Bốn quốc gia thử nghiệm thanh toán xuyên biên giới bằng đồng tiền số

Ngân hàng trung ương các nước Australia, Singapore, Malaysia và Nam Phi ngày 2/9 cho biết sẽ tiến hành thử nghiệm thanh toán xuyên biên giới bằng đồng tiền kỹ thuật số do các ngân hàng trung ương phát hành (CBDC), nhằm đánh giá tính kinh tế và tiện lợi mà nó mang lại cho các hoạt động giao dịch.

Trụ sở Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS). (Ảnh: Reuters)

Nhiều chính phủ và ngân hàng trung ương trên thế giới đang nghiên cứu phương án sử dụng CBDC – hình thức số hóa các đồng tiền truyền thống, một trong số đó là Trung Quốc. Quốc gia này đang thử nghiệm các CBDC bán lẻ - được thiết kế để thay thế tiền mặt trong lưu thông, trong khi số quốc gia khác lại đang cân nhắc sử dụng các CBDC bán buôn nhằm cải thiện hoạt động nội bộ của các hệ thống tài chính của họ.

Hầu hết các dự án mới chỉ đang ở giai đoạn đầu và được triển khai chủ yếu ở trong nước, bởi việc thiết lập các quy tắc và khuôn khổ toàn cầu quy định cách thức mà các CBDC có thể được sử dụng trên phạm vi quốc tế là một vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật, và còn có thể liên quan đến cả chính trị nữa.

Theo thông cáo được bốn ngân hàng trung ương cùng Trung tâm Đổi mới của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đưa ra, dự án mới nhất này nhằm mục đích phát triển các nền tảng chung cho các giao dịch xuyên biên giới đa CBDC (mCBDC).

Cụ thể, các nền tảng này sẽ cho phép các tổ chức tài chính giao dịch trực tiếp với nhau thông qua các CBDC. Điều này được cho là có thể giúp loại bỏ nhu cầu trung gian và giảm thời gian và chi phí giao dịch.

“Nền tảng kết nối đa CBDC có tiềm năng đi tắt đón đầu các thỏa thuận thanh toán di sản thừa kế và đặt nền móng cho một nền tảng thanh toán quốc tế hiệu quả hơn,” ông Fraziali Ismail, trợ lý Thống đốc Ngân hàng Trung ương Malaysia (BNM) cho hay.

Ngoài dự án trên, một dự án khác do BIS khởi xướng nhằm nghiên cứu việc sử dụng CBDC cho các thanh toán xuyên biên giới cũng đang được tiến hành với sự tham gia của ngân hàng trung ương bốn quốc gia và vùng lãnh thổ Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Thái Lan và Các tiểu Vương quốc A-rập thống nhất.

Theo Báo Nhân Dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khơi dậy phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài

    Khơi dậy phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài

    Khoa Giáo -
    Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị, Hội Khuyến học huyện Thuận Châu đã có nhiều cách làm sáng tạo, khơi dậy phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.
  • 'Mộc Châu phát huy vai trò y tế tuyến cơ sở

    Mộc Châu phát huy vai trò y tế tuyến cơ sở

    Sức khỏe -
    Tạo điều kiện cho nhân dân được tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng ngay tại cơ sở, huyện Mộc Châu đã tập trung đầu tư, nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị và nguồn nhân lực phục vụ công tác khám, chữa bệnh tại các trạm y tế.
  • 'Giữ cuộc sống bình yên cho nhân dân

    Giữ cuộc sống bình yên cho nhân dân

    An ninh trật tự -
    Thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại cơ sở, Công an xã Mường Bon, huyện Mai Sơn luôn chủ động, nắm chắc tình hình địa bàn, làm tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.
  • 'Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm chính thức Chile và Cộng hòa Peru

    Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm chính thức Chile và Cộng hòa Peru

    Đối ngoại -
    Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Chile từ̀ ngày 09 đến ngày 12/11/2024; thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru từ ngày 12 đến ngày 16/11/2024.
  • 'Giảm "dấu chân carbon" trong hoạt động du lịch

    Giảm "dấu chân carbon" trong hoạt động du lịch

    Du lịch -
    "Dấu chân carbon" (carbon footprint) trong du lịch là tổng lượng khí nhà kính, chủ yếu là CO2 được thải ra trong quá trình thực hiện một chuyến đi. Việc này bao gồm mọi hoạt động: Di chuyển tới điểm đến, ăn uống, lưu trú giải trí... Vì thế, du lịch tuy được gọi là ngành công nghiệp xanh, công nghiệp không khói nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ phát thải khá lớn. Thậm chí, ngành công nghiệp không khói còn được dự báo có thể sinh ra 6,5 tỷ tấn khí thải carbon vào năm 2025 và chiếm khoảng 13% lượng khí thải nhà kính; trong đó, hàng không chính là nguồn phát thải lớn nhất với 25% tổng lượng khí thải CO2 của ngành du lịch.
  • 'Bắc Yên sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị

    Bắc Yên sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị

    Huyện Bắc Yên -
    Ngày 6/11, Huyện ủy Bắc Yên đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ ngày 11/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, giai đoạn 2021-2025.