Trường THPT Yên Châu - 40 năm xây dựng và phát triển

Trường THPT Yên Châu được thành lập năm 1981, với tên gọi là Trường phổ thông cấp 3 Yên Châu. Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn kiên trì phấn đấu, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, tâm huyết và cống hiến cho sự nghiệp, hoàn thành xuất sắc mục tiêu giáo dục. Từ mái trường này, nhiều thế hệ học sinh đã trưởng thành, đem trí tuệ, tài năng và nhiệt huyết đóng góp xây dựng cho quê hương, đất nước.

 

Giờ học của cô và trò Trường THPT Yên Châu.

 

Ồng Lò Văn Doan, nguyên Hiệu trưởng nhà trường năm học 1981-1982, kể lại: Khóa học đầu tiên của nhà trường có 2 lớp 8 và 1 lớp 9 (hệ 10 năm). Ngày đầu thành lập, nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn; chỉ có 11 giáo viên, phần lớn từ miền xuôi được điều động lên miền núi công tác. Cơ sở vật chất lúc ấy hết sức đơn sơ, với 1 lớp học tooc- xi, 2 lớp học bằng tranh tre, 1 nhà tooc- xi tập thể giáo viên, 1 nhà bếp; phòng thư viện, thí nghiệm, sân chơi, bãi tập hầu như chưa có gì. Với sự quyết tâm, tinh thần đoàn kết của tập thể giáo viên, cán bộ, học sinh, nhà trường luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Vượt qua những khó khăn, thiếu thốn của những ngày đầu thành lập, quy mô trường lớp dần được mở rộng, chất lượng giáo dục được nâng lên. Trong năm học 1985-1986, trường có 3 học sinh tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia với các môn Toán, Ngữ văn và Vật lý. Đây cũng là những năm đầu tiên nhà trường có giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cô giáo Nguyễn Thị Ca - dạy môn Ngữ văn đã đạt giải nhất cuộc thi năm đó.

Sau 4 thập niên xây dựng và phát triển, hiện nay, Trường THPT Yên Châu đã thay đổi rất nhiều, trường lớp sáng, xanh, sạch, đẹp với các dãy nhà tầng; các trang thiết bị dành cho giáo dục được bổ sung theo hướng hiện đại. Thầy giáo Phạm Minh Thế, Hiệu trưởng, cho biết: Phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước, cùng với tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề, nhiệt huyết của đội ngũ giáo viên luôn quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhất là nâng cao chất lượng giáo dục.

Trong giảng dạy, các thầy cô giáo nhà trường thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong các bài giảng, tăng các giờ học thực hành, trải nghiệm sáng tạo, đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm phát huy tối đa năng lực học sinh. Hiện nay, trường có 69 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó 100% đạt chuẩn, gần 10% đạt trình độ trên chuẩn, 15 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, nhiều giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở; đặc biệt năm 2021 nhà trường có một thầy giáo được nhận danh hiệu cao quý Nhà giáo ưu tú.

Bám sát nhiệm vụ các năm học, Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp, nhất là trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường; nâng cao chất lượng giáo dục một cách thực chất và bền vững. Theo đó, ngay từ đầu mỗi năm học, căn cứ trên phân tích kết quả tuyển sinh lớp 10 với 2 môn Toán và Ngữ Văn, kết quả khảo sát chất lượng đầu năm và thực tế học tập trên lớp; kết quả học tập năm học trước để phân loại học sinh. Xây dựng nội dung kiến thức, số tiết cần phải bù đắp cho học sinh bị hổng kiến thức và tiến hành bù đắp ngay trong giờ học chính khóa và bù đắp vào các tiết học buổi chiều. Đổi mới ra đề thi với mục tiêu đánh giá đúng chất lượng học tập của học sinh; phân hóa được học sinh để tiếp tục bồi dưỡng, bù đắp kiến thức phù hợp...

Nhờ đó, chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được nâng lên. Năm học 2020-2021, học sinh đạt học lực khá, giỏi đạt 51%; hạnh kiểm khá, tốt chiếm 97,7%; đạt 2 giải Nhất, 3 giải Nhì, 1 giải Ba, 8 giải Khuyến khích tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh; đạt 2 giải Ba thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh; 99,7% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT năm 2021.

Đóng góp vào thành tích chung của nhà trường có vai trò quan trọng của các tổ chuyên môn, cô giáo Vũ Thị Hiền, Tổ trưởng tổ Văn - Sử - Địa, chia sẻ: Tổ thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy học; chú trọng bồi dưỡng học sinh giỏi, qua đó khơi dậy lòng đam mê, tinh thần tích cực, tự giác trong học tập của học sinh; tăng cường tình nguyện dạy bù đắp kiến thức bị hổng cho các em; phong trào này phát triển sâu rộng ở tất cả các tổ chuyên môn. Hàng năm, kết quả thi tốt nghiệp của 3 môn của tổ đều vượt chỉ tiêu ngành giao; nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh được lựa chọn vào đội tuyển quốc gia của tỉnh.

Tự hào 40 năm xây dựng và phát triển, nhiều thế hệ học trò đã lớn lên và trưởng thành, đang công tác ở trong tỉnh và ngoài tỉnh, giữ các chức vụ quan trọng trong cơ quan, đơn vị. Trước yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới toàn diện giáo dục, nhà trường đã và đang xác định rõ sứ mệnh, mục tiêu để trở thành trường có chất lượng giáo dục bền vững trong tỉnh và là nơi gửi trọn niềm tin của nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu.

Việt Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.