc, đàn ong sẽ xây mũ chúa mới và sẻ đàn tự nhiên. Trong trường hợp này, cần cho đàn ong xây thêm cầu mới để ong chúa có nơi đẻ trứng, tổ không chật chội; cắt bỏ bớt lỗ tổ ong đực ở các góc bánh tổ; thay thế ong chúa, bổ sung nguồn thức ăn cho đàn ong. Mỗi năm, vào tầm tháng 1-2 và từ tháng 7 đến tháng 9, tôi thường đưa đàn ong về bản Tà Dê, xã Lóng Luông (Vân Hồ) để chăm sóc vì thời tiết thuận lợi cho đàn ong nhân giống. Còn tháng 3-4, tôi di chuyển đàn ong vào Sông Mã và về Hưng Yên để khai thác mật nhãn, tháng 5-6, đi Phú Thọ và Nghệ An khai thác mật keo, tháng 10 khai thác mật cỏ kim và lấy phấn hoa, tháng 11 sẽ lấy sữa ong chúa, cuối cùng tháng 12 sẽ đưa ong về Sông Mã khai thác mật hoa cỏ lào. Vào mùa đông giá rét thì chủ động che chắn kín gió, vệ sinh thùng ong sạch sẽ phòng trừ bệnh hại, chăm sóc, nuôi dưỡng, cho ăn bổ sung đúng quy trình để tránh cho ong khỏi mắc một số bệnh thông thường, như: bệnh thối ấu trùng, ấu trùng túi...

Từ mô hình nuôi ong lấy mật của gia đình ông Chung, các hộ dân có vườn đồi, nhiều cây lâm nghiệp, trang trại trồng trọt, cây ăn quả trên địa bàn toàn tỉnh có thể quan tâm học tập để phát triển thêm nghề nuôi ong lấy mật tăng thêm kinh tế gia đình. Mặt khác, quá trình ong hút mật còn giúp cho cây ăn quả được thụ phấn tốt hơn làm tăng sản lượng, bảo vệ tính đa dạng sinh học của các loài thực vật và bảo vệ môi trường sinh thái.

Phạm Hoa
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định, sau suy yếu chậm. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa, đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi cao có nơi trời rét, ngày nắng.
  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.