Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm anh Lù Văn Niên, ở bản Cang Phiêng, xã Pi Toong, huyện Mường La đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi tuần hoàn, theo hướng hàng hóa, vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Năm 2008, để phục vụ xây dựng công trình thủy điện Sơn La, gia đình anh Niên cùng các hộ trong bản Nà Hựa, xã Mường Trai, huyện Mường La đã chuyển đến tái định cư tại bản Cang Phiêng, xã Pi Toong. Thời gian đầu, gia đình duy trì chăn nuôi 4-5 con trâu bò, kết hợp trồng ngô, sắn, nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2017, được vay 50 triệu đồng vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, anh đầu tư làm chuồng trại nuôi trâu, bò và trồng cỏ voi. Bên cạnh đó, anh đã tìm hiểu và mua giống gà chọi về lai với giống gà bản địa có sức đề kháng tốt hơn, sinh trưởng phát triển nhanh. Hiện nay, gia đình có 16 con trâu, bò và hàng trăm con gà lai, mỗi năm thu nhập khoảng 150 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí.
Nhận thấy chất thải từ chăn nuôi nếu không tận dụng thì rất lãng phí và còn gây ô nhiễm môi trường, năm 2019, anh đã nghiên cứu và tận dụng phế phẩm chăn nuôi để nuôi trùn quế. Ban đầu anh mua 50 kg trùn sinh khối và làm bể để nuôi; đến nay, trùn sinh trưởng phát triển tốt, cho thu hoạch gần chục tấn phân trùn hữu cơ.
Giới thiệu bể nuôi trùn quế, anh Niên kể: Trùn quế rất dễ nuôi, đặc tính sống trong môi trường ẩm thấp, nên tận dụng phân trâu, bò rất hiệu quả, đặc biệt là còn khử mùi hôi của phế phẩm chăn nuôi. Phân trùn thì bón cho cây trồng, còn trùn thì làm thức ăn cho gà hoặc sấy khô làm bột để cho trâu, bò ăn. Với mô hình này, 100% phế phẩm chăn nuôi của gia đình được tận dụng không gây ô nhiễm môi trường.
Vừa qua, anh Niên còn đầu tư máy ép cám để trộn bột ngô, cám gạo với trùn quế làm cám viên cho trâu, bò, đây là nguồn thức ăn rất giàu chất dinh dưỡng và dự trữ được lâu hơn. Thời gian tới, anh tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi trâu bò và diện tích nuôi trùn quế, vừa phục vụ chăn nuôi của gia đình vừa cung cấp phân trùn cho thị trường, nâng cao thu nhập cho gia đình.
Phương pháp chăn nuôi tuần hoàn của anh Niên đã đem lại hiệu quả và lan tỏa rộng đến người dân, thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên ở xã đến học tập kinh nghiệm. Với mong muốn nhân dân thay đổi tập quán chăn nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật, anh Niên đã hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm của mình cho bà con để nâng cao hiệu quả phát triển kinh t.
Bạn còn 500/500 ký tự
Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!