Ngày 8/9, tại tỉnh Xiêng Khoảng (nước Cộng hòa DCND Lào), Bộ CHQS tỉnh Sơn La và Bộ CHQS tỉnh Xiêng Khoảng đã tổ chức Hội đàm theo quy chế kết nghĩa năm 2019.
Trả lời phỏng vấn báo chí nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Lào (5/9/1962-5/9/2022), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cho rằng, mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào-Việt Nam được nhiều thế hệ lãnh đạo, nhân dân hai nước dày công vun đắp và phát triển. Hai nước tiếp tục cùng nhau gìn giữ và phát huy để mối quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam không ngừng đơm hoa kết trái, mãi xanh tươi, trường tồn.
Quan hệ Việt Nam - Lào là mối quan hệ nhân hòa, nảy sinh từ đời sống thích ứng với tự nhiên và dựng xây xã hội của biết bao thế hệ cộng đồng dân cư hai nước có nhiều lợi ích tương đồng, cao hơn hết là vận mệnh hai dân tộc gắn bó với nhau rất khăng khít và được phát triển thành quan hệ đặc biệt chưa từng có trong lịch sử quan hệ quốc tế.
Mặc dù là Thuận Châu không có đường biên giới với nước bạn Lào, song mối quan hệ giữa hai huyện Thuận Châu (Sơn La) - Hua Mường, tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào) nhiều năm qua luôn được vun đắp bằng những việc làm cụ thể, ý nghĩa trên nhiều lĩnh vực, góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam-Lào.
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Giúp nhân dân nước bạn tức là tự mình giúp mình”, nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam tại Lào của tỉnh Sơn La đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh, sát cánh cùng các lực lượng cách mạng Lào chiến đấu, chống đế quốc Mỹ xâm lược. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về năm tháng sống và chiến đấu trên đất nước Triệu voi của những cựu chiến binh Quân tình nguyện Việt Nam của tỉnh Sơn La vẫn luôn là khoảng thời gian đáng nhớ, thắm đượm tình hữu nghị, đoàn kết.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã chuyển lời thăm hỏi của Lãnh đạo Cấp cao của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam tới Lãnh đạo Cấp cao của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Cu-ba, bày tỏ vui mừng trước sự phát triển sinh động và thực chất của mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cu-ba trong thời gian qua bất chấp tác động bởi đại dịch COVID-19.
Trưa 29/8, tiếp ông Alok Sharma, Bộ trưởng Chính phủ Anh, Chủ tịch Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu một số nội dung liên quan chuyển đổi năng lượng và nhấn mạnh, Việt Nam mong muốn lắng nghe kinh nghiệm các nước phát triển đối với lĩnh vực này, kinh nghiệm trong tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức trong quá trình chuyển đổi năng lượng.
Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Ngành ngoại giao, đồng chí Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao đã có bài viết “Phát huy bản sắc văn hóa ngành Ngoại giao trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, góp phần thực hiện thành công đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII”.
Khẳng định Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Tập đoàn Panko và các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục xem xét mở rộng đầu tư tại Việt Nam theo hướng tăng cường áp dụng công nghệ cao, công nghệ xanh, sạch, hiện đại, thân thiện với môi trường.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký ban hành Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đếnnăm 2030.
Chiều 10/8, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Kuwait Yousef Ashour Al-sabbagh và Đại sứ Israel Yaron Mayer tới trình Quốc thư được bổ nhiệm làm Đại sứ tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp Đại tướng Hun Manet, Phó tổng Tư lệnh kiêm Tư lệnh Lục quân Quân đội Hoàng gia Campuchia, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghị: Hai bên tăng cường trao đổi thông tin, giữ vững an ninh, trật tự khu vực biên giới...
Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập, khởi đầu cho tiến trình liên kết sâu rộng vì hòa bình, ổn định và phát triển ở Đông Nam Á và khu vực.
Chiều 1/8, tại Phnom Penh, Vương quốc Campuchia, Đoàn đại biểu Hội Hữu nghị Việt Nam-Campuchia do đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam-Campuchia dẫn đầu đã gặp song phương với Đoàn đại biểu Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam do Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quan hệ với Quốc hội, Thượng viện và Thanh tra, Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam Men Sam An làm Trưởng đoàn.
Đồng chí Trương Thị Mai khẳng định nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, trong đó hết sức coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản.
Hôm nay, hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam và Lào long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào. Đây là sự kiện quan trọng, là hoạt động trọng tâm trong Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào 2022, đánh dấu mốc son sáng ngời trên chặng đường phát triển của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại thời gian qua tiếp tục gia tăng bất chấp đại dịch, theo đó kim ngạch thương mại song phương tăng từ 875 triệu USD năm 2011 lên 4,5 tỷ USD năm 2021. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Argentina ở châu Á và là đối tác chủ chốt trong hợp tác Nam-Nam, trong khi Argentina là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh.
Bám sát chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ và vận dụng phù hợp với thực tiễn địa phương, hoạt động đối ngoại của tỉnh Sơn La tiếp tục được triển khai theo hướng thống nhất, linh hoạt, toàn diện, đề ra nhiều chủ trương, giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả của công tác và các hoạt động đối ngoại. Qua đó, đã thu được nhiều kết quả nổi bật, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển.
Khẳng định chính phủ Việt Nam luôn coi trọng các dự án đầu tư của doanh nghiệp Thái Lan sang Việt Nam nói chung và nhất là trong lĩnh vực phát triển năng lượng sạch, Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phan Chí Thành mong muốn Việt Nam và Thái Lan tiếp tục thúc đẩy các chương trình hợp tác, trao đổi đoàn các cấp với mục tiêu nâng cao hiệu quả hợp tác năng lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của cả hai nước.