Nâng cao chất lượng đào tạo, phấn đấu trở thành trường đại học đa ngành theo định hướng ứng dụng

Đinh Thanh Tâm

Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc

Điểm nhấn 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2015-2020 của Trường Đại học Tây Bắc là đã xây dựng được khối đoàn kết thống nhất trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng luôn đổi mới, phương pháp dạy và học tăng tính thực hành, thực tập theo hướng “Vững lý thuyết, giỏi thực hành, nhanh vào thực tiễn”; thành lập một số đơn vị mới phục vụ công tác đào tạo gắn với nhu cầu của địa phương; quan hệ trong nước và quốc tế rộng mở.

 

 

Trường Đại học Tây Bắc được đầu tư cơ sở vật chất khang trang.

                 

Đảng bộ Trường Đại học Tây có 13 chi bộ trực thuộc, với 382 đảng viên, quá trình lãnh đạo triển khai các mặt công tác, Đảng bộ luôn nhận được sự lãnh đạo và tạo điều kiện giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Bắc; cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân các dân tộc Tây Bắc; sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự phối hợp của UBND, các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh Sơn La, của các học viện, các viện, các trường đại học trong, ngoài nước, các doanh nghiệp và các đối tác khác.

 

 

 

Lãnh đạo Trường Đại học Tây Bắc trao Giấy khen cho các đảng viên

hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2019.

                 

Trong công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ luôn chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; đề ra các giải pháp xây dựng Đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, lãng phí trong cán bộ, đảng viên; lãnh đạo, thực hiện tốt nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình. Xây dựng đội ngũ cấp ủy, cán bộ chủ chốt đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Đồng thời, tạo điều kiện để đảng viên thực hiện nhiệm vụ học tập, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Trong nhiệm kỳ, Đảng bộ đã kết nạp 675 đảng viên.

                 

Thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, nhiệm kỳ qua, Đảng bộ Trường Đại học Tây đã chỉ đạo Ban Giám hiệu và các đơn vị triển khai rà soát, chỉnh sửa, bổ sung và ban hành Kế hoạch chiến lược phát triển Trường Đại học Tây Bắc giai đoạn 2018-2023, tầm nhìn đến năm 2030; xây dựng chiến lược thành phần thuộc các lĩnh vực trọng yếu và xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm học. Nhờ đó, hoạt động của Nhà trường và các đơn vị đi vào nền nếp; năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch được tăng cường.

                 

Trong công tác tuyển sinh, hằng năm, Nhà trường thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giai đoạn 2015-2019, Trường đã tuyển hơn 7.000 sinh viên hệ chính quy, hệ vừa học vừa làm và 854 lưu học sinh Lào (tăng hơn 150% so với giai đoạn 2010-2015). Xây dựng 6 đề án mở ngành đào tạo, đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo 4 ngành; thực hiện tốt công tác quản lý, cấp, phát văn bằng, chứng chỉ. Công tác đào tạo lưu học sinh Lào được quan tâm, từ năm 2015 đến 2019, đã có hơn 8.000 sinh viên đại học hệ chính quy, hệ vừa học vừa làm và 600 sinh viên cao đẳng tốt nghiệp và có việc làm. Thực hiện nhiệm vụ đào tạo sau đại học, Trường đã tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ được 8 khóa, với 454 học viên, tăng 207% so với giai đoạn 2010 - 2015. Tuyển sinh liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ với 11 cơ sở đào tạo, 24 chuyên ngành, tổng số 1.268 học viên.

                 

Bên cạnh đó, Trường đã tổ chức cho cán bộ, giảng viên viết 32 giáo trình, trong đó 24 giáo trình đã được xuất bản và đưa vào sử dụng phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của Nhà trường. Bồi dưỡng cấp chứng chỉ tin học cho 11.882 học viên, cấp chứng chỉ tiếng Anh trình độ A, B, C cho 3.645 học viên. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho 4.123 giáo viên các cấp; bồi dưỡng và cấp chứng chỉ hướng dẫn viên du lịch nội địa cho 26 người; bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho 280 giảng viên trong và ngoài trường.

                 

Công tác khoa học công nghệ của giảng viên đạt được nhiều kết quả quan trọng; trong đó, chủ trì 1 đề tài cấp nhà nước; 1 chương trình khoa học công nghệ, 45 đề tài, 3 dự án cấp bộ; 14 đề tài cấp tỉnh và 234 đề tài, dự án cấp cơ sở; tổng kinh phí cấp cho các nhiệm vụ khoa học công nghệ khoảng 33 tỷ đồng. Giai đoạn 2015-2019, Trường đã phê duyệt 414 đề tài nghiên cứu khoa học, với hơn 1.000 sinh viên tham gia, đạt 3 giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Ba và 2 giải khuyến khích Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ”.

                 

Thực hiện công tác hợp tác quốc tế, 5 năm qua, Nhà trường đã tiếp nhận và đào tạo 1.035 lưu học sinh Lào. Tiếp và làm việc với 139 đoàn khách nước ngoài (tăng 992% so với nhiệm kì trước); cử 68 đoàn là giảng viên, cán bộ của Trường (tăng 144% so với nhiệm kỳ trước) tham dự các khóa học tập dài hạn, tham gia các hội nghị, hội thảo, tập huấn tại nước ngoài; Nhà trường cũng đã ký 12 biên bản thỏa thuận hợp tác, ghi nhớ, thực hiện các chương trình, dự án với các đối tác Nhật Bản, Úc; tiếp nhận các trợ giảng tiếng Anh là người bản ngữ. Nhờ đó, giảng viên, cán bộ và sinh viên của Trường được bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn và khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.

                 

Với mục tiêu xây dựng Trường Đại học Tây Bắc trở thành trường đại học đa ngành theo định hướng ứng dụng xếp hạng hai, đạt tiêu chuẩn chất lượng của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á vào năm 2025, nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ Trường Đại học Tây Bắc tập trung lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu, đó là:

                 

Cải tiến chương trình đào tạo và bồi dưỡng theo định hướng ứng dụng, phục vụ nhu cầu của thị trường lao động. Cải tiến phương pháp dạy - học, kiểm tra - đánh giá người học. Đa dạng hóa loại hình đào tạo, bồi dưỡng, các hình thức phục vụ cộng đồng. Chú trọng công tác tuyển sinh, tạo dựng môi trường dạy - học hiện đại, cởi mở, thân thiện.

                 

Tăng cường thời lượng của hoạt động thực hành, thực tập và rèn nghề. Phát triển các mối quan hệ với xã hội, chú trọng tạo cơ hội học tập, thực hành, thực tập cho người học. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo. Xác lập và triển khai các loại hình kết nối và phục vụ cộng đồng. Đào tạo đội ngũ, mạng lưới tình nguyện viên; triển khai các dịch vụ phục vụ nhu cầu của cộng đồng.

                 

Phát triển Nhà trường và các chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng Quốc gia. Bảo đảm chất lượng nội bộ thường xuyên, liên tục theo các mục tiêu chiến lược và các tiêu chuẩn. Phân tầng, xếp hạng, xác lập vai trò của Trường trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam; cân đối cơ cấu đầu tư giữa đào tạo và nghiên cứu theo định hướng ứng dụng.

                 

Xây dựng quy hoạch phát triển, đào tạo giảng viên trình độ tiến sĩ, học hàm phó giáo sư, giáo sư. Đãi ngộ xứng đáng đối với cán bộ khoa học trong và ngoài Nhà trường. Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ, tiếp tục cử cán bộ, giảng viên đi đào tạo nâng cao trình độ trong nước và nước ngoài. Khuyến khích, hỗ trợ đội ngũ học tập nâng cao trình độ, năng lực ngoại ngữ và nghiên cứu cho cán bộ, giảng viên.

                 

Thành lập các trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, ươm tạo công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ theo hướng tăng tính tự chủ cho các đơn vị và cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học, tăng các nhiệm vụ đặt hàng nghiên cứu hàng năm.

 

Một số hình ảnh hoạt động của Trường Đại học Tây Bắc

Phóng sự ảnh: Nhóm Phóng viên

 

 

Trường Đại học Tây Bắc trao Bằng Thạc sỹ cho các học viên.

 

 

Tiết mục văn nghệ tại Ngày hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Lào.

 

 

Trường Đại học Tây Bắc trao quà Tết vì người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam.

 

 

Sinh viên Trường Đại học Tây Bắc hiến máu tình nguyện.

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và nội địa

    Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và nội địa

    Xã hội -
    Công tác đấu tranh chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và địa bàn nội địa ở tỉnh ta luôn được Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh, các ngành thành viên, các địa phương chú trọng triển khai tích cực, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sản xuất, phục vụ tốt sản xuất và đời sống nhân dân.
  • 'Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Đảng bộ huyện Thuận Châu đã chỉ đạo cụ thể hóa, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp, lực lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập.
  • 'Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xã hội -
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, những năm qua, đời sống, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày một phát triển; cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ, hiệu quả; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ cơ sở được chú trọng; việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm... Niềm tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước không ngừng được củng cố, tăng cường; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng ngày càng vững chắc.
  • 'Điểm tựa nơi bản mường

    Điểm tựa nơi bản mường

    Xã hội -
    Gương mẫu trong cộng đồng dân cư, giúp đỡ bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, đảm bảo an ninh trật tự... là những việc làm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La. Là “điểm tựa” giữa nhân dân với Đảng, chính quyền và mặt trận tổ quốc các cấp.
  • 'Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc ở huyện biên giới

    Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc ở huyện biên giới

    Xã hội -
    Là huyện biên giới của tỉnh, huyện Sốp Cộp có 8 xã, 101 bản và 2 điểm dân cư, dân số gần 55.500 người, có 6 dân tộc sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 96,8%. Những năm qua, huyện đã triển khai đồng bộ, hiệu quả chính sách dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con.