Nhiều học sinh gặp khó khăn khi về quê tránh dịch

Nhằm bảo đảm quyền lợi học tập cho những em học sinh ở các tỉnh phía nam về quê tránh dịch Covid-19, ngành giáo dục và đào tạo và các trường học trên địa bàn hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị đang tạo điều kiện tốt nhất cho các em được kịp thời học tập tại nơi cư trú. Ngoài ra, các trường còn hỗ trợ học phí, sách vở, áo quần… để đường đến trường bớt gập ghềnh hơn.

Trường tiểu học và THCS Xuân Lộc, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) chuẩn bị đón học sinh là con em ở miền nam trở về.

Đến thời điểm này, hơn 2.500 học sinh ở Thừa Thiên Huế và Quảng Trị trở về quê để tránh dịch đã được bố trí nơi học và hỗ trợ học phí, sách vở, áo quần kịp thời.

Hành trình rời bỏ chốn mưu sinh để hồi hương của hàng nghìn lao động nghèo khiến nhiều người chạnh lòng. Trở về quê nhà khi dịch bệnh bủa vây TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía nam, những khó khăn thách thức không chỉ là quãng đường xa ngái mà còn chuyện cơm áo, gạo tiền, học hành của con cái khi cuộc trở về được xem là bất đắc dĩ. Mặc dù các em được địa phương bố trí học tạm ở các trường nhưng vẫn là cảnh phải ăn nhờ, ở tạm và nhiều em thậm chí không có sách, vở để học.

Do điều kiện kinh tế vẫn còn khó khăn và chắc hẳn sẽ có rất nhiều người chưa biết đến bao giờ mới quay trở lại chốn mưu sinh ấy, thậm chí cũng có người sẽ không trở lại, nguyện vọng của nhiều gia đình là muốn con cái được học hành tại quê hương. Bên cạnh đó, số học sinh về thăm người thân bị “mắc kẹt” hoặc muốn học tạm chờ dịch bệnh được khống chế để tiếp tục “nam tiến” cũng cần có những giải pháp cấp thiết cho các em trong lúc này.

Theo thống kê ban đầu, tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 1.500 em, trong đó có đến 1.300 em dưới 8 tuổi theo bố mẹ về quê tránh dịch và một số em về quê thăm ông, bà chưa trở lại được. Chị Nguyện Thị Tú, ở xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang có hai con đang học lớp 3 và lớp 7. Cả gia đình bốn người đều ở tạm nhà anh trai, đều mong dịch bệnh được đẩy lùi sẽ trở vào Bình Dương để tiếp tục mưu sinh. Chị Tú cho biết: Chẳng biết bao giờ vào nam lại, nên mong muốn cho con học trường ở quê nhà. Sau này “trời quang, mây tạnh”, đi hay ở lại tính cũng chưa muộn. Cùng cảnh như chị Tú, anh Hoàng Ngọc Ân, ở xã Vinh Hiền (Phú Lộc) chọn phương án cho con học trường cũ ở Đồng Nai bằng hình thức học trực tuyến. Anh Ân tâm sự: “Học trực tuyến cũng đỡ các khoản tiền mua sắm cho con đầu năm. Tôi dắt con về quê cũng vì sợ dịch bệnh chứ không nghĩ đến chuyện mang sách vở, áo quần, đồ dùng học tập về theo. Vợ chồng gom góp được ít tiền mua được chiếc máy vi tính cũ, hai đứa con thay phiên nhau học online”.

Cũng như vậy, trước khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cháu Phan Văn Nam, ở tỉnh Khánh Hòa được bố mẹ gửi về ở với ông, bà nội tại thị trấn Hồ Xá (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị). Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh tại Khánh Hòa đang diễn biến phức tạp, bố mẹ Nam không thể đưa con quay trở lại Khánh Hòa, đành phải chuyển hồ sơ nhờ ông bà nội nhập học cho cháu ở Trường mầm non thị trấn Hồ Xá. Ngoài huyện Vĩnh Linh, các huyện Triệu Phong, Hải Lăng, Gio Linh… của Quảng Trị cũng có nhiều học sinh từ các tỉnh, thành phố phía nam theo bố mẹ trở về quê tránh dịch, giờ sẽ học tạm tại nơi cư trú. Thống kê cho thấy, toàn tỉnh có gần 1.000 học sinh các cấp về quê tránh dịch và mong muốn được nhập học vào đầu năm học mới.

Chuẩn bị bước vào năm học mới, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) cùng các tỉnh, thành phố khu vực miền trung đã có chủ trương và đang tạo điều kiện cho học sinh về quê tránh dịch được học tại địa phương một cách thuận lợi nhất. Tại huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) hiện có hơn 240 em theo bố mẹ về quê tránh dịch; trong đó, chủ yếu là trẻ mầm non, số còn lại học sinh cấp tiểu học và THCS với 16 em. Trưởng phòng GD và ĐT huyện Phú Vang Võ Văn Thịnh cho biết, phụ huynh chỉ cần đến trường đăng ký nhập học cho con, không cần học bạ. Nếu ở trường ban đầu (nơi các em đang học) có học bạ, sổ điểm điện tử, việc chuyển đổi sẽ thực hiện online vì ngành GD và ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện tốt chuyển đổi số. Nếu không tiện, hồ sơ của học sinh sẽ được chuyển qua đường bưu điện, tránh trường hợp phụ huynh phải vào lại làm giấy tờ, rút hồ sơ gây tốn kém và phức tạp khi di chuyển trở lại vùng dịch.

Nhiều học sinh gặp khó khăn khi về quê tránh dịch -0
Trường tiểu học Nguyễn Trãi, thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị) tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều học sinh trở về từ vùng dịch được học tập. Ảnh: LÂM QUANG HUY 

Thầy giáo Lê Văn Thạnh, Trưởng phòng GD và ĐT huyện Hải Lăng (Quảng Trị) cho biết, tại 19 trường tiểu học và THCS của huyện đã tiếp nhận gần 50 học sinh (chưa kể học sinh THPT) từ các tỉnh, thành phố phía nam về quê theo cha mẹ, có nguyện vọng tiếp tục được học tập. Nhiều nhất trong các trường tiếp nhận học sinh theo hoàn cảnh đặc biệt này là Trường tiểu học và THCS xã Hải An có đến 11 cháu; Trường tiểu học và THCS Hải Dương có chín cháu. Phòng GD và ĐT huyện đã chỉ đạo các trường tiếp nhận học sinh vào học an toàn, hồ sơ nhập học nếu chưa đủ có thể bổ sung sau.

Tại các địa phương ở Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, nhiều em theo bố mẹ trở về và muốn ở lại học tập tại quê, ngành giáo dục các huyện, thị xã, thành phố sẽ bố trí trường học và thống kê danh sách để báo lại các trường mà các em từng theo học để chuyển các loại giấy tờ thủ tục, học bạ về cho các em. Phụ huynh cũng không cần phải trở lại các địa phương từng cư trú trước đó để xin lại giấy tờ, hồ sơ, học bạ. Các trường trên địa bàn phải chủ động liên hệ với cơ sở nơi học sinh theo học để thống nhất việc các em sẽ học tại trường mình cho đến khi nào tình hình dịch ổn định thì trở về trường cũ...

Theo lãnh đạo ngành GD và ĐT ở các địa phương, dù số lượng học sinh về quê tránh dịch khá lớn, tuy nhiên, ở độ tuổi mẫu giáo chiếm nhiều hơn cả. Trong thời điểm này, nhiều em đang ở nhà với người thân hoặc đang trong các khu cách ly tập trung cùng bố mẹ. Còn khối cấp tiểu học, học sinh phân bổ rải rác ở nhiều địa bàn nên không gây áp lực thiếu phòng học. Riêng học sinh khối THCS và THPT chủ yếu học online ở các trường mà các em đang theo học.

Không chỉ hỗ trợ các em làm thủ tục nhập học, các tổ chức công đoàn, hội phụ nữ và các trường nơi học sinh được tiếp nhận ở hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế cũng có phương án hỗ trợ các em sách giáo khoa, áo quần đồng phục, phương tiện đi lại, kể cả máy tính giúp các em học online, nhất là những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ấm lòng và cảm thấy yên tâm là cảm nhận của nhiều phụ huynh đưa con về quê tránh dịch. Ở môi trường mới, dù tạm thời hay lâu dài thì việc học của các em vẫn được tiếp tục và luôn có sự đồng hành của chính quyền địa phương cùng các cấp, ngành để giúp các em tiếp tục đến trường, sớm hòa nhập ở những ngôi trường mới.

Theo Báo Nhân Dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khơi dậy phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài

    Khơi dậy phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài

    Khoa Giáo -
    Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị, Hội Khuyến học huyện Thuận Châu đã có nhiều cách làm sáng tạo, khơi dậy phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.
  • 'Mộc Châu phát huy vai trò y tế tuyến cơ sở

    Mộc Châu phát huy vai trò y tế tuyến cơ sở

    Sức khỏe -
    Tạo điều kiện cho nhân dân được tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng ngay tại cơ sở, huyện Mộc Châu đã tập trung đầu tư, nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị và nguồn nhân lực phục vụ công tác khám, chữa bệnh tại các trạm y tế.
  • 'Giữ cuộc sống bình yên cho nhân dân

    Giữ cuộc sống bình yên cho nhân dân

    An ninh trật tự -
    Thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại cơ sở, Công an xã Mường Bon, huyện Mai Sơn luôn chủ động, nắm chắc tình hình địa bàn, làm tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.
  • 'Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm chính thức Chile và Cộng hòa Peru

    Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm chính thức Chile và Cộng hòa Peru

    Đối ngoại -
    Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Chile từ̀ ngày 09 đến ngày 12/11/2024; thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru từ ngày 12 đến ngày 16/11/2024.
  • 'Giảm "dấu chân carbon" trong hoạt động du lịch

    Giảm "dấu chân carbon" trong hoạt động du lịch

    Du lịch -
    "Dấu chân carbon" (carbon footprint) trong du lịch là tổng lượng khí nhà kính, chủ yếu là CO2 được thải ra trong quá trình thực hiện một chuyến đi. Việc này bao gồm mọi hoạt động: Di chuyển tới điểm đến, ăn uống, lưu trú giải trí... Vì thế, du lịch tuy được gọi là ngành công nghiệp xanh, công nghiệp không khói nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ phát thải khá lớn. Thậm chí, ngành công nghiệp không khói còn được dự báo có thể sinh ra 6,5 tỷ tấn khí thải carbon vào năm 2025 và chiếm khoảng 13% lượng khí thải nhà kính; trong đó, hàng không chính là nguồn phát thải lớn nhất với 25% tổng lượng khí thải CO2 của ngành du lịch.
  • 'Bắc Yên sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị

    Bắc Yên sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị

    Huyện Bắc Yên -
    Ngày 6/11, Huyện ủy Bắc Yên đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ ngày 11/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, giai đoạn 2021-2025.