Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường”

Cuộc thi “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” nhằm ghi nhận, tôn vinh những thầy giáo, cô giáo có nhiều đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới giáo dục. Đồng thời, ghi nhận và tôn vinh những cơ sở giáo dục có nhiều đổi mới, sáng tạo trong dạy-học và giáo dục, đào tạo học sinh, sinh viên.

Ban tổ chức trao giải Nhất cho tác giải Lê Hải Vân, giáo viên Trường THCS Đền Lừ (Hoàng Mai, Hà Nội).

Chiều 29/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2021. 

Theo ban tổ chức, cuộc thi đã có sức lan tỏa mạnh mẽ trong các nhà trường. Các bài dự thi tập trung vào 2 chủ đề chính là thầy cô giáo và mái trường. Trong đó, nhiều tác phẩm thể hiện những kỷ niệm, tình cảm, cảm xúc về mái trường gắn liền với hình ảnh của thầy giáo, cô giáo. Các tác phẩm dự thi được trình bày công phu, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Mỗi tác phẩm là một câu chuyện đẹp với những ấn tượng về thầy cô, học sinh.

Cuộc thi năm nay có hơn 50 nghìn bài dự thi, Ban tổ chức đã chọn ra 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 10 giải Khuyến khích để trao giải.

Cụ thể, giải Nhất thuộc về tác giả Lê Hải Vân, giáo viên Trường THCS Đền Lừ (Hoàng Mai, Hà Nội) với tác phẩm “Viết về em, người đã khuất”. 2 giải Nhì thuộc về tác giả Nguyễn Thị Minh, giáo viên Trường Tiểu học Hải Phương (Hải Hậu, Nam Định) với tác phẩm "Người thầy trong tôi"; tác giả Nguyễn Thị Kim Ánh, giáo viên Trường THCS Sơn Tây (Hương Sơn, Hà Tĩnh) với tác phẩm “Đủ yêu thương sẽ gần nhau hơn”.

Phát biểu tại buổi lễ, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý Vũ Minh Đức (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: Thầy và trò cả nước phải dạy học trực tuyến do dịch Covid-19, song vẫn có hơn 50 nghìn tác phẩm được gửi về ban tổ chức. Mái trường và thầy cô trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tầng lớp nhân dân. Mỗi bài thi đều đáng trân trọng bởi sự đầu tư công phu của các tác giả.

Trước bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay càng đòi hỏi về năng lực của nhà giáo, ngoài nỗ lực của nhà giáo cần sự đồng hành của toàn xã hội. Mỗi cơ sở giáo dục cần nhân rộng mô hình hay và làm gương cho học trò. Các em học sinh dù đi đâu làm gì cũng không quên hình ảnh thầy cô và mái trường.

Theo Báo Nhân Dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.