Những kỷ niệm về Trường THPT Tô Hiệu

Ký ức không thể nào quên

 

Cầm Thị Kiểu

Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Nguyên giáo viên Trường cấp 3 Tô Hiệu

Năm 1976, tôi tốt nghiệp khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc và được phân công dạy tại Trường Trung học Sư phạm I Hát Lót (Mai Sơn); đến năm 1979, chuyển lên Trường cấp 3 Tô Hiệu. Lúc bấy giờ, cơ sở vật chất còn thiếu thốn; các giáo viên chủ yếu từ các tỉnh miền xuôi lên dạy, phải ở trọ cạnh trường. Cuộc sống sinh hoạt thiếu thốn và gian khổ, nhưng tình cảm cô trò hết sức sâu đậm. Thời gian công tác tại đây là những ký ức không thể nào quên, giúp tôi thêm yêu và gắn bó với nghề giáo. Hôm nay trở về trường, điều vui mừng nhất của tôi là ngôi trường ngày càng khang trang, sạch, đẹp; các thế hệ học trò đã cố gắng phấn đấu trở thành những công dân tốt, nhiều học trò thành đạt giữ những trọng trách quan trọng trong các cơ quan, ban, ngành. Tôi và các thế hệ giáo viên đã từng giảng dạy ở đây luôn tin tưởng nhà trường sẽ tiếp tục phấn đấu đưa chất lượng giáo dục vươn lên, trở thành điểm sáng của ngành giáo dục tỉnh Sơn La.

Luôn nhớ về mái trường thân yêu

Cầm Thị Phụi

Nguyên Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, học sinh khóa 1968-1971

Năm 1968, tôi học hết lớp 7 ở Trường Thiếu nhi dân tộc tỉnh, sang học tại Trường cấp 3 Tô Hiệu; năm đó thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ác liệt, nhà trường sơ tán đến bản Hang, bản Chặp, xã Chiềng Xôm. Các lớp học do các thầy, cô giáo và học sinh dựng tạm lớp học có mái lá đơn sơ, vách khung tre trát đất hoặc thưng liếp. Mặc dù học tập trong điều kiện hết sức khó khăn, nhưng tuổi học trò chúng tôi luôn chăm học, quyết tâm, nỗ lực học thật tốt để không phụ công thầy, cô giáo. Lớp thế hệ học trò chúng tôi tự hào có nhiều người trưởng thành, có nhiều đồng chí giữ các cương vị trong xã hội và góp nhiều cống hiến cho tỉnh, cho đất nước. Tôi mong muốn các thế hệ học sinh cũ dù đi đâu, làm gì cũng luôn luôn nhớ tới mái trường từng học tập và trưởng thành; mong muốn các thế hệ học sinh đang theo học dưới mái trường tiếp tục cố gắng chăm ngoan học giỏi, xây dựng quê hương Sơn La ngày càng giàu đẹp.

 

Tự hào ngôi trường giàu truyền thống

Nguyễn Thị Xuyến

Giáo viên môn Ngữ Văn, Trường THPT Tô Hiệu

Tôi vốn là học sinh được học tập và trưởng thành từ chính mái trường này (khóa 1984-1987) và giờ đây tôi rất vinh dự trở thành giáo viên giảng dạy tại nhà trường, tiếp tục gánh vác sứ mệnh ươm mầm, tiếp lửa cho các thế hệ tương lai. Năm 1993, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, tôi được nhận công tác về Trường THPT Tô Hiệu. Gần 30 năm gắn bó với nghề, là giáo viên môn Ngữ Văn, tôi luôn trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, tận tâm với nghề, hết lòng yêu thương học sinh, luôn thực lòng khao khát có thể khơi nguồn cảm hứng, tạo động lực tốt nhất cho các em học tập. Lòng tự nhủ, dạy học không chỉ là nghề nghiệp mà còn là thiên chức thiêng liêng, là cơ hội để tôi có thể bày tỏ lòng biết ơn và đền đáp xứng đáng với các thế hệ thầy cô đi trước, góp một phần nhỏ bé vào việc tô thắm hơn những truyền thống tốt đẹp, tự hào của nhà trường.

 

Tiếp nối truyền thống tự hào

 

Em Hoàng Thị Ngọc Hà

Học sinh lớp 12A1, Trường THPT Tô Hiệu

Là thế hệ học sinh thứ 60 của nhà trường, em luôn tự hào được rèn luyện, học tập trong ngôi trường có bề dày thành tích, đây cũng là nôi đào tạo ra nhiều thế hệ học trò trưởng thành. Tiếp bước truyền thống từ các thế hệ đi trước, em tự nhủ phải phấn đấu rèn luyện, học tập thật tốt, trở thành con ngoan, trò giỏi. 2 năm học tại Trường THPT Tô Hiệu, em đều là học sinh giỏi, em đoạt giải Nhì môn Vật Lý tại Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm 2021. Thế hệ học sinh đang học tập tại trường luôn tự hứa sẽ thực hiện tốt lời dặn của thầy cô và cha mẹ, luôn cố gắng không ngừng để học tập, tu dưỡng rèn luyện đạo đức tác phong để ngày càng tiến bộ hơn, góp phần xây dựng truyền thống vẻ vang của ngôi trường mang tên người chiến sĩ cách mạng kiên trung Tô Hiệu.

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.