Doanh nghiệp dệt may tìm cách thích ứng với khó khăn

Các doanh nghiệp dệt may đang dần “ngấm đòn” khi khó khăn bủa vây. Tăng trưởng kinh tế thế giới sụt giảm đã dẫn đến các thị trường đưa ra hàng loạt chính sách thắt chặt tiền tệ, ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa và hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất.

Doanh nghiệp dệt may gặp khó khăn về đơn hàng.
Doanh nghiệp dệt may gặp khó khăn về đơn hàng.

Khó khăn bủa vây, doanh nghiệp không còn lợi nhuận

Liên tục từ cuối năm ngoái đến nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất dệt may gặp khó khăn, từ thiếu nguyên liệu, lãi suất tăng đến thiếu lao động cho sản xuất. Đặc biệt, nhu cầu tiêu dùng giảm dẫn tới không có đơn hàng cho doanh nghiệp.

Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Công ty TNHH May mặc Dony chia sẻ: “Đây là lý do mà doanh nghiệp đang nỗ lực để có thể duy trì sản xuất, có việc làm, duy trì thu nhập cho người lao động chứ không tính đến lợi nhuận”.

Theo tính toán sơ bộ từ Hiệp hội Dệt May Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 8,701 tỷ USD, giảm 18,63% so với cùng kỳ năm 2022.

Chịu tác động từ hàng loạt những khó khăn do tình hình dịch bệnh, lạm phát tại các thị trường truyền thống, đồng tiền mất giá, sức mua toàn cầu giảm, những tháng đầu năm, đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may giảm mạnh. Theo tính toán sơ bộ từ Hiệp hội Dệt May Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 8,701 tỷ USD, giảm 18,63% so với cùng kỳ năm 2022.

Bên cạnh đó, tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may quý I/2023 đạt 5,087 tỷ USD, giảm 17,97% so với cùng kỳ 2022. Đây là con số rất đáng chú ý vì việc doanh nghiệp giảm nhập khẩu đồng nghĩa với việc sẽ không có hàng hoá xuất khẩu đi các thị trường nước ngoài trong thời gian tới.

Mỹ chiếm trên dưới 20% giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và đang được đánh giá là thị trường mà doanh nghiệp đang gặp khó khăn nhiều nhất.. Trong khi đó, các thị trường như khu vực Đông Nam Á, châu Á... gặp khó khăn ít hơn.

Đại diện nhiều doanh nghiệp ngành dệt thông tin, nhu cầu về các mặt hàng sợi có cải thiện nhưng không đáng kể dẫn đến lượng hàng tồn kho tại nhiều doanh nghiệp tăng cao, thậm chí lượng tồn lên đến 1 tháng sản xuất.

Đối với các doanh nghiệp ngành may, tình hình sản xuất cũng ảm đạm không kém, nhiều đơn hàng bị dừng hoặc nếu có cũng chỉ là các đơn hàng nhỏ lẻ, đơn giá thấp hơn từ 20%-50% so với năm 2022. Điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp may phải thay đổi cơ cấu sản phẩm, buộc phải làm các mặt hàng không chủ đạo để để có thể duy trì được hoạt động sản xuất.

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cho biết, khác với trước kia là ngay từ quý đầu năm, nhiều doanh nghiệp nói rằng tôi có đơn hàng đến tháng 6-9 sang năm rồi, bây giờ, câu chuyện thường lệ của thị trường là ai, có đơn hàng trước 2 tháng đã là giỏi.

Đối với Vinatex, ngay cả trong giai đoạn vừa qua mà nhiều doanh nghiệp bên ngoài khó khăn, thậm chí phải dừng lao động, đóng cửa nhà máy hay là cắt giảm hợp đồng thì hệ thống của Vinatex thì chưa phải thực hiện việc đó. Nhưng cũng rõ ràng là, so với việc có những tháng “đỉnh cao”, phải tăng ca khoảng 40 giờ một tháng thì những tháng vừa rồi, tỷ lệ doanh nghiệp không có tăng ca tăng dần.

Doanh nghiệp dệt may tìm cách thích ứng với khó khăn ảnh 1

Thị trường nội địa là mảng thị trường hấp dẫn cho doanh nghiệp dệt may hiện nay.

Tình hình có khởi sắc hơn trong quý II?

Về tình hình thời gian tới, Hiệp hội Dệt May Việt Nam nhận định, trong quý II, doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn do sức mua từ các thị trường lớn như Mỹ, EU giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp chưa có đơn hàng tháng 4. Dự kiến tới tháng 7 - 8/2023 thị trường mới ấm trở lại.

Theo các chuyên gia dự báo, những khó khăn của ngành dệt may sẽ tiếp tục kéo dài đến hết quý 2/2023. Do đó, để vượt qua thách thức, các doanh nghiệp phải cải tiến quy trình hoạt động, đầu tư công nghiệp, hướng đến phát triển bền vững đồng thời là giải pháp của nhiều doanh nghiệp để đáp ứng thị phần may mặc toàn cầu. Đồng thời, xúc tiến thương mại, hướng đến các thị trường ngách cũng được các doanh nghiệp Việt Nam khai thác tối đa và hiệu quả.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam, chia sẻ: “Hiện nay, Hiệp hội Dệt May Việt Nam luôn luôn khuyến cáo các doanh nghiệp phải đa dạng hóa các mặt hàng. Đồng thời, phải đầu tư thiết bị công nghệ tự động hóa chuyên dụng, đặc biệt là trong ngành may gắn với việc đào tạo nguồn lực vận hành các thiết bị máy móc đó làm sao hiệu quả nhất”.

Bên cạnh đa dạng hóa mặt hàng, đa dạng hóa thị trường cũng đang là hướng đi doanh nghiệp hướng tới.

Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 cho biết, May 10 đang tập trung vào định vị sản phẩm, thị trường và quản trị công nghệ cũng như mô hình sản xuất để có hướng đi phù hợp. Đồng thời, tái cấu trúc, chuyển đổi số, sử dụng năng lượng tái tạo, nguyên liệu xanh để đáp ứng tiêu chuẩn và phát triển.

“Song song với đó, May 10 hiện đang có 2 thị trường lớn là xuất khẩu và trong nước nên dịp này cũng là lúc để doanh nghiệp định vị lại thị trường trong nước bằng những sản phẩm phù hợp, có giá cả cạnh tranh. Tương tự với thị trường xuất khẩu, ngoài những thị trường truyền thống, những thị trường mới và tiềm năng như Nam Phi, châu Phi, Trung Đông, Trung Quốc… đều là những thị trường rất lớn sẽ được May 10 tập trung chinh phục thời gian tới”, ông Thân Đức Việt chia sẻ.

Cũng theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam, có một tín hiệu vui đối với thị trường dệt may vào cuối năm 2023 là gần đây, đối tác từ châu Âu, Đông Bắc Á, Đông Nam Á... đến tìm hiểu sản phẩm may mặc có xu hướng tăng nhanh so với các tháng trước, đặc biệt đối với phân khúc thời trang công sở. Do đó, kỳ vọng lượng xuất khẩu nửa cuối năm sẽ tăng so với đầu năm, đưa tổng giá trị xuất khẩu tăng so với năm 2022.

Năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước đạt hơn 44 tỷ USD. Mục tiêu năm nay là 45-46 tỷ USD, trường hợp thị trường chuyển biến tốt thì có thể lên 47-48 tỷ USD.

Theo Báo Nhân dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.
  • 'Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Kinh tế -
    Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, livestream bán hàng đã tạo nên một làn sóng mới trong thương mại điện tử, nhất là bán sản phẩm nông sản. Với tính tương tác cao, khả năng giới thiệu sản phẩm chi tiết và minh bạch, livestream đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
  • 'Học tập và làm theo Bác vì sự nghiệp “trồng người”

    Học tập và làm theo Bác vì sự nghiệp “trồng người”

    Gương sáng bản làng -
    Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây - Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, cô giáo Nguyễn Thị Minh Hiền, Trường PTDT Nội trú THCS - THPT Vân Hồ, huyện Vân Hồ luôn nỗ lực rèn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
  • 'Dân vận khéo, tạo đồng thuận về nhận thức, cách làm

    Dân vận khéo, tạo đồng thuận về nhận thức, cách làm

    Thấm nhuần lời dạy của Bác “Dân vận khéo việc gì cũng thành công”, Đảng bộ xã Tú Nang, huyện Yên Châu, đã vận động nhân dân đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, nỗ lực hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Nhiều mô hình “Dân vận khéo” được hình thành, phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh.
  • 'Phụ nữ Quỳnh Nhai năng động, sáng tạo

    Phụ nữ Quỳnh Nhai năng động, sáng tạo

    Xã hội -
    Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Quỳnh Nhai có 12 cơ sở hội, với trên 11.400 hội viên sinh hoạt tại 103 chi hội. Giúp chị em tự tin, năng động, các cấp hội thường xuyên tạo điều kiện để chị em phát huy khả năng sáng tạo, góp phần xây dựng tổ chức hội vững mạnh và tham gia phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Bác bỏ luận điệu sai trái “ở Việt Nam quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân”

    Bác bỏ luận điệu sai trái “ở Việt Nam quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân”

    Những luận điệu và thủ đoạn phản ánh sai lệch về quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay đều xuất phát từ những tổ chức, cá nhân chống cộng cực đoan, chống chủ nghĩa xã hội và cơ hội về chính trị. Động cơ và mục đích chính trị của họ cũng không ngoài mục đích phủ nhận thành quả của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong gần 80 năm qua.