Nuôi em vùng cao - chắp cánh ước mơ tới trường

Giúp học sinh ở các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh đến trường có bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng, thêm niềm vui, động lực đến lớp học tập, năm học 2021-2022, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ (Công an tỉnh) đã vận động các nhà hảo tâm phối hợp thực hiện chương trình “Nuôi em vùng cao”.

Bữa ăn trưa của các em học sinh trường Tiểu học &THCS Chiềng Ve huyện Mai Sơn.

 

Thượng úy Lưu Minh Tuấn, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên (Công an tỉnh), chia sẻ: Qua những câu chuyện, hình ảnh xúc động về những bữa cơm ăn vội của các em giữa giờ nghỉ trưa để chiều tiếp tục học, lúc thì nắm cơm trắng, khi là gói mì tôm sống, thậm chí chỉ uống nước để không đói..., Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ (Công an tỉnh) đã họp, bàn, lên kế hoạch vận động CLB Thiện nguyện “Ước Mơ Xanh”, có trụ sở tại Hà Nội, cùng tham gia thực hiện Chương trình “Nuôi em vùng cao”, giúp các em có bữa cơm trưa, thêm dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe, yên tâm đến lớp.

Qua rà soát, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ (Công an tỉnh) đã kết nối với CLB thiện nguyện lựa chọn triển khai hỗ trợ ăn trưa tại điểm trường khó khăn vùng sâu, vùng xa thuộc Trường Mầm non 1/6, xã Nậm Lầu, huyện Thuận Châu, với số tiền 53 triệu đồng và Trường Tiểu học & THCS Chiềng Ve, huyện Mai Sơn với số tiền 21 triệu đồng trong năm học 2021-2022. Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ (Công an tỉnh) đã trao kinh phí cho nhà trường hằng quý để nấu cơm cho học sinh và giám sát, báo cáo bằng hình ảnh về tổ chức thiện nguyện “Ước mơ xanh”. Các trường vận động các phụ huynh trích tiền được hưởng chế độ bán trú dân nuôi hỗ trợ thêm các em suất ăn đầy đủ hơn.

Qua 3 tháng triển khai thực hiện, 67 em nhỏ ở điểm trường lẻ của 2 trường đã được hỗ trợ. Bữa ăn của các em được cải thiện, có thịt, cá, trứng, rau xanh và sữa, đầy đủ chất dinh dưỡng nên nhiều học sinh tăng cân; phấn khởi nhất là các em học sinh đến lớp học đầy đủ.

Thầy giáo Nguyễn Văn Long, Hiệu trưởng Trường Tiểu học &THCS Chiềng Ve, huyện Mai Sơn, cho biết: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ (Công an tỉnh) đứng ra kết nối các mạnh thường quân thực hiện chương trình, nên 27 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, diện hộ nghèo của nhà trường được hỗ trợ tiền ăn và khay đựng cơm bằng inox. Nhà trường phân công các giáo viên tranh thủ nấu nướng sau giờ dạy. Giờ đây, bữa ăn ngày nào cũng có thức ăn và rau xanh, đủ dinh dưỡng, các em “có da có thịt” hơn và cũng thích đi học hơn.

Hai chị em sinh đôi Giàng Thị Dầu và Giàng Thị Dí, ở bản Khiềng, xã Chiềng Ve, gia đình thuộc diện đặc biệt khó khăn, nhà xa điểm trường học 10 km. Năm ngoái, cả 2 chị em đều học lớp 1, nhưng chỉ đi học được chục buổi. Từ khi có bữa cơm trưa ở trường, các em đi học đầy đủ nên đã biết đọc, biết viết. Việc ăn uống đầy đủ, đúng giờ mỗi ngày đã giúp các em khỏe mạnh hơn, yêu trường, yêu lớp và chăm chỉ học hành.

Xúc động nói về ý nghĩa của những bữa trưa dành tặng cho học sinh, cô giáo Nguyễn Thị Hoa, Hiệu trưởng Trường Mầm non 1/6 Nậm Lầu, tâm sự: Từ sự giúp đỡ của Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ (Công an tỉnh) và những tấm lòng thiện nguyện, 53 cháu mẫu giáo bé đều là diện hộ nghèo của trường được ăn cơm trưa ở trường. Ngoài cơm, trứng, rau, thịt, chúng tôi còn bổ sung sữa tươi giúp các em đảm bảo dinh dưỡng. Đến nay, các con đều đi học đầy đủ, hầu như không còn tình trạng học sinh nghỉ học, chất lượng học tập cũng được nâng lên và phụ huynh cũng rất yên tâm, không phải lo lắng về bữa cơm trưa cho con như mọi khi nữa.

Thượng úy Lưu Minh Tuấn cho biết thêm: Thời gian tới, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ (Công an tỉnh) tiếp tục khảo sát các điểm trường khó khăn trên địa bàn tỉnh để vận động, kêu gọi các nhà hảo tâm, các tổ chức thiện nguyện chung tay hỗ trợ, nâng bước các em đến trường.

Việc làm ý nghĩa thiết thực của Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ (Công an tỉnh) và những tấm lòng hảo tâm từ chương trình “Nuôi em vùng cao” đã lan tỏa yêu thương, kêu gọi mọi người cùng chung tay, đồng hành cùng học tập với học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Mong rằng, chương trình sẽ được tiếp nối đến nhiều học sinh nghèo, để các em bước tiếp trên con đường thực hiện giấc mơ con chữ.

Thủy Ngân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.