Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tạo sức hút trong hoạt động đào tạo

Trong quá trình xây dựng và phát triển, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ luôn được Trường Đại học Tây Bắc xác định là nhiệm vụ quan trọng. Qua đó, Nhà trường đã đạt nhiều thành tựu nổi bật, nhiều công trình nghiên cứu, sản phẩm khoa học có tính ứng dụng thực tiễn cao được triển khai, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững kinh tế, xã hội của tỉnh Sơn La nói riêng và các tỉnh Tây Bắc nói chung.

 

Cán bộ, nhân viên Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển

sản phẩm khoa học công nghệ thu hoạch và phân loại đông trùng hạ thảo.

                 

Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Anh, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Dịch vụ Kinh tế (Trường Đại học Tây Bắc) cho biết: Với quan điểm sản phẩm nghiên cứu khoa học là sức hút cho hoạt động đào tạo, hợp tác quốc tế nên Phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế đã tham mưu cho Ban Giám hiệu chỉ đạo các khoa, ban, bộ môn lập kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo quy định. Trong đó, chú trọng việc đổi mới công tác quản lý hoạt động khoa học công nghệ. Quy trình đăng ký, xét duyệt, tuyển chọn, phê duyệt, giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện cho đến nghiệm thu, đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ được thực hiện công khai, minh bạch. Qua đó, hoạt động khoa học công nghệ của Nhà trường đã có những bước phát triển mạnh cả về lượng và chất. 5 năm qua, cán bộ, giảng viên của Trường đã thực hiện được 1 đề tài cấp Nhà nước; 1 chương trình khoa học công nghệ, 45 đề tài, 3 dự án cấp Bộ; 14 đề tài cấp tỉnh. Các đề tài, dự án phần lớn được đánh giá đạt kết quả tốt, có tính ứng dụng cao. Bên cạnh đó, Trường đã phê duyệt 414 đề tài nghiên cứu khoa học, với hơn 1.000 sinh viên tham gia. Trong giai đoạn này, Trường đã đạt được những thành tích nổi bật, với 3 giải Nhất, 1 giải Nhì và 2 giải Ba và 2 giải khuyến khích của Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” cấp Bộ. Đặc biệt, đội ngũ nghiên cứu khoa học của Trường đã công bố 46 bài báo quốc tế ISI và bài báo quốc tế Scopus (tăng 74%), 749 bài báo đăng các tạp chí chuyên ngành trong nước (tăng 70%), nhiều quy trình kỹ thuật, mô hình ứng dụng được áp dụng vào thực tiễn. Trong giai đoạn 2015-2019, đội ngũ giảng viên đã đạt được các giải thưởng khoa học công nghệ, như: Giải thưởng Lương Định Của, Phạm Nhật Duật, VIFOTECH, Quả Cầu vàng, Nhà khoa học của Nhà nông... Cùng với việc triển khai các đề tài, dự án khoa học và chuyển giao công nghệ các cấp, Nhà trường chỉ đạo các trung tâm nghiên cứu tập trung hoàn thiện các sản phẩm công nghệ sinh học, lĩnh vực nông - lâm nghiệp, đây là thế mạnh và cũng là lợi thế trong phát triển kinh tế của tỉnh Sơn La cũng như các tỉnh vùng Tây Bắc. Qua đó, tạo ra các sản phẩm có tính ứng dụng vào thực tiễn cao phục vụ đời sống, như: Đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, trà sấy lạnh, trà lên men, xoài sấy, mít sấy...

                 

Bên cạnh đó, các hoạt động khởi nghiệp của sinh viên Nhà trường bước đầu gặt hái được kết quả khả quan với nhiều ý tưởng khởi nghiệp được triển khai. Từ năm 2015 đến nay, Nhà trường thường xuyên phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức nhiều diễn đàn khởi nghiệp và các cuộc thi “Khởi nghiệp dành cho thanh niên”, “Khởi nghiệp sáng tạo dựa trên ứng dụng công nghệ và tài nguyên tri thức bản địa” và nhiều khóa đào tạo, tập huấn về “Tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp”, “Kiến thức khởi nghiệp cho nữ sinh viên” thu hút sự tham gia tích cực của đông đảo đoàn viên, sinh viên. Nhiều ý tưởng nghiên cứu đã nhận được sự hỗ trợ kinh phí để được triển khai vào thực tiễn, tiêu biểu như ý tưởng: Mô hình du lịch sinh thái và nuôi trồng thủy sản tại huyện Quỳnh Nhai của cựu sinh viên Là Văn Phong, K52 Cao đẳng quản trị kinh doanh; phát triển HTX nông nghiệp xanh AMO của cựu sinh viên Giàng A Dạy, K52 Đại học quản trị kinh doanh; mô hình khởi nghiệp chăn nuôi dế và chế biến sản phẩm từ dế của cựu sinh viên La Văn Quý, K54 Đại học giáo dục chính trị, cơ sở nuôi trồng nấm ăn của sinh viên Vi Văn Bình, K47 Nông học... Thông qua các cuộc thi, diễn đàn về khởi nghiệp đã cung cấp kiến thức, kỹ năng; kết nối, hỗ trợ các điều kiện ban đầu để sinh viên khởi nghiệp, lập nghiệp, tạo cơ hội cho sinh viên được gặp gỡ, giao lưu với các chuyên gia, hình thành những ý tưởng khởi nghiệp gắn bó với chính ngành học của mình. Qua đó, giúp các bạn được rèn luyện thực tế, sớm định hướng nghề nghiệp cho bản thân sau khi ra trường.

                 

Những sản phẩm khoa học công nghệ của Trường Đại học Tây Bắc đã cung ứng cho thị trường những giá trị đích thực cả về khoa học và thực tiễn, góp phần tăng sức hút cho hoạt động đào tạo, hợp tác quốc tế, tạo nên thương hiệu, uy tín của Nhà trường với xã hội.

Mạnh Hùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và nội địa

    Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và nội địa

    Xã hội -
    Công tác đấu tranh chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và địa bàn nội địa ở tỉnh ta luôn được Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh, các ngành thành viên, các địa phương chú trọng triển khai tích cực, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sản xuất, phục vụ tốt sản xuất và đời sống nhân dân.
  • 'Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Đảng bộ huyện Thuận Châu đã chỉ đạo cụ thể hóa, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp, lực lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập.
  • 'Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xã hội -
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, những năm qua, đời sống, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày một phát triển; cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ, hiệu quả; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ cơ sở được chú trọng; việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm... Niềm tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước không ngừng được củng cố, tăng cường; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng ngày càng vững chắc.
  • 'Điểm tựa nơi bản mường

    Điểm tựa nơi bản mường

    Xã hội -
    Gương mẫu trong cộng đồng dân cư, giúp đỡ bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, đảm bảo an ninh trật tự... là những việc làm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La. Là “điểm tựa” giữa nhân dân với Đảng, chính quyền và mặt trận tổ quốc các cấp.
  • 'Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc ở huyện biên giới

    Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc ở huyện biên giới

    Xã hội -
    Là huyện biên giới của tỉnh, huyện Sốp Cộp có 8 xã, 101 bản và 2 điểm dân cư, dân số gần 55.500 người, có 6 dân tộc sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 96,8%. Những năm qua, huyện đã triển khai đồng bộ, hiệu quả chính sách dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con.