Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp

Giúp nhân dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, cấp ủy, chính quyền xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp, đã đề ra nhiều giải pháp chuyển đổi diện tích đất đồi dốc, cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Nông dân bản Khá Men, xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp trồng cây ăn quả trên đất dốc.

 Xã Dồm Cang có 11 bản, với trên 1.300 ha đất sản xuất nông nghiệp. Địa hình có độ dốc lớn, qua nhiều năm canh tác, phần lớn đất đã bạc màu, giữ ẩm kém, nên năng suất cây trồng đạt thấp. Ông Lò Văn Thái, Chủ tịch UBND xã, cho biết: Xã đã tuyên truyền, vận động nhân dân trồng cây cam, quýt, xoài ghép, mận hậu, cải tạo vườn tạp ở một số bản vùng thấp, những nơi chủ động được nguồn nước tưới; trồng cây cà phê, cây dược liệu, trồng rừng ở các bản vùng cao. Các tổ chức đoàn thể của xã nhận ủy thác với các ngân hàng cho hộ nghèo, cận nghèo vay vốn, với tổng dư nợ gần 29,9 tỷ đồng để phát triển sản xuất. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chuyển giao kỹ thuật trồng cây ăn quả, cây công nghiệp cho nông dân. Tổ chức cho các hộ dân đi tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình trồng cây ăn quả thành công tại các địa phương trong và ngoài huyện 2 lần/năm.

Từ năm 2018 đến nay, diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp của xã  tăng từ  2 - 3%/năm. Hiện nay, nông dân trong xã đang chăm sóc trên 300 ha cây cà phê, sản lượng đạt 354 tấn nhân khô/năm; 220 ha cây ăn quả các loại, sản lượng đạt gần 400 tấn quả/năm. Việc chuyển đổi diện tích đất dốc kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác đã mang lại thu nhập cao cho nhân dân trong xã. Điển hình như mô hình trồng cây cam, cà phê xen xoài ghép của gia đình bà Lò Thị Chum, bản Khá Men, với thu nhập trên 180 triệu đồng/năm. Mô hình trồng cà phê, xoài, nhãn ghép của anh Tòng Văn Phan, bản Cang, có thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm. Mô hình trồng bí xanh, dưa hấu, dưa bở, cam, xoài ghép của gia đình chị Tòng Thị Anh, bản Dồm, thu nhập trên 200 triệu đồng/năm...

Năm 2017, gia đình ông Tòng Văn Phan, bản Cang, vay 40 triệu đồng từ Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện để đầu tư trồng hơn 3 ha cà phê, xoài, nhãn ghép. Ông Phan chia sẻ: Năm 2023, gia đình tôi thu hoạch hơn 17 tấn quả cà phê, 5 tấn xoài, giá bán và đầu ra ổn định. So với trồng ngô, sắn trước đây, thu nhập từ cây ăn quả, cà phê cao hơn. Gia đình tôi còn chăn nuôi bò nhốt chuồng, gần 20 con dê sinh sản và nuôi gà thả đồi, bình quân thu từ cây trồng và chăn nuôi được trên 250 triệu đồng/năm.

Còn gia đình chị Lò Thị Chum, bản Khá Men, từ năm 2018 đã chuyển đổi đất nương trồng ngô kém hiệu quả sang trồng 350 gốc cam Nà Mòn, gần 1 ha cà phê xen cây xoài ghép. Chị Chum chia sẻ: Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhờ sự hỗ trợ của cơ quan chuyên môn và học hỏi từ các mô hình trong huyện, trong xã, tôi đã có kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây ăn quả, trồng xen ghép cây ăn quả cùng với cà phê. Niên vụ 2023, gia đình tôi thu hơn 4 tấn cam, giá bán trung bình 22 nghìn đồng/kg; gần 8 tấn quả cà phê, thu trên 180 triệu đồng. Dự kiến vụ quả năm nay sẽ thu hơn 200 triệu đồng.

Xã Dồm Cang đang tập trung quy hoạch vùng trồng cây ăn quả phù hợp, mở rộng diện tích trồng cà phê; sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ các chương trình, dự án để hỗ trợ người dân chuyển đổi diện tích kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, cải tạo vườn tạp. Vận động thành lập HTX để liên kết sản xuất theo quy trình VietGAP, bao tiêu sản phẩm. Phối hợp với cơ quan chuyên môn hướng dẫn xây dựng mô hình trồng cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao; tổ chức cho các hộ dân tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình trồng cây ăn quả thành công tại các địa phương trong và ngoài huyện... Đồng thời, chú trọng phát triển mở rộng diện tích cây thông mã vĩ, góp phần nâng cao tỷ lệ phủ xanh đất trống, đồi trọc. Phấn đấu đến năm 2025, xã có trên 250 ha cây ăn quả, 350 ha cây cà phê.

Những nương đồi cằn cỗi trước đây giờ đã được phủ màu xanh của cây ăn quả, cây cà phê, điều đó đã làm thay đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp của xã Dồm Cang. Hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong xã xuống còn 11,5% và duy trì, nâng cao các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Trường Sơn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tuổi trẻ Bắc Yên học và làm theo Bác

    Tuổi trẻ Bắc Yên học và làm theo Bác

    Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tuổi trẻ Bắc Yên đã triển khai nhiều công trình, phần việc cụ thể, thiết thực, ý nghĩa, tạo không khí thi đua sôi nổi; phát huy vai trò xung kích trong phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • 'Xây dựng ý thức sử dụng sản phẩm có bản quyền

    Xây dựng ý thức sử dụng sản phẩm có bản quyền

    Chuyển đổi số -
    Tạo dựng thói quen sử dụng của người tiêu dùng với các sản phẩm, dịch vụ có bản quyền đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng mua bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ - một vấn nạn đang gây thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần chú trọng thực hiện các biện pháp thanh tra, kiểm tra và xử lý các đối tượng vi phạm trong lĩnh vực này.