Nỗ lực dạy và học ở quê hương A Phủ

Đầu tháng 7, chúng tôi đến thăm Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Hồng Ngài, xã Hồng Ngài (Bắc Yên), cảm nhận về những gian nan, vất vả của các thầy, cô giáo và sự hiếu học của học sinh vùng cao quê hương A Phủ.

 

 

 

Tiết học của cô và trò Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH và THCS Hồng Ngài.

                 

Đón chúng tôi là thầy giáo Bùi Thành Chung, Hiệu trưởng nhà trường, thầy vui vẻ cho biết: Hiện, nhà trường có 65 cán bộ, giáo viên. Năm học 2019-2020, trường có 36 lớp, trong đó 27 lớp bậc tiểu học và 9 lớp bậc trung học cơ sở với 946 học sinh. Dân tộc Mông chiếm 83% học sinh, còn lại 17% học sinh là dân tộc Thái, Mường, Dao, đa số học sinh ở các bản xa trường, đường giao thông đi lại khó khăn. Thầy cô giáo ở đây không chỉ dạy văn hóa mà còn nuôi dưỡng, chăm sóc học sinh.

                 

Nhiều năm qua, nhà trường luôn chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên vững về tư tưởng chính trị, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, tận tâm với nghề. Đến nay, 100% cán bộ, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Ban Giám hiệu nhà trường tập trung chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn. Nội dung sinh hoạt tập trung vào việc nghiên cứu bài học; đổi mới phương pháp dạy học; xây dựng các chủ đề dạy học, dạy tích hợp liên môn; tăng cường thao giảng dự giờ, rút kinh nghiệm... Ngoài các giờ học trên lớp, nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu tăng cường Tiếng Việt cho học sinh khối tiểu học, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng sinh hoạt bán trú và các hoạt động khác giúp học sinh có tinh thần thoải mái sau mỗi giờ lên lớp.

                 

Với quyết tâm chấn chỉnh kỷ cương, nền nếp các hoạt động giáo dục; tập trung nguồn lực ưu tiên cho hoạt động chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá, chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng nâng lên. Kết quả, năm học 2018 - 2019, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 98%, trường có 3 giáo viên khối THCS đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 21 giáo viên dạy giỏi cấp trường; 92 học sinh THCS xếp loại khá giỏi, đã đoạt hơn 20 giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, thi khoa học - kỹ thuật dành cho học sinh THCS. Nhà trường còn đoạt giải nhất cấp huyện trong phong trào thi đua xây dựng “Trường học xanh- sạch- đẹp- an toàn”.

                 

Công tác chăm lo đời sống cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng, nhà trường luôn quan tâm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, đảm bảo sức khỏe cho các em. Nhà ở bán trú của học sinh được trang bị quạt, điện sáng, nước uống... bếp và nhà ăn luôn sạch sẽ, gọn gàng; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bữa ăn; chế độ, khẩu phần ăn cho học sinh đủ, đúng định lượng. Bên cạnh đó, học sinh thường xuyên được theo dõi sức khỏe, khám, điều trị và phòng dịch bệnh theo mùa.

                 

Cô giáo Tô Thị Tươi, giáo viên dạy môn Toán và Tiếng Việt khối lớp 5, tâm sự: Hầu hết học sinh trong trường đều rất hiếu học, nhà xa nên đa phần ở bán trú tại trường. Bên cạnh việc giảng dạy kiến thức văn hóa, các thầy giáo, cô giáo như người cha, người mẹ thứ 2, luôn quan tâm, nhắc nhở, hướng dẫn các em thực hiện tốt nội quy khu bán trú, quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường; hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, giáo dục kỹ năng sống với các nội dung thiết thực, phù hợp tâm lý, lứa tuổi học sinh.

                 

Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Hồng Ngài đã và đang là điểm sáng trong công tác giáo dục vùng cao ở Bắc Yên, từ mái trường này đã, đang và sẽ có nhiều thế hệ học sinh trưởng thành, có tri thức, nhân cách, đem những kiến thức đã học được để xây dựng bản, làng ngày càng đổi mới, phát huy truyền thống cách mạng của quê hương A Phủ, giúp vùng cao thoát khỏi đói nghèo.

Phạm Hoa
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và nội địa

    Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và nội địa

    Xã hội -
    Công tác đấu tranh chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và địa bàn nội địa ở tỉnh ta luôn được Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh, các ngành thành viên, các địa phương chú trọng triển khai tích cực, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sản xuất, phục vụ tốt sản xuất và đời sống nhân dân.
  • 'Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Đảng bộ huyện Thuận Châu đã chỉ đạo cụ thể hóa, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp, lực lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập.
  • 'Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xã hội -
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, những năm qua, đời sống, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày một phát triển; cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ, hiệu quả; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ cơ sở được chú trọng; việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm... Niềm tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước không ngừng được củng cố, tăng cường; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng ngày càng vững chắc.
  • 'Điểm tựa nơi bản mường

    Điểm tựa nơi bản mường

    Xã hội -
    Gương mẫu trong cộng đồng dân cư, giúp đỡ bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, đảm bảo an ninh trật tự... là những việc làm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La. Là “điểm tựa” giữa nhân dân với Đảng, chính quyền và mặt trận tổ quốc các cấp.
  • 'Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc ở huyện biên giới

    Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc ở huyện biên giới

    Xã hội -
    Là huyện biên giới của tỉnh, huyện Sốp Cộp có 8 xã, 101 bản và 2 điểm dân cư, dân số gần 55.500 người, có 6 dân tộc sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 96,8%. Những năm qua, huyện đã triển khai đồng bộ, hiệu quả chính sách dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con.