Góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm táo

Thời gian qua, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, là đơn vị chủ trì thực hiện Đề tài “Trồng thử nghiệm một số giống táo mới có năng suất cao, chất lượng tốt tại Sơn La” đang đặt ra mục tiêu lựa chọn từ 1 đến 2 giống táo mới có năng suất cao, chất lượng tốt để bổ sung vào cơ cấu giống cây ăn quả trên địa bàn; hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống táo phù hợp và xác định vùng sinh thái thích hợp trồng táo cho hiệu quả kinh tế cao.

                                       

Lãnh đạo Sở Khoa và Công nghệ cùng nhóm thực hiện Đề tài kiểm tra,

đánh giá chất lượng mô hình ghép cải tạo táo giống mới tại HTX Hưng Thịnh, xã Mường Bú (Mường La).

             

Cây táo của Sơn La được trồng tập trung tại các huyện: Mường La, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu... Trước năm 2017, diện tích cây táo của tỉnh chỉ đạt 96 ha, quy mô nhỏ lẻ, manh mún, sản phẩm chủ yếu bán tại địa phương; các giống táo này đã bị thoái hóa nên quả nhỏ, sản lượng và chất lượng giảm. Bên cạnh đó, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây táo của người dân hầu hết theo kinh nghiệm, nên thường xuyên bị sâu bệnh phá hoại, chưa có biện pháp phòng trừ triệt để gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm.

             

Mô hình trồng táo giống mới của HTX Đoàn Kết, xã Mường Bú (Mường La).

             

Trước thực trạng đó, tỉnh Sơn La đã phê duyệt Đề tài “Trồng thử nghiệm một số giống táo mới có năng suất cao, chất lượng tốt tại Sơn La” của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, do Tiến sỹ Đoàn Xuân Cảnh làm Chủ nhiệm. Sau 3 năm triển khai thực hiện Đề tài, đến nay đã trồng thử nghiệm 6 ha các giống Đại táo 15, Đài Loan và VC01 tại xã Chiềng Khoong (Sông Mã); xã Mường Bú (Mường La) và xã Hát Lót (Mai Sơn); ghép cải tạo 850 cây táo già cỗi trong và ngoài mô hình bằng giống Đại táo 15. Qua theo dõi, cây táo sinh trưởng phát triển tốt, các giống táo trồng và ghép tại các địa phương đã cho thu hoạch với năng suất cao, chất lượng quả tốt, được thị trường đánh giá cao. Đến nay, nhiều địa phương đã đưa cây táo vào trồng, toàn tỉnh hiện có trên 165 ha, sản lượng quả đạt trung bình trên 680 tấn/năm. Đề tài nghiên cứu cũng đã hoàn thiện quy trình nhân giống bằng phương pháp ghép 4.000 cây táo; tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cho 150 nông dân và cán bộ cơ sở.

             

Tiến sỹ Đoàn Xuân Cảnh, Chủ nhiệm Đề tài, thông tin: Cây táo là cây ăn quả phù hợp với mô hình trang trại, cây dễ trồng và cho thu nhập ngay năm đầu tiên. Một số giống táo, năm đầu tiên đã cho năng suất đạt 5-7 tấn/ha, rồi tăng dần lên 12-20 tấn/ha (năm thứ 2) và trên 20 tấn/ha (năm thứ 3) với giá bán trung bình 35.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư, ngay năm đầu tiên người trồng táo thu nhập khoảng 90 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, trồng táo diện tích lớn có thể phát triển nghề nuôi ong mật vì cây táo ra hoa nhiều, thời gian ra hoa kéo dài từ tháng 6 đến cuối tháng 10, mật hoa táo có chất lượng cao tương đương mật hoa nhãn.

             

Hiện nay, huyện Mường La, đã lựa chọn thực hiện 2 mô hình trồng mới và ghép cải tạo cây táo tại hợp tác xã Đoàn Kết và HTX Hưng Thịnh của xã Mường Bú. Anh Nguyễn Đình Hướng, Giám đốc HTX Hưng Thịnh, cho biết: HTX có 7 thành viên tham gia thực hiện mô hình thí điểm của Đề tài “Trồng thử nghiệm một số giống táo mới có năng suất cao, chất lượng tốt tại Sơn La” trồng giống Đại táo 15 với quy mô trên 10 ha theo quy trình VietGAP. Qua 3 năm, cả cây ghép và cây trồng mới đều cho quả to, táo có độ giòn, vị ngọt đậm; giá bán trung bình từ 35.000 đến 45.000 đồng/kg. Vào vụ thu hoạch, trung bình HTX xuất bán 4-5 tạ táo/ngày theo đơn đặt hàng của các siêu thị lớn ở Hà Nội như: BigC, Vinmart, Lotte... và một số hệ thống cửa hàng bán rau củ, quả sạch khác trên địa bàn thành phố Sơn La.

             

Kết quả của Đề tài là tín hiệu vui cho nông dân Sơn La, góp phần vào mục tiêu chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu của tỉnh. Để cây táo phát triển bền vững, thời gian tới, các cấp, ngành cần đẩy mạnh việc triển khai áp dụng kết quả của Đề tài vào thực tiễn, tạo vùng sản xuất táo tập trung, hỗ trợ doanh nghiệp, HTX xây dựng thương hiệu, đưa táo trở thành một loại đặc sản nông nghiệp của tỉnh Sơn La.

Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Đảng bộ huyện Thuận Châu đã chỉ đạo cụ thể hóa, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp, lực lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập.
  • 'Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xã hội -
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, những năm qua, đời sống, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày một phát triển; cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ, hiệu quả; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ cơ sở được chú trọng; việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm... Niềm tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước không ngừng được củng cố, tăng cường; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng ngày càng vững chắc.
  • 'Điểm tựa nơi bản mường

    Điểm tựa nơi bản mường

    Xã hội -
    Gương mẫu trong cộng đồng dân cư, giúp đỡ bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, đảm bảo an ninh trật tự... là những việc làm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La. Là “điểm tựa” giữa nhân dân với Đảng, chính quyền và mặt trận tổ quốc các cấp.
  • 'Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc ở huyện biên giới

    Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc ở huyện biên giới

    Xã hội -
    Là huyện biên giới của tỉnh, huyện Sốp Cộp có 8 xã, 101 bản và 2 điểm dân cư, dân số gần 55.500 người, có 6 dân tộc sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 96,8%. Những năm qua, huyện đã triển khai đồng bộ, hiệu quả chính sách dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con.
  • 'Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh

    Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh

    An ninh trật tự -
    Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học được ngành Giáo dục và Đào tạo chú trọng. Nội dung, hình thức tuyên truyền được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.
  • 'Nhận diện thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động "ly khai", "tự trị"

    Nhận diện thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động "ly khai", "tự trị"

    Nhằm thực hiện mưu đồ chống phá Nhà nước Việt Nam, thời gian qua, các thế lực thù địch, tổ chức phản động tăng cường các hoạt động tuyên truyền, kích động, vu cáo Ðảng, Nhà nước trên không gian mạng, với rất nhiều chiêu trò, thủ đoạn tinh vi.