Gia đình ông Lò Văn Sô, bản Tạ Búng, xã Tạ Bú, huyện Mường La, là một trong những hộ tiên phong phát triển mô hình kinh tế tổng hợp. Từ trồng cây ăn quả, chăn nuôi, sau trừ chi phí, thu nhập 300 triệu đồng/năm.
Nhắc đến chị Trần Thị Hồng Thanh, ở tiểu khu 14, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, ai cũng biết, bởi chị đã vượt qua mọi khó khăn để học tập, lao động và tích cực tham gia hoạt động từ thiện. Năm 2013, chị Thanh được vinh danh Hoa hậu thân thiện tại cuộc thi “Vẻ đẹp vầng trăng khuyết” do Hội Thanh niên khuyết tật Hà Nội phối hợp với một số tổ chức phi chính phủ tổ chức tại Hà Nội.
Với vai trò thủ lĩnh Đoàn, anh Lèo Văn Bình, Bí thư Đoàn xã Mường Trai, huyện Mường La, đã có nhiều đóng góp, thúc đẩy phong trào đoàn và phong trào thanh, thiếu niên trên địa bàn xã hoạt động hiệu quả.
Năng động trong phát triển kinh tế gia đình, với mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp, mỗi năm gia đình anh Lò Văn Phát, bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La có thu nhập gần 400 triệu đồng.
Anh Quàng Hiến, bản Nà Nong, xã Chiềng Lao, huyện Mường La, là một trong những hộ đi tiên phong phát triển chăn nuôi lợn theo hướng hàng hóa với số lượng lớn, có thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm.
Gia đình ông Lò Văn Tiện, bản Pặt, xã Mường Chùm, huyện Mường La, là hộ năng động trong phát triển kinh tế, từ trồng cây ăn quả, bí đao, ngô, chăn nuôi gia súc mỗi năm có thu nhập 300 triệu đồng.
Thực hiện phong trào thanh niên lập nghiệp, anh Quàng Văn Tuân, sinh năm 1997, Phó Bí thư chi đoàn bản Nong Lọ, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La đã năng động, sáng tạo tìm hướng đi để phát triển kinh tế, thành công với mô hình chăn nuôi lợn và bò 3B đem lại thu nhập cao cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nắm bắt nhu cầu thị trường, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, ông Quàng Minh Văn, bản Hôm, xã Chiềng Cọ, Thành phố đã đầu tư nuôi lợn thương phẩm có thu nhập bình quân trên 500 triệu đồng/năm.
Không chỉ ở bản Tiên Hưng, mà rất nhiều người dân xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu biết đến ông Nguyễn Văn Điệt, bởi sự năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế gia đình, thu nhập mỗi năm đạt gần 500 triệu đồng.
Nhắc đến Cựu chiến binh Lại Thanh Phương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Hưng Bình tại tiểu khu 68, thị trấn Nông trường Mộc Châu, được nhiều người trong huyện biết đến, bởi ông không những làm kinh tế giỏi mà còn luôn quan tâm đến các hoạt động của hội và công tác an sinh xã hội ở địa phương.
22 năm gắn bó, nhiệt tình với công việc cộng tác viên dân số ở vùng cao, ông Lường Văn Chanh, bản Pá Có, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã được bà con trong bản quý mến gọi là “Ông Chanh dân số”.
Đến Trường THCS Nguyễn Trãi, thành phố Sơn La, chúng tôi ấn tượng với khi nhìn vào bảng thành tích mà nhà trường và các em học sinh đã đạt được. Trong số những gương mặt học sinh tiêu biểu, không thể không nhắc đến cậu học trò dân tộc Mông - Giàng Nguyễn Khánh Sơn, học sinh lớp 7A5 với thành tích đáng nể khi chỉ trong một năm học, Sơn đã dự thi và giành tới 22 huy chương, trong đó 10 Huy chương Vàng, 9 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng tại các cuộc thi Ngôn ngữ quốc tế Willkommen 2022, thi Olympic Toán, Tiếng Anh và Nghệ thuật trực tuyến FISO 2022…
Nhiệt tình, trách nhiệm với công việc; là tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế gia đình; được nhân dân tin tưởng quý mến. đó là anh Nguyễn Đình Phong. Tiểu khu trưởng tiểu khu Bản Ôn, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu.
Phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu của đảng viên trẻ, những năm qua, chị Quàng Thị Ưởng, bản Chẹn, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, luôn năng động đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế ở địa phương và hoạt động của Chi hội phụ nữ.
“Tận tâm trong công tác hoạt động chuyên môn, hết lòng vì người bệnh. Được đồng nghiệp kính trọng, tin yêu”. Đó là nhận xét của các đồng nghiệp dành cho bác sỹ Mè Thị Duyên, Trạm Trưởng Trạm y tế xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai.
Chúng tôi đến bản Nghĩa Hưng, xã Mường Cơi, huyện Phù Yên, gặp ông Nguyễn Duy Khanh, một trong những người người tiên phong trong chăn nuôi lợn, trồng cây ăn quả theo hướng hữu cơ và kinh doanh. Mô hình kinh tế đem lại thu nhập hơn 2 tỷ đồng/năm. Ông được bà con trong vùng gọi là “tỷ phú" dưới chân đèo Lũng Lô.
Thực hiện lời dạy của Bác “Thương binh tàn nhưng không phế”, thương binh hạng 3/4 Đèo Văn Hải, ở xã Mường Bú, huyện Mường La đã vượt lên thương tật, trở thành tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế.
Với tư duy đổi mới, tinh thần xung kích của tuổi trẻ, anh Sồng A Tháy, bản Trông Dê, xã Hua Nhàn, huyện Bắc Yên đã nỗ lực khởi nghiệp, lập nghiệp, vươn lên làm giàu ngay tại quê hương bằng mô hình nuôi gà đen bản địa, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Dám nghĩ, dám làm, anh Lường Văn Phong ở bản Híp, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, đã thành công với mô hình nuôi dê sinh sản theo hướng hàng hóa và truyền cảm hứng khởi nghiệp cho thanh niên địa phương.
Từ trồng thảo quả, táo sơn tra, phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia đình anh Mùa A Tếnh, bản Tảo Ván, xã Chiềng Công, huyện Mường La có thu nhập trên 350 triệu đồng/năm. Mô hình trồng trọt, chăn nuôi của gia đình anh đã và đang được nhiều hộ dân trong bản, trong xã học tập làm theo.