Mái trường chắp cánh ước mơ

Tự hào là ngôi trường có bề dày thành tích, nơi đào tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số của tỉnh, gần 60 năm qua, các thế hệ thầy giáo, cô giáo Trường PTDT nội trú tỉnh luôn dành nhiều tâm huyết trong việc dạy các em học sinh "học chữ, học làm người", chắp cánh ước mơ cho nhiều thế hệ học sinh trưởng thành, vươn xa, cống hiến cho quê hương, đất nước.

Các em hoc sinh đọc sách tại thư viện Nhà trường.

 

Đến thăm Trường PTDT nội trú tỉnh những ngày cuối năm trong nắng xuân ngập tràn. Ngôi trường nằm gần trung tâm xã Chiềng Ngần, Thành phố,  được xây dựng khang trang. Tường rào bao quanh, cây xanh bóng mát, sân chơi bãi tập, nhà hiệu bộ, khu lớp học, ký túc xá, nhà đa năng... tạo nên một không gian tốt nhất phục vụ học tập, sinh hoạt, vui chơi của gần 600 học sinh các dân tộc thiểu số Mông, Kháng, Khơ Mú, La Ha, Xinh Mun, Thái ở các xã bản đặc biệt khó khăn, hội tụ về đây để học tập.

Với em Lường Thị Dung, lớp 12G, em luôn có cảm giác bồi hồi, bịn rịn mỗi khi chuẩn bị tạm xa thầy, cô giáo và bạn bè dịp nghỉ Tết. Nhà Dung ở xã Chiềng Sại (Quỳnh Nhai), từ nhỏ em đã luôn nỗ lực trong học tập nên có thành tích học khá tốt, nhưng gia đình khó khăn. Tốt nghiệp THCS, Dung ước mơ được đi học tập trung và em dự thi vào học tại Trường PTDT nội trú tỉnh. Dưới mái trường này, em được thầy cô quan tâm từ bữa ăn, giấc ngủ và hướng dẫn học tập; trong 2 năm học, em luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi. Năm 2021, Dung tham gia kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh và đạt giải ba môn Ngữ văn. Đó là động lực để em tiếp tục cố gắng trong học tập, đặc biệt là trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.

Chia sẻ về kinh nghiệm học tập, Dung tâm sự: Em luôn ý thức cố gắng học và hiểu bài ngay tại lớp, tối về ôn lại kiến thức và làm các bài nâng cao; đồng thời, tranh thủ thời gian lên thư viện tìm hiểu và đọc thật nhiều sách để nắm sâu kiến thức. Những kết quả em có được ngày hôm nay có sự dìu dắt, dạy bảo rất nhiều của các thầy cô.

Còn em Lò Trung Kiên, lớp 12A cũng luôn cố gắng phấn đấu học tập, năm lớp 10 và 11, Kiên đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm 2021, Kiên đoạt giải Khuyến khích môn Hóa học; mơ ước của Kiên sau này sẽ trở thành chiến sỹ công an nhân dân. Kiên tâm sự: Ngay từ khi vào học lớp 10, em được các thầy, cô trong trường kể cho nghe nhiều câu chuyện về tấm gương học giỏi của các anh, chị lớp trước. Những câu chuyện đó đã giúp em thêm quyết tâm học thật tốt để mai này góp sức xây dựng quê hương. Cũng vì thế, “tổ ấm” lớp 12A của chúng em luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và phấn đấu đóng góp tên mình vào bảng vàng thành tích học tập của trường.

Với đặc thù, học sinh chủ yếu là con em đồng bào các dân tộc thiểu số: Mông, Kháng, Khơ Mú, La Ha, Xinh Mun, Thái… có hoàn cảnh còn khó khăn. Vì vậy, những chính sách của Đảng, Nhà nước đã giúp các em có nhiều cơ hội để hướng tới tương lai tươi sáng. Nhiều năm qua, dưới mái trường PTDT nội trú tỉnh, các em luôn đoàn kết, học tập và trưởng thành. Cùng với đó, những thầy giáo, cô giáo luôn là những tấm gương đạo đức, tự học, tự sáng tạo, cố gắng phấn đấu nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tìm tòi áp dụng các sáng kiến trong giải dạy giúp học sinh hiểu bài và tiếp thu nhiều kiến thức mới. Hiện, nhà trường có 49 cán bộ giáo viên, 100% có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn; 100% giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng; hàng năm, có 20% giáo viên tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm.

Trao đổi với chúng tôi, thầy giáo Nguyễn Danh Tân, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Các thế hệ thầy, trò trong trường đã phát huy truyền thống “Dạy tốt, học tốt” với phương châm “dạy thực, học thực, thi thực và đánh giá kết quả thực”. Trên cơ sở bám sát chuẩn kỹ năng, kiến thức, Ban Giám hiệu nhà trường đã chú trọng đến hiệu quả giờ dạy của mỗi giáo viên, tăng cường đổi mới, khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

Với những cố gắng, nỗ lực của các thầy, cô giáo và sự vượt khó, chuyên cần trong học tập của học sinh, đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Hàng năm, có trên 70% học sinh xếp học lực khá, giỏi; 100% học sinh đạt hạnh kiểm khá và tốt; kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2019-2020 và 2020-2021 đều đạt 100%; số học sinh trúng tuyển vào đại học, cao đẳng đạt trên 70%. Tại kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh năm 2021, nhà trường có có 3 giải Nhì, 14 giải Ba, 14 giải Khuyến khích ở các môn: Ngữ văn, Hóa học, Sinh học, Lịch sử.

 

Giờ học của cô và trò Trường PTDT nội trú tỉnh.

 

Đi đôi với việc chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học, trường luôn quan tâm chăm lo đời sống, bảo đảm sinh hoạt, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học sinh yên tâm học tập và rèn luyện. Trường còn tổ chức nhiều chuyên đề giúp học sinh trau dồi kỹ năng xã hội, ứng xử, nền nếp sinh hoạt. Đặc biệt, công tác tổ chức và quản lý nội trú cho học sinh luôn được nhà trường chú trọng với nhiều giải pháp, như: Xây dựng tổ quản sinh, an ninh tự quản, đội cờ đỏ, lớp trực tuần để quản lý học sinh trong các hoạt động tự học buổi chiều và buổi tối; giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp; giáo dục học sinh đoàn kết tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, sinh hoạt tại khu nội trú.

Gần 60 mùa xuân, Trường PTDT Nội trú đã đào tạo hàng chục nghìn học sinh trưởng thành giữ các chức vụ trong xã hội, với 3 người có trình độ tiến sỹ, 350 người cử nhân; 2.116 cao đẳng; trên 500 người có trình độ trung cấp; gần 30 cán bộ cấp tỉnh; trên 40 cán bộ cấp huyện; trên 500 cán bộ lực lượng vũ trang và các cán bộ công tác tại địa phương giữ các cương vị bí thư đảng ủy xã; chủ tịch UBND xã; bí thư đoàn xã, các cán bộ chủ chốt các đoàn thể xã. Đó cũng chính là niềm hạnh phúc, món quà ý nghĩa nhất mà các thầy cô giáo Trường PTDT nội trú hôm nay luôn tự hào.

 

Doãn Khánh

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.