Ứng dụng phương pháp Montessori vào dạy học mầm non

Với nhiều ưu điểm vượt trội như: phát triển tính ngăn nắp, trật tự, khả năng tập trung tốt và tính độc lập cao, hòa nhập tốt với môi trường cho trẻ nhỏ, những năm gần đây, phương pháp giáo dục Montessori đã được đưa vào chương trình giảng dạy, hoạt động tại nhiều trường mầm non công lập và tư thục trên địa bàn tỉnh thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.

                                       

Một giờ học theo phương pháp Montessori của các bé Trường Mầm non Smartkids - Bé thông minh (Thành phố)

             

Phương pháp giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em được hình thành từ năm 1907 bởi bác sĩ - nhà giáo dục người Ý, Maria Montessori (1870-1952). Đây là phương pháp với tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác. Mục tiêu giáo dục của Montessori là tạo điều kiện tối đa để trẻ trau dồi niềm đam mê học hỏi, thông qua thực hành thường xuyên, hình thành các kỹ năng và phát triển năng khiếu toàn diện cho từng bé. Phương pháp giáo dục thực tiễn mang tính đột phá này đã nhanh chóng được phổ biến và thu được thành công vang dội trên khắp thế giới.           

             

Là một trong những đơn vị ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori, Trường Mầm non Smartkids - Bé thông minh (Thành phố) có 7 lớp với gần 200 học sinh trong độ tuổi từ 1-5 tuổi, 20 cán bộ giáo viên, nhân viên. Trong đó, có 4 giáo viên được Hiệp hội Montessori Hoa Kỳ cấp bằng, 2 phòng học theo tiêu chuẩn Montessori quốc tế với hệ thống hơn 500 bài học và hoạt động với các lĩnh vực liên quan tới học thuật như toán, địa lý, ngôn ngữ, văn hóa, khoa học... Thiết kế lớp học, dụng cụ học tập và chương trình học hàng ngày được xây dựng giúp trẻ phát huy khả năng tự học, độc lập khám phá, tiếp thu kiến thức.

             

Chị Hoàng Thị Xuyến, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Smarkids - Bé thông minh, chia sẻ: Bắt đầu từ năm học 2015-2016, nhà trường đã vận dụng phương pháp Montessori vào các hoạt động tại các lớp mẫu giáo. Hiểu rõ đây là phương pháp lấy khả năng tự học là nền tảng cơ sở, nhà trường đã chú trọng vào việc khai thác tiềm năng sẵn có, không áp đặt, chỉ quan sát đưa ra gợi ý và hỗ trợ khả năng tự phát triển của trẻ. Sau 3 năm thực hiện và nhận được sự ủng hộ từ phía cha mẹ học sinh do những lợi ích của phương pháp mang lại, đến năm học 2018-2019, nhà trường chính thức ứng dụng phương pháp Montessori cho 2 lớp trong khối nhà trẻ (18-36 tháng tuổi). Ở đây, trẻ sẽ được học theo khả năng của mình, mức độ khó trong chương trình học sẽ chỉ tăng lên khi trẻ có thể tiếp thu và trách nhiệm của giáo viên là hướng dẫn và đưa ra kế hoạch học tập phù hợp với từng trẻ.

             

Tại Trường Mầm non Tô Hiệu (Thành phố) trước khi áp dụng phương pháp giáo dục Montessori cho trẻ, nhà trường đã tổ chức thành lập đoàn tham quan, học hỏi nhiều mô hình về phương pháp giáo dục này ở nhiều địa phương nhưng việc đầu tư cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn Montessori còn nhiều khó khăn do chưa đủ  kinh phí và nhân lực. Tuy nhiên, bằng niềm đam mê, các cô đã tự học hỏi, trau dồi kiến thức về phương pháp giáo dục này, đồng thời tự trang bị, sáng tạo nhiều giáo cụ phù hợp nhằm tạo môi trường, không gian cho trẻ tự trải nghiệm, khám phá để tự bản thân làm được nhiều điều hơn, phát huy khả năng tự học. Do đó, các em nhỏ luôn vui thích, chủ động trong học tập, vâng lời cô giáo.

             

Chị Nguyễn Thanh Hà, Tổ 3, phường Chiềng Lề (Thành phố) chia sẻ: Sau khi tìm hiểu và được biết Trường Smartkids - Bé thông minh có vận dụng phương pháp giáo dục Montessori vào dạy học, tôi đã cho con theo học lớp Montessori của trường. Sau một thời gian học tập, được các cô giáo kèm cặp, hướng dẫn, cháu trở nên tự tin, nhanh nhẹn, tự giác hơn, biết tự vệ sinh cá nhân, giúp bố mẹ những việc nhỏ trong nhà...

             

Đánh giá hiệu quả bước đầu của phương pháp giáo dục Montessori, bà Trịnh Lan Anh, Trưởng Phòng Giáo dục Mầm non, Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 229 trường mầm non công lập và ngoài công lập và 36 nhóm trẻ. Phương pháp Montessori đã được chúng tôi vận dụng trong đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và nội dung tập huấn cho giáo viên hàng năm, khuyến khích các trường cử đoàn đi học hỏi mô hình tại các tỉnh... Tuy nhiên, do giáo cụ, trang thiết bị dạy học theo phương pháp Montessori khá tốn kém, đa số giáo viên chưa được đào tạo bài bản qua các trung tâm Montessori đã được công nhận. Nên đa phần hiện nay giáo viên trên địa bàn tỉnh mới nắm được phương pháp luận cơ bản, các trường vẫn chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo, áp dụng một phần ý tưởng và giáo cụ vào các hoạt động trải nghiệm, dạy học có chủ đích như: hoạt động ngoài trời, vui chơi, chiều... hoặc đưa vào dạy thực nghiệm tại một số lớp nâng cao...

             

Những lợi ích mà phương pháp giáo dục Montessori mang lại cho trẻ là không thể phủ nhận, tuy nhiên, trên thực tế, mỗi đơn vị giáo dục lại có mức độ và cách vận dụng khác nhau, để đánh giá đúng và khách quan cần sự định hướng rõ ràng của cơ quan chuyên môn, giúp các trường, nhóm trẻ mạnh dạn mở rộng phạm vi áp dụng, đồng thời, giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ và có sự lựa chọn phù hợp với con em mình.

Thủy Tiên
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo quyết định của UBND tỉnh về đất đai

    Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo quyết định của UBND tỉnh về đất đai

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 15/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo quyết định của UBND tỉnh ban hành quy định về quy trình luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Dự hội nghị, có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và các tổ chức thành viên.
  • 'Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và nội địa

    Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và nội địa

    Xã hội -
    Công tác đấu tranh chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và địa bàn nội địa ở tỉnh ta luôn được Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh, các ngành thành viên, các địa phương chú trọng triển khai tích cực, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sản xuất, phục vụ tốt sản xuất và đời sống nhân dân.
  • 'Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Đảng bộ huyện Thuận Châu đã chỉ đạo cụ thể hóa, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp, lực lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập.
  • 'Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xã hội -
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, những năm qua, đời sống, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày một phát triển; cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ, hiệu quả; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ cơ sở được chú trọng; việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm... Niềm tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước không ngừng được củng cố, tăng cường; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng ngày càng vững chắc.
  • 'Điểm tựa nơi bản mường

    Điểm tựa nơi bản mường

    Xã hội -
    Gương mẫu trong cộng đồng dân cư, giúp đỡ bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, đảm bảo an ninh trật tự... là những việc làm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La. Là “điểm tựa” giữa nhân dân với Đảng, chính quyền và mặt trận tổ quốc các cấp.