Trường Mầm non Họa Mi nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ

Những năm qua, cùng với chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học, Trường Mầm non Họa Mi, xã Mường Khoa (Bắc Yên) luôn quan tâm đến công tác nuôi dưỡng, đảm bảo các bữa ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng, an toàn thực phẩm (ATTP), giúp học sinh có sức khỏe tốt để học tập, tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh.

 

 

Bữa cơm trưa của học sinh Trường Mầm non Họa Mi.

 

Có mặt tại bếp ăn của Trường Mầm non Họa Mi, chúng tôi nhận thấy việc chế biến, nấu nướng và phân chia thức ăn cho các nhóm lớp đảm bảo an toàn, sạch sẽ, đúng quy trình. Để đảm bảo ATTP, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác nuôi dưỡng, giao kế hoạch, chỉ tiêu số lượng trẻ cho từng nhóm, lớp; đồng thời chỉ đạo tổ dinh dưỡng thực hiện đúng quy trình bếp một chiều; xây dựng thực đơn bảo đảm khẩu phần ăn trong ngày khoa học, hợp lý.

 

Năm học mới 2019 - 2020, Trường Mầm non Họa Mi có 319 trẻ thuộc 13 nhóm lớp. Bên cạnh cơ sở vật chất được đầu tư, cải tạo, nâng cấp theo hướng chuẩn hoá, nhà trường luôn quan tâm thực hiện tốt quy trình chế biến thực phẩm theo quy định. Khu vực bếp ăn được xây dựng theo quy trình một chiều, chia thành các khu riêng biệt, bao gồm khu đựng nguyên liệu, khu chế biến thực phẩm tươi sống, khu nấu ăn và khu để thức ăn đã nấu chín. Đồ dùng trong nhà bếp được trang bị đầy đủ bao gồm tủ lạnh, tủ lưu mẫu thực phẩm sống và chín riêng biệt. Các nhân viên làm ở nhà bếp đều mặc đồng phục sạch sẽ, đeo khẩu trang, găng tay khi chế biến, chia khẩu phần ăn cho học sinh. Để đảm bảo nguồn cung thực phẩm an toàn, nhà trường lựa chọn những cơ sở cung cấp có uy tín, có địa chỉ rõ ràng. Thực đơn thực phẩm được lên lịch theo tuần, theo mùa. Hằng ngày, thực phẩm được tiếp nhận dưới sự giám sát chặt chẽ của đại diện nhà trường, đồng thời thực hiện lưu mẫu thức ăn hằng ngày 24/24 giờ theo quy định. Học sinh đến trường đều ăn bán trú, được khám sức khỏe định kỳ, tiêm chủng đầy đủ, được cân đo theo dõi biểu đồ phát triển từng quý. Đồng thời, các nhà trường đã bố trí khu sơ chế thức ăn riêng trước khi đưa vào bếp nấu, các dụng cụ chế biến, đồ dùng đựng thức ăn đều được lau rửa sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, khô thoáng.

 

Chị Hà Thị Thắm, Tổ trưởng tổ nuôi dưỡng, Trường Mầm non Họa Mi, cho biết: Hiện tại, tổ nuôi dưỡng của nhà trường có 3 người đều được tập huấn kiến thức về dinh dưỡng, cách xây dựng thực đơn và thực hành quy trình chế biến món ăn cho trẻ (tất cả các dạng ăn cơm, cháo, bột hay các món ăn phụ); thường xuyên trao đổi thông tin về dinh dưỡng đối với phụ huynh học sinh để có khẩu phần ăn phù hợp với trẻ, vận dụng, thực hiện tốt trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Bếp ăn đều có sổ sách ghi chép theo hướng dẫn và lưu giữ các mẫu thức ăn phục vụ việc kiểm tra an toàn thực phẩm. Nguồn nước máy sử dụng chế biến thức ăn cũng như dùng cho sinh hoạt của cô và trò đạt tiêu chuẩn y tế. Thực đơn các bữa ăn được nhà trường xây dựng theo mùa, đảm bảo khẩu phần và lượng dinh dưỡng...

 

Cô giáo Nguyễn Thị Hải, Hiệu trưởng Trường Mầm non Họa Mi, cho biết: Chúng tôi lựa chọn các nhóm thực phẩm theo đúng hướng dẫn của ngành học mầm non và các chế độ của từng độ tuổi, để chế biến phù hợp với trẻ. Các bậc phụ huynh của nhà trường rất yên tâm về vấn đề đảm bảo dinh dưỡng đối với trẻ. Phấn đấu đến cuối năm học 2019 - 2020, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong nhà trường giảm xuống dưới 5%.

 

Anh Lừ Văn Loan, bản Chẹn có con học tại Trường Mầm non Họa Mi, phấn khởi nói: Từ khi gia đình chúng tôi gửi cháu vào trường, cân nặng và chiều cao của cháu phát triển lên rõ rệt. Cháu ăn ngon, ăn được nhiều và không còn gầy như thời gian đầu mới đi học. Gia đình tôi rất yên tâm khi gửi cháu.

Cùng với nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, việc chú trọng bữa ăn cho trẻ đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn quy định, an toàn vệ sinh thực phẩm của Trường Mầm non Họa Mi sẽ góp phần thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ, mang lại niềm tin cho các bậc phụ huynh khi gửi gắm con em vào trường.

Đức Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Đảng bộ huyện Thuận Châu đã chỉ đạo cụ thể hóa, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp, lực lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập.
  • 'Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xã hội -
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, những năm qua, đời sống, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày một phát triển; cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ, hiệu quả; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ cơ sở được chú trọng; việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm... Niềm tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước không ngừng được củng cố, tăng cường; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng ngày càng vững chắc.
  • 'Điểm tựa nơi bản mường

    Điểm tựa nơi bản mường

    Xã hội -
    Gương mẫu trong cộng đồng dân cư, giúp đỡ bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, đảm bảo an ninh trật tự... là những việc làm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La. Là “điểm tựa” giữa nhân dân với Đảng, chính quyền và mặt trận tổ quốc các cấp.
  • 'Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc ở huyện biên giới

    Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc ở huyện biên giới

    Xã hội -
    Là huyện biên giới của tỉnh, huyện Sốp Cộp có 8 xã, 101 bản và 2 điểm dân cư, dân số gần 55.500 người, có 6 dân tộc sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 96,8%. Những năm qua, huyện đã triển khai đồng bộ, hiệu quả chính sách dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con.
  • 'Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh

    Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh

    An ninh trật tự -
    Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học được ngành Giáo dục và Đào tạo chú trọng. Nội dung, hình thức tuyên truyền được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.
  • 'Nhận diện thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động "ly khai", "tự trị"

    Nhận diện thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động "ly khai", "tự trị"

    Nhằm thực hiện mưu đồ chống phá Nhà nước Việt Nam, thời gian qua, các thế lực thù địch, tổ chức phản động tăng cường các hoạt động tuyên truyền, kích động, vu cáo Ðảng, Nhà nước trên không gian mạng, với rất nhiều chiêu trò, thủ đoạn tinh vi.