Diễn đàn cử tri

Đề nghị ban hành chế độ đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đối với phó công an xã như đối với phó ban chỉ huy quân sự xã; Cần có hướng dẫn các phòng khám đa khoa khu vực trên địa bàn tỉnh về việc triển khai khám chữa bệnh nội trú

Cử tri kiến nghị: Ban hành chế độ đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đối với phó công an xã như đối với phó ban chỉ huy quân sự xã.

UBND tỉnh trả lời:

* Về đối tượng tham gia

Các chức danh: Chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự; phó trưởng công an xã là người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn.

* Về đóng BHXH

- Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2016 thì người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

-  Mức đóng 22% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất, trong đó người sử dụng lao động đóng bằng 14% và người lao động đóng 8%.

+ Chức danh chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự cá nhân không phải đóng do được ngân sách tỉnh hỗ trợ;

+ Chức danh phó trưởng công an xã cá nhân đóng bằng 8% mức lương cơ sở.

Đối với chức danh chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự:

- Tại khoản 4, Điều 1, Nghị quyết số 71/NQ-HĐND ngày 03/4/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về số lượng, chức danh, mức phụ cấp và hỗ trợ đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh thì chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự được hỗ trợ 100% kinh phí đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng tháng với mức thấp nhất.

- Tại khoản 5, Điều 1, Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 15/3/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về số lượng, chức danh, mức phụ cấp và hỗ trợ đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh thì chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự được hỗ trợ 100% kinh phí đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hằng tháng.

Đối với chức danh phó trưởng công an xã:

- Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2016 thì người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn là đối tượng tham gia BHXH Bắt buộc, song đối với chức danh phó trưởng công an xã được tính thời gian tham gia BHXH theo Công văn số 17/HT ngày 04/01/1978 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Về đóng BHYT: Theo quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều 12 Luật số 46/2014/QH13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế thì người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn thuộc nhóm đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng.

- Mức đóng  bằng 4,5% mức lương cơ sở, trong đó người sử dụng lao động đóng bằng 2/3 và người lao động đóng 1/3.

- Cả 2 chức danh: Chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự, phó trưởng công an xã cá nhân đóng BHYT hàng tháng bằng 1,5% mức lương cơ sở,  được cấp mã thẻ BHYT: XK, mã quyền lợi: 4, được quỹ BHYT thanh toán 80% chi phí khám chữa bệnh.

Trường hợp cán bộ không chuyên trách cấp xã đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì đóng BHYT theo thứ tự như sau: Do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách nhà nước đóng, do đối tượng và ủy ban nhân dân cấp xã đóng.

Hiện tại UBND tỉnh đang chỉ đạo các sở, ngành nghiên cứu, tham mưu ban hành chính sách này và sẽ có báo cáo chi tiết gửi cử tri.

Cử tri kiến nghị: Hướng dẫn các phòng khám đa khoa khu vực trên địa bàn tỉnh về việc triển khai khám chữa bệnh nội trú và việc thanh toán BHYT đối với bệnh nhân điều trị nội trú tại các bệnh viện đa khoa khu vực.

UBND tỉnh trả lời: Thông tư số 15-TT/BYT ngày 17/5/1977 của Bộ Y tế hướng dẫn tổ chức phòng khám bệnh đa khoa khu vực theo Nghị quyết số 15- CP của Hội đồng Chính phủ có quy định các nhiệm vụ của phòng khám đa khoa khu vực gồm có:

(1) Công tác cấp cứu, khám và chữa bệnh ngoại trú.

(2) Công tác phòng bệnh, phòng chống dịch, phòng chống các bệnh xã hội, tuyên truyền vệ sinh, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.

(3) Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ

Ngày 09/01/2017, tại Công văn số 76/BHXH-CSYT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Trị trả lời về nội dung thanh toán tiền giường bệnh điều trị nội trú tại phòng khám đa khoa khu vực có hướng dẫn: theo quy định tại Thông tư số 15-TT/BYT ngày 17/5/1977 của Bộ Y tế hướng dẫn tổ chức phòng khám đa khoa khu vực theo Nghị quyết số 15- CP của Hội đồng Chính phủ, phòng khám đa khoa khu vực không có chức năng điều trị nội trú, do đó Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã không nhất trí thanh toán tiền giường ngày điều trị nội trú cho phòng khám đa khoa khu vực.

Sở Y tế các tỉnh, thành phố đã có nhiều văn bản gửi Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị tháo gỡ nội dung này. Ngày 12/7/2017, tại Thông báo kết luận của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Minh về các giải pháp thực hiện việc tạm ứng, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, kết luận tại mục 4. Đối với chi phí ngày giường điều trị nội trú tại phòng khám đa khoa khu vực, phân hạng của bệnh viện tư nhân: Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam rà soát, thống nhất tiêu trí đối với các phòng khám được điều trị nội trú theo hướng: Chỉ thực hiện đối với các phòng khám đa khoa khu vực thuộc các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các phòng khám đa khoa khu vực thuộc các khu vực khác chỉ kê giường lưu như đối với các trạm y tế xã. Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ thống nhất hướng dẫn chi tiết nội dung này. Khi Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam có hướng dẫn chi tiết, Sở Y tế sẽ chỉ đạo các đơn vị thực hiện

Huy Ngoan (TH)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.