Lá cờ đầu của ngành Giáo dục Mộc Châu

Gần 60 năm xây dựng và phát triển, Trường THCS Mộc Lỵ (Mộc Châu) có bề dày lịch sử, truyền thống “dạy tốt - học tốt” và luôn là lá cờ đầu của ngành Giáo dục huyện nhà.

 

Một chương trình ngoại khóa của Trường THCS Mộc Lỵ.

Năm 2018, thực hiện Đề án kiện toàn, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Trường THCS Mộc Lỵ được thành lập mới dựa trên cơ sở sáp nhập Trường THCS Lê Quý Đôn với Trường THCS Mộc Lỵ (cũ) với quy mô 20 lớp học, gần 800 học sinh mỗi năm. Phát huy truyền thống, Trường THCS Mộc Lỵ đã không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt chú trọng đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy; trong đó, giáo viên là người “thắp lửa” giúp học sinh hứng thú với bài học và phát huy tính chủ động, tự giác của các em. Theo đó, nhà trường thường xuyên đưa ra các hình thức thi đua; tổ chức thi giáo viên dạy giỏi; khuyến khích giáo viên đưa ra những sáng kiến kinh nghiệm đổi mới phương pháp giảng dạy có tính ứng dụng thực tiễn trong nhà trường.

Thầy giáo Đỗ Đức Hạnh, Hiệu trưởng Trường THCS Mộc Lỵ, cho biết: Với mục đích sắp xếp học sinh đúng vị trí, đúng năng lực để có phương án dạy học phù hợp, hiện nay nhà trường đã duy trì 8 lớp chọn, quy tụ những học sinh học tập tốt để tạo nguồn học sinh giỏi và 12 lớp đại trà. Trong công tác giảng dạy, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là những người định hướng, dẫn đường để các em được học tập và rèn luyện, phát huy tốt khả năng của mình.

Ghi nhận những thành tích đã đạt được, Trường THCS Mộc Lỵ có 3 năm được công nhận dẫn đầu khối THCS toàn tỉnh, nhận 2 Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 1 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Học sinh nhà trường đạt nhiều thành tích cao tại các cuộc thi học sinh giỏi các cấp. Riêng năm học 2018-2019, có 89,8% số học sinh đạt học lực khá, giỏi; tham gia cuộc thi Violympic (giải toán và vật lí Quốc gia trên Internet bằng tiếng Việt và tiếng Anh), nhà trường có 213 học sinh đoạt giải cấp huyện, 84 giải cấp tỉnh và 6 giải cấp quốc gia. Tại kỳ thi chọn học sinh giỏi THCS cấp tỉnh năm học 2019-2020, Trường THCS Mộc Lỵ có tới 56 học sinh đoạt giải, chiếm hơn một nửa số học sinh đoạt giải toàn huyện Mộc Châu (110 giải), thuộc top 3 trường có nhiều học sinh đoạt giải nhất trong toàn tỉnh.

Song song với nhiệm vụ giảng dạy kiến thức thì giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng là nội dung trọng tâm được Trường THCS Mộc Lỵ triển khai hàng năm với nhiều hình thức sáng tạo.  Hoạt động ngoại khóa của trường hướng mạnh đến tính trải nghiệm thực tế, giúp học sinh không tiếp thu lý thuyết suông mà trực tiếp được tham gia, thoải mái sáng tạo, lên ý tưởng thực hiện dưới sự giám sát và định hướng của thầy cô để hoạt động đạt được kết quả như mong muốn. Mỗi hoạt động là một bài học giáo dục mà học sinh là người tự tổ chức và tự tiếp thu nên bài học được khắc sâu hơn, hiệu quả hơn. Để các em học sinh hiểu thế nào là yêu thương, nhà trường định hướng cho các em tham gia những hoạt động cộng đồng, từ thiện. Các em trực tiếp tham gia phát cháo miễn phí cho bệnh nhân nghèo tại bệnh viện, thăm hỏi và giúp đỡ người cao tuổi, gia đình chính sách và nuôi lợn đất tiết kiệm từ tiền tiêu vặt giúp bạn học nghèo. Năm học 2018-2019, từ phong trào nuôi lợn đất, nhà trường đã quyên góp được hơn 10 triệu đồng mua quà tặng những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Nhà trường còn tổ chức nhiều chương trình ngoại khóa giáo dục truyền thống cách mạng, vun đắp tình yêu quê hương, đất nước thông qua mô hình tổ chức cho học sinh tham quan, trải nghiệm các điểm du lịch, tham gia lao động, sản xuất, tổ chức thi “hướng dẫn viên du lịch” bằng tiếng Anh; khuyến khích mỗi lớp xây dựng một kế hoạch trải nghiệm riêng với những công việc cụ thể như đăng ký chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, di tích lịch sử hay tìm hiểu về lịch sử địa phương... Những hoạt động trên đã và đang cho thấy hiệu quả tích cực qua kết quả 97,5% học sinh đạt hạnh kiểm tốt, giáo viên và học sinh trong trường đoạt nhiều giải cao tại các cuộc thi, hội thi do huyện, tỉnh và Trung ương tổ chức.

Tâm niệm của mỗi thầy, cô Trường THCS Mộc Lỵ, giáo dục tri thức, đạo đức và kỹ năng là những yếu tố cần được thực hiện song hành nhằm đào tạo một thế hệ trẻ có đủ đức, đủ tài, đủ năng lực làm chủ quê hương trong tương lai. Kết quả đạt được những năm qua đã minh chứng cụ thể cho định hướng đúng đắn về đổi mới phương pháp giáo dục tại nhà trường. Đây là những “trái ngọt” của hành trình nỗ lực tận tâm với nghề, không ngừng lao động sáng tạo của các thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp “trồng người”.

Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo quyết định của UBND tỉnh về đất đai

    Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo quyết định của UBND tỉnh về đất đai

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 15/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo quyết định của UBND tỉnh ban hành quy định về quy trình luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Dự hội nghị, có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và các tổ chức thành viên.
  • 'Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và nội địa

    Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và nội địa

    Xã hội -
    Công tác đấu tranh chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và địa bàn nội địa ở tỉnh ta luôn được Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh, các ngành thành viên, các địa phương chú trọng triển khai tích cực, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sản xuất, phục vụ tốt sản xuất và đời sống nhân dân.
  • 'Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Đảng bộ huyện Thuận Châu đã chỉ đạo cụ thể hóa, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp, lực lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập.
  • 'Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xã hội -
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, những năm qua, đời sống, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày một phát triển; cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ, hiệu quả; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ cơ sở được chú trọng; việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm... Niềm tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước không ngừng được củng cố, tăng cường; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng ngày càng vững chắc.
  • 'Điểm tựa nơi bản mường

    Điểm tựa nơi bản mường

    Xã hội -
    Gương mẫu trong cộng đồng dân cư, giúp đỡ bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, đảm bảo an ninh trật tự... là những việc làm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La. Là “điểm tựa” giữa nhân dân với Đảng, chính quyền và mặt trận tổ quốc các cấp.