Ngày 21/9, Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La đã tổ chức Hội nghị đánh giá công tác quản lý chất lượng giáo dục giai đoạn 2020-2022; triển khai nhiệm vụ công tác quản lý chất lượng giáo dục năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo. Dự Hội nghị có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo các huyện, thành phố.
Hội nghị đánh giá công tác quản lý chất lượng giáo dục giai đoạn 2020-2022
Trước yêu cầu thực tiễn phải nâng cao chất lượng giáo dục, ngay từ đầu năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị toàn ngành và ban hành kết luận của Giám đốc Sở về cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục. Triển khai đồng bộ việc đánh giá, khảo sát chất lượng quy mô cấp tỉnh đối với học sinh vào lớp 1; khảo sát chất lượng đầu năm học đối với học sinh lớp 6 và cuối năm học đối với học sinh lớp 5; khảo sát chất lượng cuối năm học đối với lớp 9 và tổ chức khảo sát và thi tuyển sinh vào lớp 10. Giao chỉ tiêu cho các đơn vị trường học cải thiện tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT; rút ngắn khoảng cách điểm trung bình các môn thi của tỉnh so với điểm trung bình các môn thi toàn quốc; rút ngắn khoảng cách điểm trung bình các môn thi với điểm trung bình cả năm lớp 12 trong học bạ. Qua các năm khảo sát, trẻ vào lớp 1 theo lĩnh vực phát triển ngôn ngữ năm học 2020-2021 đạt gần 79% tăng lên hơn 85% năm học 2021-2022; lĩnh vực phát triển nhận thứ từ 81% năm học 2020-2021 tăng lên 86% năm 2021-2022; số lượng học sinh lớp 5 toàn tỉnh được đánh giá hoàn thành trở lên đối với môn Toán, Tiếng việt trong 2 năm học đạt trên 99%, trong đó trên 30% hoàn thành tốt; kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp toàn tỉnh đạt 95,7%, đến năm 2022, đạt tỷ lệ 99,6%, tăng 1,25% so với năm 2021...
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc nâng cao chất lượng giáo dục một cách thực chất và bền vững với lộ trình và giải pháp, biện pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay, năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo, ngành Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các đơn vị trường học tiếp tục củng cố và phát triển mạng lưới, quy mô trường, lớp học; cải thiện điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy và học; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo đảm bảo đủ số lượng và chất lượng; đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục, coi trọng quản lý chất lượng; cải tiến chất lượng đối với từng cấp học, với phương châm: Học thật, thi thật, nhân tài thật, làm nền tảng để đánh giá và triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục...
Bạn còn 500/500 ký tự
Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!