Sẵn sàng cho chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1

Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên chính thức áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đối với lớp 1. Để đảm bảo triển khai thực hiện tại các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh, Sở GD&ĐT đã lựa chọn, công bố bộ sách giáo khoa mới, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cách sử dụng bộ sách; tập huấn chuyên sâu cho cán bộ, giáo viên triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

                                       

Các cán bộ, giáo viên tiểu học tham gia tập huấn sử dụng sách giáo khoa mới lớp 1.

             

Việc tìm hiểu về bộ sách giáo khoa mới lớp 1 đã được Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện từ tháng 10/2019 kết hợp với đánh giá, lựa chọn đầu sách. Nhất là chủ động việc nghiên cứu bản điện tử của bộ sách, các bài giảng minh họa, sách hướng dẫn giáo viên, tài liệu bổ trợ, học liệu trên website của các nhà xuất bản, thực hiện ngay cả trong thời gian nghỉ học phòng, chống dịch COVID-19, qua đó, các giáo viên có thể nắm chắc được nội dung bộ sách, là cơ sở để triển khai tốt chương trình giảng dạy. Việc lựa chọn sách giáo khoa mới lớp 1 được thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn chung của Bộ GD&ĐT, đảm bảo các tiêu chí phù hợp với điều kiện, khả năng giảng dạy tại các địa phương, đáp ứng yêu cầu về đổi mới chương trình giáo dục. Dựa trên sự đánh giá, thống nhất và tổng hợp quá trình nghiên cứu để chọn ra đầu sách của các nhà trường, đầu tháng 5, Sở GD&ĐT đã công bố kết quả lựa chọn sách giáo khoa mới lớp 1 gồm 10 cuốn sách cho 9 môn được lựa chọn từ 3 bộ sách: “Cánh diều”, “Kết nối tri thức với cuộc sống”, “Cùng học để phát triển năng lực” và một cuốn sách tiếng Anh 1 (I-learn Smart Start). Để chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Sở GD&ĐT đã khẩn trương tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học về sách sử dụng bộ sách dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các tác giả bộ sách. Công tác tập huấn được tổ chức dưới hình thức đối thoại trực tiếp giữa người học và người hướng dẫn, giáo viên tham gia được thảo luận, trao đổi để hiểu sâu và nắm chắc được nội dung, cách triển khai chương trình học của bộ sách giáo khoa mới.

             

Ông Đặng Văn Bôn, Phó trưởng Phòng Giáo dục tiểu học - mầm non (Sở GD&ĐT), cho biết: Bộ sách giáo khoa mới lớp 1 đảm bảo tính kế thừa về kiến thức nhưng vẫn có nhiều đổi mới, như: Tăng hình ảnh minh họa, sách thiết kế hấp dẫn, kích thước khổ giấy lớn hơn, kênh hình, kênh chữ rõ ràng, đẹp mắt. Nội dung được sắp xếp theo chủ đề, nhằm dẫn dắt và tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học cũng như tăng tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Do đó, giáo viên phải nắm chắc được nội dung của bộ sách để có cách truyền đạt tốt nhất đến học sinh. Từ cuối năm 2019 đến nay, Sở đã tổ chức 3 đợt tập huấn về sử dụng bộ sách cho cán bộ, giáo viên các trường tiểu học, TH-THCS trên địa bàn tỉnh, đảm bảo 100% giáo viên tiểu học được tập huấn về sử dụng sách giáo khoa mới để chuẩn bị tốt nhất cho việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1. Trên cơ sở bộ sách mới đã được lựa chọn, Sở GD&ĐT nhanh chóng chỉ đạo rà soát, thống kê số lượng học sinh lớp 1 trên toàn tỉnh để làm cơ sở gửi về các nhà xuất bản, bảo đảm cung ứng đủ lượng sách giáo khoa lớp 1 cho các nhà trường trước 15/8, kịp thời đáp ứng nhu cầu mua sách của phụ huynh và học sinh.

             

Theo đánh giá của các giáo viên tiểu học, bộ sách giáo khoa mới lớp 1 có sự đổi mới cả hình thức và nội dung, cách thức trình bày. Lượng kiến thức cũng có sự thay đổi khi tăng và giảm ở một số môn học chính và tăng các bài học thực hành, hoạt động nhóm phát triển năng lực cho học sinh. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực tế có thể sẽ gặp khó khăn với một số nhà trường còn thiếu về thiết bị dạy học, cơ sở vật chất chưa phù hợp. Cô giáo Phạm Thị Diệu Huyền, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cò Nòi (Mai Sơn), cho biết: Năm học 2020-2021, Trường sẽ đón 314 học sinh vào lớp 1. Để triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1, nhà trường đã yêu cầu cán bộ, giáo viên học tập, nghiên cứu về bộ sách mới bản điện tử, cử cán bộ tham gia tập huấn sử dụng bộ sách tại tỉnh và chuẩn bị triển khai đến giáo viên của trường.

             

Đến ngày 15/7, các trường tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh sẽ hoàn thành chương trình năm học 2019-2020, sau đó hơn một tháng, tiếp tục bước vào năm học mới 2020-2021, các nhà trường đã và đang gấp rút chuẩn bị mọi điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, đặc biệt là tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ giáo viên về sử dụng sách giáo khoa mới lớp 1, ngành chức năng cũng đang nỗ lực trong công tác chỉ đạo điều hành, đôn đốc cung ứng đủ đầu sách theo số lượng yêu cầu để chuẩn bị sẵn sàng cho năm học 2020-2021 theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và nội địa

    Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và nội địa

    Xã hội -
    Công tác đấu tranh chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và địa bàn nội địa ở tỉnh ta luôn được Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh, các ngành thành viên, các địa phương chú trọng triển khai tích cực, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sản xuất, phục vụ tốt sản xuất và đời sống nhân dân.
  • 'Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Đảng bộ huyện Thuận Châu đã chỉ đạo cụ thể hóa, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp, lực lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập.
  • 'Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xã hội -
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, những năm qua, đời sống, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày một phát triển; cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ, hiệu quả; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ cơ sở được chú trọng; việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm... Niềm tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước không ngừng được củng cố, tăng cường; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng ngày càng vững chắc.
  • 'Điểm tựa nơi bản mường

    Điểm tựa nơi bản mường

    Xã hội -
    Gương mẫu trong cộng đồng dân cư, giúp đỡ bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, đảm bảo an ninh trật tự... là những việc làm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La. Là “điểm tựa” giữa nhân dân với Đảng, chính quyền và mặt trận tổ quốc các cấp.
  • 'Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc ở huyện biên giới

    Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc ở huyện biên giới

    Xã hội -
    Là huyện biên giới của tỉnh, huyện Sốp Cộp có 8 xã, 101 bản và 2 điểm dân cư, dân số gần 55.500 người, có 6 dân tộc sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 96,8%. Những năm qua, huyện đã triển khai đồng bộ, hiệu quả chính sách dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con.