Vào vụ cấy lúa xuân

Ngay sau Tết Nguyên đán, nông dân huyện Mai Sơn đã khẩn trương ra đồng làm đất sản xuất vụ xuân, các xã huy động hàng nghìn ngày công làm thủy lợi, bảo đảm nước tưới. Những ngày này, từ xã Chiềng Mung, Chiềng Mai, Mường Bon, Hát Lót đến vùng cao Phiêng Cằm, Chiềng Nơi, nơi đâu cũng thấy bà con khẩn trương gieo cấy lúa xuân đảm bảo đúng khung thời vụ.

Nông dân xã Hát Lót, huyện Mai Sơn cấy lúa xuân.

 

Trên thửa ruộng của gia đình bà Lò Thị Thoan, bản Nà Si, xã Hát Lót, gần chục người đang nhanh tay cấy lúa. Bà Thoan cho biết: Gia đình tôi có 2.000 m² ruộng. Từ cuối tháng 1, đã chuẩn bị 20 kg thóc giống nếp 97 và giống TBR225 để gieo mạ, chúng tôi đã thực hiện đổi công giúp nhau cấy lúa để bảo đảm tiến độ.

Cách đó không xa, trên thửa ruộng đã cấy xong, gia đình chị Lò Thị Ban đang dẫn nước về ruộng. Chị Ban nói: Chi hội nông dân bản đã tuyên truyền, hướng dẫn bà con về cơ cấu giống, bảo đảm đủ nước và thường xuyên thăm đồng, chủ động theo dõi tình hình sâu bệnh, phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời.

Rời cánh đồng bản Nà Si, xã Hát Lót, chúng tôi đến cánh đồng bản Mé, xã Mường Bon. Đã quá trưa, nhưng không khí lao động vẫn khẩn trương, nhộn nhịp. Thường xuyên có mặt ngoài đồng, cùng bà con nắm tình hình sản xuất, ông Tòng Văn Thu, Trưởng bản, chia sẻ: Bản có hơn 33 ha lúa. Ngay sau Tết Nguyên đán, bản phát động bà con ra quân làm thủy lợi, mở rộng 1,7 km đường nội đồng từ 2,5 m lên 4m. Hiện nay, toàn bộ khâu làm đất đều thực hiện bằng cơ giới; bản cũng thành lập tổ thủy lợi có trách nhiệm điều tiết nước, đảm bảo tất cả các ruộng đều có đủ nước.

Kế hoạch vụ xuân năm 2024, huyện Mai Sơn gieo cấy 1.340 ha lúa, cơ cấu giống chủ yếu là các loại giống năng suất, chất lượng cao, chống chịu hạn, như: Đông A1, giống lúa thuần LH12, TBR 225, TBR-1, nếp thơm 86, Tân ưu 98, N87, N97, N98; giống CR203; nhị ưu 838, 986, 63... Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã phối hợp với các xã hướng dẫn kỹ thuật gieo mạ, đổ ải và gieo cấy. Tuyên truyền, vận động nông dân thay thế một phần phân hóa học bằng các loại phân hữu cơ tự chế biến, vừa làm giảm chi phí, vừa tạo độ phì nhiêu cho đất.

Đảm bảo nguồn nước tưới cho vụ lúa xuân, Chi nhánh Công ty TNHH MTV quản lý khai thác công trình thủy lợi Sơn La tại Mai Sơn đã xây dựng phương án phòng chống hạn hán. Ông Lò Đức Hương, Trưởng Chi nhánh, cho biết: Trên địa bàn huyện có 204 công trình, với 236 km mương thủy lợi. Ngay từ đầu tháng 1, đơn vị phối hợp với phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, UBND các xã, thị trấn thành lập các đoàn kiểm tra đánh giá nguồn nước. Thời điểm này, chưa có chân ruộng nào thiếu nước phải chuyển đổi sang cây trồng khác; tuy nhiên, đơn vị tiếp tục quản lý việc điều tiết, phân phối nước đảm bảo quy trình vận hành theo hướng tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí.

Đến thời điểm này, bà con nông dân trên địa bàn huyện Mai Sơn đã cơ bản hoàn thành khâu làm đất; đồng thời gieo cấy được trên 1.000 ha lúa xuân. Các cơ quan, đơn vị chức năng của huyện đang tiếp tục tăng cường quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, vận hành các hồ chứa nước và các công trình thủy lợi, bảo đảm điều kiện tốt nhất phục vụ sản xuất, phấn đấu đến cuối tháng 3, sẽ hoàn thành gieo cấy vụ xuân.

 

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.